Hà Nội: 31°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Nông thôn mới Thái Nguyên - Những chỉ số biết nói

LNV - Năm 2020 – kết thúc Đề án xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020, cũng là năm bản lề cho giai đoạn tiếp theo. Những con số biết nói, những hình ảnh nổi bật cho sự đổi thay của nơi đây là minh chứng cho một tiến trình Nông thôn mới.
Tính đến tháng 6 năm 2020, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu: bổ sung thêm 02 xã: Tân Thành và Bàn Đạt, huyện Phú Bình vào kế hoạch đạt chuẩn NTM năm 2020; Hoàn thành 08 xã “NTM nâng cao” và “NTM kiểu mẫu”; Không còn xã dưới 10 tiêu chí. Tỉnh có thêm 25 sản phẩm trở lên được đánh giá, xếp hạng từ 3-4 sao theo tiêu chí OCOP. Đây là một thành quả không nhỏ, ghi nhận sự nỗ lưc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong toàn tỉnh. UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh đã triển khai thực hiện Chương trình với quyết tâm cao,sớm phân bổ các nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM để các sở, ban, ngành và các địa phương chủ động tổ chức triển khai thực hiện. Tỉnh đánh giá tiến độ thực hiện các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm được tỉnh hỗ trợ năm 2019; Ban hành văn bản hướng dẫn và tổ chức Hội nghị triển khai, hướng dẫn các địa phương, đơn vị lập, thẩm định, phê duyệt, đề xuất dự án phát triển sản xuất trong Chương trình MTQG xây dựng NTM năm, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP” năm 2020; Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP trên các phương tiện truyền thông (đài, báo, truyền hình, trang thông tin điện tử, truyền thông đa phương tiện) và tham gia các hội chợ.


Nông thôn mới Thái Nguyên - Những chỉ số biết nói.


Công tác tuyên truyền tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh, vận động các tầng lớp nhân dân ở nông thôn tham gia thực hiện Chương trình xây dựng NTM gắn với nâng cao chất lượng các cuộc vận động, phong trào của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và ngành phát động, như: Cuộc vận động“Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, Cuộc vận động xây dựng “Gia đình 5 không, 3 sạch”, Phong trào “Tuổi trẻ Thái Nguyên chung tay xây dựng NTM”, Phong trào“Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”,... Ngoài ra, tỉnh còn tích cực phối hợp với các cơ quan báo, đài của Trung ương và địa phương, các trang thông tin điện tử NTM Thái Nguyên tập trung phản ánh, đưa tin về mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2020 gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, trọng tâm là Đề án “Mỗi xã một sản phẩm”, Đề án phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển kinh tế hợp tác, các gương điển hình tiêu biểu trong xây dựng NTM...


Bên cạnh đó, tổ chức được 42 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 1.082 học viên, 20 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 600 học viên, 3 lớp bồi dưỡng nguồn nhân lực phát triển HTX cho 120 người.Tổ chức đào tạo, tập huấn. Văn phòng điều phối NTM tỉnh đã phối hợp với các địa phương, đơn vị tổ chức được 10 lớp tập huấn cho 500 cán bộ và nhân dân thuộc các xã xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Theo đó, tổng kinh phí là 455.910 triệu đồng (trong đó, vốn NSTW: 360.910 triệu đồng, vốn NSĐP: 95.000 triệu đồng), 80.000 tấn xi măng. Hiện nay các địa phương đang tích cực triển khai xây dựng các công trình theo kế hoạch. Tính đến tháng 6/2020: 112/137 xã đạt tiêu chí Giao thông (82%); 133 xã đạt tiêu chí Thủy lợi (97%); 137 xã đạt tiêu chí Điện (100%); 126 xã đạt tiêu chí Trường học (92%); 101 xã đạt tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa (74%); 131 xã đạt tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (96%); 122 xã đạt tiêu chí Thông tin và Truyền thông (89%) và 113 xã đạt tiêu chí Nhà ở dân cư (82%). Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được phục hồi và phát triển, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đề án nông nghiệp công nghệ cao, triển khai thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất tập trung (vùng chè, cây ăn quả, rau, cây dược liệu,...). Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, phát triển nhân rộng các vùng sản xuất tập trung, sản xuất hàng hoá; thực hiện các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị (đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị xây dựng được 52 dự án, đến nay các Sở, ngành của tỉnh đã thẩm định xong và trình UBND tỉnh phân bổ kinh phí để triển khai thực hiện). Mô hình Hợp tác xã nông nghiệp được phát triển: Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh có 325 hợp tác xã nông nghiệp. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2020 thành lập mới 09 HTX.

Về giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, an ninh, quốc phòng được hết sức quan tâm. Đề án xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn Quốc gia tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020, nhằm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, hiện đại, nâng cao chất lượng, thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục gắn với mục tiêu xây dựng NTM của tỉnh. Đến tháng 6/2020, có 135 xã đạt tiêu chí Giáo dục (99%). Cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực của hệ thống y tế cơ sở được tăng cường, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa; công tác giám sát dịch tễ được chủ động triển khai và không để dịch bệnh lớn xảy ra. Công tác khám chữa bệnh BHYT được triển khai đến tuyến xã đã góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân nông thôn. Đến tháng 6/2020, có 137 xã đạt tiêu chí Y tế (100%). Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” gắn với phong trào thi đua “Thái Nguyên chung sức xây dựng NTM”, động viên, khơi dậy tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, chung sức xây dựng NTM trong các tầng lớp nhân dân. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa ngày càng sâu rộng. Đến tháng 6/2020, có 135/137 xã đạt tiêu chí văn hoá (99%), tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 93,5%, có 106 xã đạt tiêu chí Môi trường và An toàn thực phẩm (77%). Chủ động đấu tranh ngăn chặn các âm mưu, hoạt động chống phá, giữ vững ổn định chính trị, an ninh nông thôn. Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp”, hoàn thành tốt công tác huấn luyện dân quân, tự vệ và các chỉ tiêu quốc phòng.
Có thể khẳng định phong trào xây dựng NTM tại Thái Nguyên đã không ngừng lớn mạnh. Với sự quyết tâm cao và vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, với cách làm sáng tạo và bước đi phù hợp, nhận thức của cán bộ, đảng viên cấp xã về Chương trình MTQG xây dựng NTM tiếp tục được nâng cao, công cuộc xây dựng NTM đã có chuyển biến rõ nét cả về bề rộng và chiều sâu, chương trình OCOP đã đạt được những kết quả tích cực. Diện mạo nông thôn đổi mới toàn diện, ngày càng khang trang, sạch đẹp, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên; hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư đồng bộ theo quy hoạch, sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được phục hồi và phát triển, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tăng cường và giữ vững

Bài và ảnh: Văn Biển

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới

LNV - Bản Nặm Dên, xã biên giới Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ nhờ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Diện mạo bản làng đổi thay rõ nét khi hạ tầng cơ sở được hoàn thiện, đời sống người dân nâng cao và các giá trị văn hóa truyền thống tiếp tục được phát huy.
Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX

LNV - Gần ba năm sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Lay Nưa (nay là xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên) đã và đang hiện rõ một diện mạo nông thôn khởi sắc, trù phú.
Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái

LNV - Sau khi được thành lập từ sự hợp nhất của ba xã cũ thuộc thị xã Sơn Tây, xã Đoài Phương (Hà Nội) đang từng bước vươn lên trở thành địa phương phát triển toàn diện. Với định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp và du lịch sinh thái, Đoài Phương đặt mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và xây dựng nền kinh tế bền vững.
Nam Đàn đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024

Nam Đàn đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 921/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 về việc công nhận Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

LNV - Xã Hồng Sơn được hình thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: An Mỹ, Hồng Sơn, Hợp Tiến, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá (huyện Mỹ Đức).
Đời sống mới ở xã Lê Lợi

Đời sống mới ở xã Lê Lợi

LNV - Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019, xã Lê Lợi (huyện Thường Tín) không ngừng nâng chất các tiêu chí nông thôn mới đã đạt và thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao.

Tin khác

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Nhằm huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình trong việc xây dựng và thụ hưởng thành quả từ chương trình này. Từ đó, người dân đã tích cực, tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới ngay tại địa phương.
Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

LNV - Xác định phát triển hệ thống lưới điện là động lực quan trọng “đi trước mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới, các xã: Na Son, Xa Dung, Pu Nhi, Mường Luân, Phình Giàng, Tìa Dình đã tập trung xóa bản “trắng” điện lưới quốc gia trên địa bàn.
Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

LNV - Trong 6 tháng đầu năm 2025, với vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục triệu đồng cùng nhiều mô hình sáng tạo nhằm cải thiện hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa. Sự chủ động, tích cực của nông dân không chỉ làm đổi thay diện mạo làng quê mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người dân trong công cuộc kiến thiết quê hương theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.
Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

LNV - Các mô hình vườn mẫu ở tỉnh Lạng Sơn đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao thu nhập và chất lượng sản phẩm nông sản, góp phần vào quá trình xây dựng nông thôn mới. Từ những vườn na, cam Canh đến các mô hình nông sản khác, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ từ chính quyền địa phương, và áp dụng các tiêu chuẩn như VietGAP đã tạo nên những thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, không chỉ nâng cao đời sống người dân, mà còn giúp hình thành các sản phẩm OCOP, hướng tới phát triển bền vững và cải thiện môi trường sống.
Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”

Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”

LNV - Sáng nay (30- 6), trên địa bàn xã Đan Phượng - một trong 3 xã mới thành lập của huyện Đan Phượng, các ngả đường đều rực rỡ cờ hoa, panô, áp phích chào đón ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 1-7.
Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước

Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước

LNV- Những giọt nước mắt đầy xúc động của người dân đôi bờ sông Hà Thanh trong ngày cầu Hóc Công khánh thành, phần nào đã khẳng định cây cầu không chỉ nối nhịp giao thông, mà còn là biểu tượng nhân văn sâu sắc, món quà đầy nghĩa tình của chính quyền huyện Tuy Phước dành cho người dân trước thời khắc địa phương sáp nhập, xóa bỏ cấp hành chính huyện theo chủ trương mới.
Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

LNV - Sáng ngày 28/6/2025, huyện Thường Tín (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ công bố và đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Sự kiện không chỉ là niềm vui lớn, mà còn là minh chứng sinh động cho hành trình bền bỉ, sáng tạo, đầy quyết tâm và đồng lòng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân địa phương suốt hơn một thập kỷ qua.
Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) :  Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.

Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) : Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.

LNV - Chiều 27/06/2025, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Ba Vì long trọng tổ chức gặp mặt cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì, tổng kết hoạt động chính quyền cấp huyện, triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện.
Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên ở các chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Nông Cống trở thành những hạt nhân xung kích trong triển khai thực hiện tiêu chí XDNTM.
Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch

LNV - Trong hành trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi số không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là động lực thúc đẩy phát triển bền vững ở các địa phương. Tại tỉnh Bắc Kạn – một tỉnh miền núi với nhiều tiềm năng về văn hóa, nông sản và du lịch sinh thái, chuyển đổi số đang từng bước được lồng ghép vào các hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, mở ra cơ hội mới trong quảng bá hình ảnh, thu hút khách du lịch và nâng cao thu nhập cho người dân.
Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc

Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc

LNV - Sau 10 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, Bắc Kạn đã có những chuyển biến rõ nét. Những con đường bê tông len qua bản làng, mái nhà kiên cố dần thay thế nhà tạm, mô hình kinh tế mới giúp người dân nâng cao thu nhập. Từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, Bắc Kạn đang dần hình thành những miền quê đáng sống – xanh hơn, sạch hơn và phát triển bền vững hơn từng ngày.
Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó

Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó

LNV - Tính đến hết quý II, năm 2025, toàn tỉnh Bắc Kạn đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác xây dựng nông thôn mới (NTM), đặc biệt tại các xã vùng sâu vùng xa của tỉnh đang từng bước đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

LNV - Ngày 22/6, tại Quyết định số 1226/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận TP. Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024. Đây là một dấu mốc quan trọng, ghi nhận những nỗ lực bền bỉ của hệ thống chính trị và người dân Thủ đô trong hơn một thập kỷ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh

Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh

LNV - Thực hiện cải tạo, xây dựng ao, hồ trong khu dân cư, thôn, xã, huyện Đông Anh đã tạo được không gian sống hài hòa, bảo vệ thiên nhiên. Không những vậy, Đông Anh còn gìn giữ hiệu quả nét đẹp làng quê trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ...
Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

LNV - Chiều 22/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; các phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

LNV - Vừa qua, Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025 đã mang lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách và cơ hội hợp tác thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.
Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

LNV - Công tác khuyến công ở Tây Ninh đã lan tỏa lợi ích, giúp các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn cải thiện năng suất, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

LNV - Hoạt động khuyến công tại Thanh Hóa đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. facebook
Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

LNV - Trong làn sóng phát triển nông nghiệp gắn với văn hóa bản địa và thương mại hóa sản phẩm truyền thống, bánh tráng làng Tày Đam Rông đang dần khẳng định vị thế như một sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của vùng cao phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Việc xác lập nhãn hiệu chứng nhận không chỉ bảo hộ sở hữu trí tuệ mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững.
Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

LNV - Vào một dịp cuối xuân, tôi đến thăm gia đình Nghệ nhân Đỗ Phi Thường. Nhà anh ở thôn 4, xã Chàng Sơn, huỵện Thạch Thất, Hà Nội (nay là xã Tây Phương, Hà Nội), địa danh này trước gọi là xóm Mã Lão, một xóm đã sinh ra nhiều người thợ mộc giỏi giang, nổi tiếng như cụ Cả Bỉnh, cụ Hai Thuyết, cụ Văn Kính, cụ Hai Xuân, Cụ cả Luân... góp phần làm đẹp và để lại cho đời nhiều tác phẩm nhà gỗ, đình, đền, chùa và những bức tranh, tượng tuyệt tác tồn tại đến ngày nay.
Giao diện di động