Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”
“Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” lấy cảm hứng từ sự kiện có thật trong khoảng thời gian từ năm 1965-1968, khi Mỹ mở nhiều cuộc càn lớn vào Củ Chi và Tây Bắc Sài Gòn với mục đích tiêu diệt lực lượng chủ lực và các cơ quan đầu não, triệt phá kho hàng dọc sông Sài Gòn và bình định cấp tốc vùng đất này. Tại căn cứ Bình An Đông, một đội du kích 21 người được giao nhiệm vụ: Bảo vệ nhóm tình báo chiến lược để truyền đi tài liệu mật cũng như thâm nhập vào đường dây thông tin của quân đội Mỹ.
![]() |
Địa đạo Củ Chi ngày này đã được cải tạo nhiều để du khách đến tham quan, khám phá |
Với góc máy cận và thấp, địa đạo Củ Chi hiện lên chân thật với sự gồ ghề và tăm tối. Từ thời chống thực dân Pháp, nơi đây đã có đường hầm và làng hầm - nơi các cán bộ, bộ đội và cơ quan hoạt động. Đến sau phong trào Đồng Khởi (1960), nhân dân địa phương đều tham gia vào công cuộc đào địa đạo, từ già đến trẻ, không phân biệt nam nữ, ai cũng đào bất kể ngày đêm. Bằng những dụng cụ thô sơ, họ đào, khoét, xúc hàng chục vạn khối đất chuyển lên mặt đất. Từ khoảng 50km trong thời kháng Pháp, tổng chiều dài địa đạo Củ Chi đã lên đến hơn 200km, chằng chịt nhiều tầng bên dưới lòng đất khi thời kỳ kháng chiến chống Mỹ kết thúc.
Nhưng ở phim, chẳng ai nói với ai về cách mà hệ thống địa đạo này hình thành, chỉ có người xem ngầm hiểu nơi ánh sáng lập lòe và ngột ngạt đến khó chịu này lại là “mái nhà” của những người con vùng “đất thép”.
Trên mặt đất, người lính chiến đấu với tiếng súng vang rền, nơi xe tăng Mỹ càn quét và máy bay thả bom thiêu rụi từng mảng rừng. Bước xuống thế giới lòng sâu, họ lại khom lưng trườn bò chiến đấu với điều kiện sống khắc nghiệt. Với tầng sâu nhất cách mặt đất khoảng 8-10m, ánh sáng khó có thể len lỏi vào địa đạo, sinh hoạt chỉ chủ yếu nhờ vào luồng sáng từ đèn pin và đèn cầy. Không gian hầm chật hẹp, thiếu dưỡng khí nên thường xuyên xảy có người bị ngất. Vào mùa mưa, đường hầm ẩm ướt, trở thành môi trường cho các loại ký sinh trùng và dịch bệnh sinh sôi. Không một chi tiết nào có thể lãng mạn hóa khi đưa lên màn ảnh, chỉ có sự bền bỉ và lý tưởng cao cả của những anh hùng vượt lên trên nghịch cảnh là còn mãi nơi địa đạo tối tăm.
Những khung cảnh nghẹt thở dưới lòng đất đã khiến khán giả như được nhập cuộc, được sống lại trong không gian địa đạo Củ Chi, nơi mà những tấm gương cao cả của những người anh hùng như Phạm Văn Cội - xã đội trưởng Nhuận Đức, Nguyễn Thị Nê - Đội trưởng Đội nữ du kích Củ Chi, Tô Văn Đực, Nguyễn Văn Lịch, các thanh niên du kích và cả những chiến sĩ Bộ đội Cụ Hồ từ miền Bắc xa xôi xung phong tham gia chiến đấu.
Những tâm hồn khát khao hòa bình
Những cuộc chiến bảo vệ dân tộc vốn là đề tài không thể thiếu ở bất kỳ nền điện ảnh nào. Sự can trường, hùng dũng trong chiến tranh đã trở nên quen thuộc trong dòng phim thời chiến nhưng có lẽ, “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” khắc họa nhiều hơn tâm hồn của người chiến sĩ.
Nếu nhìn bề nổi thì thấy ngay đây là bộ phim lịch sử kể lại những bi kịch, khó khăn của những người con Củ Chi xuyên suốt năm tháng chống Mỹ, nhưng về cơ bản, có thể nói chất liệu phim là một chất liệu rất đời. Bên dưới bề nổi đó, phim có rất nhiều lớp lang bao gồm cả tinh thần lạc quan, tình đồng chí và tình yêu xuất hiện ngay cả khi con người cận kề cái chết. Chuyện tình lặng lẽ dưới lòng đất giữa anh lính xuất thân từ nông dân và nữ du kích “trong nóng ngoài lạnh” như thắp lên niềm hy vọng nhỏ bé. Họ khao khát hòa bình, họ cũng khao khát yêu và được yêu, rằng dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào thì sự sống và tình yêu vẫn nảy nở ngay ở nơi cái chết khốc liệt nhất.
![]() |
Poster phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối”nguồn kinh phí Khuyến công địa |
Nhiều cảnh trong phim mang tinh thần hồn nhiên và pha chút lãng mạn của những người lính du kích. Ngay phút trước có thể là cảnh “tìm và diệt” của quân Mỹ nhưng phút sau lại là cảnh tiểu đội bình yên lắng nghe bài ca vọng cổ “Tần Quỳnh khóc bạn” của soạn giả Viễn Châu. Cảnh mọi người nô nức tổ chức chiếu phim dưới lòng địa đạo. Cảnh cô lính nhận quà là một khẩu súng ngắn từ người mình ngóng trông. Hay cảnh các chiến sĩ bông đùa về chuyện tình cảm vừa chớm nở giữa bom đạn khói lửa…
Lạc quan là thế nhưng suy cho cùng, họ vẫn là những người trẻ đã đặt hạnh phúc cá nhân dưới hòa bình của đất nước, họ sẵn sàng chiến đấu, cống hiến cho quê hương không điều kiện. Họ có sợ hãi, họ cũng run rẩy, họ biết mình đang đặt cược cả mạng sống vào hai chữ hòa bình nên không có giọt nước mắt nào kịp rơi trước cái chết của đồng đội. Giữa địa ngục trần gian đó là hình ảnh những anh hùng gạt bỏ mất mát để bước tiếp vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Tính nhân văn của phim nằm ở chỗ, nó đem đến nhiều lát cắt của từng số phận, mỗi câu chuyện là một mảnh ghép dựng xây nên nhân vật chính là địa đạo. Người chỉ huy nóng nảy, cô em út ngờ nghệch, người chị cả vững vàng và rất nhiều nam nữ du kích khác, tất cả đều lấy hình tượng từ những người lính thật, bước từ đời thường lên màn ảnh.
Xem “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” để nhìn lại một thời kỳ đầy mất mát nhưng hào hùng, nhìn lại mảnh đất Củ Chi thân thương và lòng yêu quê hương vẫn tồn tại, phát huy đến trong thời bình. Xem, để cúi đầu bỗng muốn thốt lên lời cảm tạ thành kính nhất với biết bao thế hệ “chân trần chí thép” đã ngã xuống vì độc lập đất nước. Tất cả những cống hiến, hy sinh thầm lặng của lớp cha ông hòa thành bản hùng ca, đem về chiến thắng với tầm vóc vĩ đại ngày 30/4/1975, khắc ghi một mốc son chói lọi trên con đường dựng và giữ nước mấy ngàn năm của dân tộc.
Tin liên quan

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin mới hơn

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975
10:02 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”
09:58 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái
09:17 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Tràng An - Hành trình về miền di sản linh thiêng
09:22 | 21/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
10:11 | 18/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia
13:32 | 16/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Vĩnh Thạnh quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
13:30 | 16/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Khúc giao mùa tháng tư
14:36 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Luật gia Nguyễn Tiến Lự - Tuổi cao gương sáng
11:43 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện An Lão chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:09 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Độc đáo Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù
18:37 | 12/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống thôn Hội Phụ: Linh thiêng, hướng về cội nguồn!
18:29 | 12/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
14:46 | 10/04/2025 Tin tức

Bình Định: Hoài Ân phát triển mô hình giảm nghèo bền vững
11:25 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bánh khoái chợ Ngò - Món ngon vùng biển Nghệ An
11:23 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 Văn hóa - Xã hội

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 Văn hóa - Xã hội

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975
10:02 Văn hóa - Xã hội