Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
Gặp ông vào một ngày tháng Tư lịch sử, những ký ức của thời hoa lửa lại ùa về trong căn phòng ấm cúng của gia đình ông tại phố Nỷ, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn – TP Hà Nội.
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, mẹ mất sớm khi mới 5 tuổi, Đào Quang Đới được bà nội, bà ngoại nuôi ăn học. Từ cấp I đến cấp II, Đới luôn là học sinh giỏi và có ước mơ trở thành anh bộ đội.
![]() |
Đại tá, cựu chiến binh Đào Quang Đới (bên phải) giới thiệu về trận đánh ở A Bia mà ông tham gia. |
Khi mới 17 tuổi, đúng vào thời điểm cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, mặc dù chưa đủ tuổi nhưng Đới đã làm đơn tình nguyện đăng ký nghĩa vụ quân sự (NVQS). Nhận giấy báo khám tuyển, tâm trạng của Đới nửa mừng, nửa lo. Mừng vì đây là cơ hội tốt để trở thành người lính. Lo lắng là vì, vóc dáng nhỏ bé thế này, làm sao đủ cân, đủ lạng để trúng tuyển NVQS? Và anh đã nghĩ ngay ra cách quấn thêm đá vào người để tăng trọng lượng, nhưng không ổn vì làm như vậy dễ bị lộ. Rất may lúc đó Đới gặp người chú họ, tiện thể nhờ ông chú cân hộ được 51 kg, vượt 6 kg so với quy định (thời chống Mỹ, nam giới tối thiểu phải đạt 45 kg trở lên mới trúng tuyển NVQS).
Nhưng điều rắc rối lại xảy ra, sau vòng khám sơ tuyển, đến đơn vị nhận quân “mục sở thị” thì mọi chuyện bị vỡ lở. Khi bước lên bàn cân, tính cả bì, Đào Quang Đới cũng chỉ được 39 cân (hụt 12 cân so với lúc khám ban đầu) và bị đơn vị nhận quân loại ngay từ vòng đầu. Như đứa trẻ bị hẫng hụt, Đới chạy đến ôm chầm lấy đồng chí Nguyễn Văn Cận, chỉ huy đơn vị nhận quân, khóc lóc van xin cho được nhập ngũ đợt này và quả quyết với mọi người rằng: “Nếu không được nhập ngũ đợt này, đơn vị đi đâu, Đới sẽ nhất quyết theo tận cùng tới đó”. Đồng chí chỉ huy chần chừ do dự... nhưng thấy Đào Quang Đới có tinh thần hăng hái, cộng với niềm khát khao cháy bỏng, nên người đứng đầu đơn vị nhận quân không nỡ... và quyết định phát quân trang cho Đào Quang Đới, nhưng với yêu cầu phải giữ lại cậu chiến sĩ “nhí” này ở tiểu đoàn bộ để có thời gian "vỗ béo" (theo cách nói tếu táo của lính). Sau 2 tháng huấn luyện, bắn đạn thật, Đới đạt loại giỏi, được cấp trên thưởng 5 ngày phép về quê thăm gia đình trước khi vào Nam chiến đấu.
Tháng 5/1968, đơn vị của Đới rời đất Bắc vào tập kết tại Lao Bảo (Quảng Trị), anh được bổ sung, biên chế vào Đại đội 1, Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 8, Sư đoàn 324 - Quân khu Bình Trị Thiên (nay là Quân khu 4).
Dũng sĩ trên đồi “thịt băm”
Đồi A Bia, thuộc xã Hồng Bắc, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên - Huế). Cách đây hơn nửa thế kỷ đã diễn ra trận đánh lịch sử giữa Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, trực tiếp là Sư đoàn 324 với Quân đội Mỹ - trận đánh trên Đồi A Bia là trận ác liệt nhất, khủng khiếp nhất và kinh hoàng nhất đối với quân đội Mỹ, và chính người Mỹ đã phải thốt lên rằng: A Bia là “Đồi Thịt Băm” - (Hamberger Hill).
Trước khi đánh Đồi A Bia, Đào Quang Đới đã được tôi luyện qua thử thách, trực tiếp tham gia đánh chặn cuộc hành quân "Ma Ri Cay" của lực lượng hỗn hợp Mỹ - Nguỵ đổ bộ chiếm vùng núi Cô Ác, đánh ra vùng Tam Tanh, A Dơi sát biên giới Việt - Lào. Trận đầu do đại đội trưởng Hoàng Văn Quán chỉ huy, trực tiếp đi cùng mũi của Tiểu đội 1, tập kích cao điểm 325. Sau khi đã bố trí xong lực lượng, ém sát từng hầm thùng của địch, đại đội trưởng Quán lùi ra để bắn pháo hiệu - phát lệnh tấn công, thì bị một tên lính Mỹ phát hiện bắn một loạt AR15, đại đội trưởng Hoàng Văn Quán trúng đạn hy sinh. Ngay lập tức, Đào Quang Đới giương khẩu AK nhằm thẳng tên địch, xiết cò, tên Mỹ chết gục ngay tại chỗ. Tiếp đó, trận thứ hai, cùng đại đội 20 đặc công tập kích ban đêm vào "đồi không tên", tiêu diệt gọn 1 đại đội địch, góp phần cùng với Trung đoàn 3 và các lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Trị làm thất bại cuộc hành quân "Lam Sơn 271" của Mỹ - Nguỵ, tạo thế để quân và dân Trị Thiên tiếp tục triển khai tấn công tiêu diệt địch giành thắng lợi lớn trên chiến trường Trị Thiên - Huế. Cả hai trận đánh, Đào Quang Đới đều được tặng danh hiệu “Dũng sỹ diệt Mỹ” và Huân chương Chiến công hạng Ba. Chiến công đầu đã giúp Đào Quang Đới càng thêm vững vàng bản lĩnh chiến đấu.
Một thời gian sau, anh được điều về Tiểu đội 2, Trung đội 2, Đại đội 1, Tiểu đoàn 7, đúng vào thời điểm cuộc chiến ở đồi A Bia diễn ra vô cùng ác liệt. Là điểm cao nằm giữa vùng rừng núi trùng điệp gần biên giới Việt-Lào. Đồi A Bia có ba mỏm: 916, 903 và 900, tạo thành thế chân vạc.
Đại đội 2 được phân công tiêu diệt đại đội lính dù Mỹ mới đổ xuống 916. Đào Quang Đới được giao nhiệm vụ cùng 2 đồng chí Thạch và Trang đi trước trinh sát. Từ sáng sớm đến 10h trưa phát hiện được địch, Trung đội tổ chức thành 2 mũi tấn công. Trận chiến đấu diễn ra khoảng 15 - 20 phút, địch bám trụ trong công sự, gọi không quân và bộ binh chi viện: bom toạ độ, napalm, pháo, cối, trực thăng... liên tục bắn phá dữ dội vào đội hình, quân ta không thể tiến lên được.
Đến 5 giờ sáng hôm sau, ta tăng cường lực lượng thêm 2 trung đội cùng 3 khẩu đội cối 60mm. Cả đại đội xuất phát xung phong chiếm lĩnh điểm cao 916 và truy kích tiêu diệt quân địch tháo chạy.
Sau nhiều ngày giữa ta và địch giao tranh quyết liệt, Đại đội 1 đã tiêu diệt cơ bản gần hết đại đội Mỹ trên Cao điểm 916, một số tên còn lại chạy dạt xuống chân cao điểm liền bị chốt của Đại đội 5, Tiểu đoàn 8 tiêu diệt gọn. Hành lang cao điểm 916 với A Bia được khai thông. Đây cũng là trận cuối cùng đánh bại cuộc hành quân hỗn hợp của Mỹ lên A Bia. Đơn vị rút về Trạm 49 Đồi Thông. Sau trận chiến đấu, bình xét Đào Quang Đới tiếp tục được đề nghị tặng thưởng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ” lần thứ 3 và Huân chương Chiến công hạng Ba, được kết nạp Đảng vào ngày 29/9/1969 - Đào Quang Đới là đảng viên lớp Hồ Chí Minh đầu tiên sau ngày Bác mất (02/9/1969).
Năm 1970, Đào Quang Đới được điều về làm Trung đội trưởng Trung đội 1, Đại đội 3, Tiểu đoàn 7 thực hiện nhiệm vụ thọc sâu Sông Bồ, tạo bàn đạp để tiểu đoàn đánh động Kiền Kiền (880), động Ông Đội, động A La, tiếp đó là giải phóng Coóc Bai. Năm 1971, anh cùng đơn vị tham gia chiến dịch Đường 9 Nam Lào, đánh một số trận ở Bản Ngan, Điểm cao 405, 619, tiêu diệt Sở chỉ huy Lữ đoàn 147 Ngụy ở điểm cao 550. Đại đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Chiến công nối tiếp chiến công. Năm 1972, Đào Quang Đới được đề bạt làm Chính trị viên Đại đội 3, Tiểu đoàn 7, tham gia chiến đấu ở Đường 12, Động Tranh, Tây Thừa Thiên - Huế. Cùng Ban chỉ huy Đại đội tổ chức chiến đấu tập kích, tấn công địch ở Cù Mông, tiêu diệt 1 đại đội địch tại Điểm cao 559, 1 đại đội địch ở Đồi Củ Lạc, 1 đại đội địch ở Hạt Gạo Bắc và 1 đại đội địch ở Điểm cao 372. Đặc biệt quân địch tập trung hỏa lực đánh phá ác liệt vào Điểm cao 372 nhưng Đại đội 3 của Đào Quang Đới vẫn kiên cường bám trụ, đánh lui nhiều đợt tấn công của địch, giữ thế và tạo để Trung đoàn phát triển giải phóng Động Tranh và truy kích quân địch xuống tận Bình Điền, phía tây thành phố Huế, tiêu diệt thêm 1 đại đội địch ở Sơn Đào.
Năm 1973, Hiệp định Pari ký kết. Sau khi cùng đơn vị thực hiện nhiệm vụ chống địch lấn chiếm ở phía tây huyện Hương Trà, Thừa Thiên - Huế, Đào Quang Đới nhận được điện của cấp trên thông báo, bàn giao đơn vị để đi học. Nhưng để đảm bảo thắng lợi của trận đánh, Đào Quang Đới để xuất với cấp trên cho anh được ở lại chỉ huy chiến đấu nốt trận này, vì trong lúc Đại đội trưởng đang bị ốm, hơn nữa, anh lại là người trực tiếp đi trinh sát nên nắm rất chắc địa hình và tình hình địch. Tiểu đoàn đồng ý để Đào Quang Đới “đóng hai vai”, vừa là Chính trị viên, vừa là Đại đội trưởng trực tiếp tổ chức chỉ huy đơn vị chiến đấu giành thắng lợi giòn giã, sau đó Đào Quang Đới mới bàn giao đơn vị rồi lên đường ra Bắc đi học lớp đào tạo cán bộ trung cấp của Học viện Chính trị - Quân sự tại Trung đoàn 141, Sư đoàn 312.
Tháng 3/1974, sau khi tốt nghiệp ra trường, Đào Quang Đới tiếp tục trở lại miền Nam, được điều về Trung đoàn 3, tham gia giải phóng Thượng Đức. Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, năm 1977, Đào Quang Đới đi làm nhiệm Quốc tế sang giúp bạn Lào, chỉ huy Tiểu đoàn 7 trinh sát mở đường, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân phỉ ở Thăm Lếch, Pha Côi, Boom Lọng, Phu Biagiải, giải phóng một vùng rừng núi rộng lớn, được Đảng, Nhà nước và nhân dân cách mạng Lào tin yêu, mến phục.
Năm 1982 ông được điều động về làm Phó ban, sau đó Trưởng Ban Tuyên huấn, Trưởng Ban lịch sử, Phó Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 324, rồi đi học nâng cao chính trị, về công tác tại Uỷ ban kiểm tra Quân ủy Trung ương. Sau đó làm Bí thư Đảng ủy, Đoàn phó chính trị, Đoàn Kịch nói Tổng cục chính trị, quân đội nhân dân Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2006 tại phố Nỷ, huyện Sóc Sơn – TP Hà Nội.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân
Tin khác

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975
10:02 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”
09:58 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái
09:17 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Tràng An - Hành trình về miền di sản linh thiêng
09:22 | 21/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
10:11 | 18/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:37 Tin tức

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 Văn hóa - Xã hội

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 Làng nghề, nghệ nhân