Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, hiện đại
Theo dự thảo, mục tiêu giai đoạn 2021-2025 là hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu quả thông qua việc sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hiện có và đẩy mạnh phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập. Hình thành mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức, phân bố một cách phù hợp và hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động địa phương, vùng, đất nước và từng bước tham gia sâu rộng vào cung cấp nguồn nhân lực cho thị trường quốc tế.
Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, hiện đại (Ảnh: Internet)
Giảm số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập 10% so với năm 2020 (số trường trung cấp giảm 50% so với năm 2020), phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập lên 40% vào năm 2025; có khoảng 70 trường chất lượng cao, trong đó 40 trường tương đương trình độ các nước ASEAN-4; 5-7 trường tương đương trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; hệ thống ngành, nghề trọng điểm quốc gia được hình thành, trong đó 5-10 ngành, nghề, lĩnh vực có năng lực cạnh tranh vượt trội trong ASEAN-4.
Giai đoạn 2026-2030, đẩy mạnh nâng cao chất lượng hoạt động mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tập trung vào các ngành, nghề thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập phát triển nhanh, đa dạng về loại hình, hình thức và quy mô dựa trên nhu cầu phát triển của thị trường.
Phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập lên 45% vào năm 2030; 100% địa phương hình thành trường cao đẳng đa ngành công lập cấp tỉnh từ việc sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành một đơn vị sự nghiệp công lập; có khoảng 90 trường chất lượng cao, trong đó 50 trường tương đương trình độ các nước ASEAN-4, 15 trường tương đương trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; ngành, nghề trọng điểm quốc gia ngày càng hoàn thiện, trong đó 15-20 ngành, nghề, lĩnh vực có năng lực cạnh tranh vượt trội trong khu vực và thế giới.
Sau năm 2030, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được xây dựng hoàn thiện, đồng bộ trên cơ sở đạt được mục tiêu đổi mới hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt về công tác phân luồng trong tuyển sinh và đào tạo. Hệ thống GDNN sẽ duy trì bền vững so với tốc độ phát triển dân số và thị trường lao động. Mạng lưới các học viện GDNN đã được hình thành. Đội ngũ cán bộ quản lý đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, được đào tạo bài bản qua các chương trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý đặc thù của GDNN, đạt chuẩn năng lực cán bộ quản lý với các phẩm chất tiêu biểu về chuyên môn như: có kiến thức sâu rộng về kinh tế vĩ mô và thị trường lao động; có năng lực dự báo, phân tích; năng động, sáng tạo trong việc xây dựng chiến lược và kế hoạch đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng.
Định hướng đến 2045 phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo hướng mở, tinh gọn, hiệu quả, phân tầng chất lượng, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Theo đó, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên biệt, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công về giáo dục nghề nghiệp bảo đảm nhu cầu học nghề, tham gia vào quá trình kết nối thị trường lao động đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương, đồng thời bảo đảm nguyện vọng học tập suốt đời của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chất lượng cao nằm trong nhóm dẫn đầu các nước Đông Nam Á và ngang bằng với một số nước phát triển.
Để đạt được các mục tiêu trên, dự thảo đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như: Giải pháp về cơ chế, chính sách; phát triển đội ngũ nhà giáo, người dạy nghề và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị; liên kết, hợp tác phát triển; giải pháp về hợp tác quốc tế; huy động và phân bổ vốn đầu tư…
http://duthaovanban.molisa.gov.vn/detail.aspx?tab=2&vid=1810
Minh Lý (TH)
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bình Định: Hơn 34.600 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao về chuyển đổi số, kỹ năng số
09:18 | 12/06/2025 Đào tạo nghề

Bình Định đào tạo 7.500 kỹ sư, cử nhân lĩnh vực công nghiệp bán dẫn
09:38 | 27/05/2025 Đào tạo nghề

Bình Định: Đào tạo nghề nông nghiệp cho 2.000 lao động nông thôn năm 2025
09:43 | 20/05/2025 Đào tạo nghề

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực
09:56 | 13/05/2025 Nông thôn mới

Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp
14:30 | 24/04/2025 Đào tạo nghề

Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%
10:51 | 14/04/2025 Đào tạo nghề
Tin khác

Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định
09:29 | 05/03/2025 Đào tạo nghề

Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú
11:19 | 28/02/2025 Văn hóa - Xã hội

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động
09:56 | 21/01/2025 Đào tạo nghề

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”
10:24 | 18/12/2024 Đào tạo nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề
09:20 | 09/12/2024 Đào tạo nghề

Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”
17:00 | 06/12/2024 Đào tạo nghề

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang
10:09 | 05/12/2024 Đào tạo nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề
09:11 | 05/12/2024 Đào tạo nghề

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
14:04 | 04/12/2024 Đào tạo nghề

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn
14:03 | 04/12/2024 Đào tạo nghề

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 | 22/11/2024 Đào tạo nghề

Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
09:16 | 07/10/2024 Đào tạo nghề

Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững
11:05 | 03/10/2024 Đào tạo nghề

Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn
09:11 | 05/07/2024 Đào tạo nghề

2 phương án BHXH 1 lần trong dự thảo Luật BHXH đã tối ưu
10:05 | 29/05/2024 Đào tạo nghề

Bình Định: Mô hình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” thu hút sự tham gia của 200 tàu cá
15:45 Môi trường

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em
15:45 Văn hóa - Xã hội

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái
15:45 Văn hóa - Xã hội

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên – Đắk Lắk thống nhất bố trí người làm việc tại cơ sở 2 tại Phú Yên
15:44 Tin tức