Hà Nội: 24°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 25°C Thừa Thiên Huế

Nông thôn mới Quảng Ninh: Hành trình thập niên mới

LNV - 5 năm trước (2016), sau giai đoạn 1 (2011-2015) Quảng Ninh vẫn là tỉnh xếp cuối về thực hiện chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới (viết tắt: Chương trình Nông thôn mới) khu vực Đồng bằng Sông Hồng. Nhờ những nỗ lực và hướng đi đột phá, hiện, tỉnh đang phấn đấu về đích tỉnh Nông thôn mới trong tốp đầu cả nước. Những kết quả nổi bật như: Tỉnh điểm- dẫn đầu về triển khai chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm - OCOP với 191 sản phẩm đạt sao, huyện đảo Nông thôn mới đầu tiên cả nước (H. Cô Tô), xã Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên (X. Việt Dân, TX. Đông Triều), đơn vị cấp huyện đầu tiên triển khi Nông thôn mới kiểu mẫu toàn thị xã (TX. Đông Triều),…
Hướng tới chào mừng đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025, Tạp chí Làng nghề Việt Nam có cuộc trao đổi với ông Vũ Thành Long, TUV, Trưởng ban Xây dựng Nông thôn mới tỉnh xung quanh vấn đề Nông thôn mới của tỉnh trong giai đoạn mới.


Ông Vũ Thành Long, Trưởng Ban Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh.


PV: Thưa Ông giai đoạn 2016-2020 của Chương trình Nông thôn mới tại tỉnh Quảng Ninh ghi nhận nhiều đột phá và hướng đi mới giúp bộ mặt Nông thôn của địa phương thay đổi rõ rệt, cục diện chỉ đạo - triển khai chương trình đã thay đổi theo chiều sâu,…

Ông cho biết tóm tắt về giai đoạn này là cơ sở cho những chỉ đạo - định hướng giai đoạn 2021-2025 của tỉnh nhà?


Ông Vũ Thành Long: Nông thôn mới Quảng Ninh có nhiều đặc thù về phân bổ vùng miền với đa dạng dân cư, dân tộc. Vùng Nông thôn được trải dài với địa hình dốc thoải từ miền núi - đồng bằng - hải đảo - ven biển… Nếu như vùng Đồng bằng, ven biển có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp trong sự tương hỗ của du lịch, công nghiệp, thì vùng núi lại đối mặt với những áp lực của hạ tầng, nhận thức hạn chế…

Sau những tiếp cận ban đầu, vấn đề đặt ra cho Quảng Ninh là sự linh hoạt và phù hợp với từng khu vực trong công tác chỉ đạo - triển khai cũng như các chính sách hỗ trợ, chính sách đầu tư phù hợp… Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 27/5/2016 của Tỉnh Ủy về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020 đã hiện thực hóa những yêu cầu đó, trong đó, nêu rõ quan điểm “Xây dựng nông thôn mới theo hướng chuyển từ lượng sang chất, bảo đảm thường xuyên, liên tục và lâu dài”. Chỉ thị bao quát toàn bộ những chỉ đạo - thực hiện của chương trình, là cơ sở cho thành công của Nông thôn mới Quảng Ninh như hôm nay, với 3 trụ cột chính: (i) Cụ thể hóa từng chỉ tiêu, kế hoạch, đầu tư, nhiệm vụ đến từng cấp cơ sở, từng đơn vị, ban nhanh theo kế hoạch chi tiết theo tuần, tháng, năm; (ii) giao quyền tự chủ về nguồn lực đến tận cấp xã theo dự toán ngân sách cả giai đoạn, giúp các đơn vị chủ động tìm tòi hướng đi phù hợp cho chương trình…. (iii) Triển khai phải gắn liền với kiểm tra, kiểm soát theo chuyên đề, theo các chương trinh giao ban cụ thể…


Ông Vũ Thành Long (trái) trao quyết định sao hạng OCOP cho các chủ thể OCOP


Nhờ vậy, đến nay, Nông thôn mới Quảng Ninh được thực hiện hiệu quả, đồng đều đến từng cấp, từng ngành cơ sở… miền núi hay Đồng bằng, ven biển hay hải đảo đều có mục tiêu, hướng đích cụ thể. Về cơ bản, các chỉ tiêu của chương trình đều đạt cao nhiều so với chỉ tiêu chung toan quốc như: 81/98 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, 19,05 tiêu chí/xã, 05 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thanh nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới (chưa kể 2 đơn vị Quảng Yên và Tiên Yên đang trình Trung Ương thẩm định). Sau khi Việt Dân trở thành xã Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của cả nước, các xã trong tỉnh đều phấn đấu lên nâng cao và kiểu mẫu. Riêng TX. Đông Triều có 100% số xã, 5 xã kiểu mẫu nâng cao năm 2020.

Đặc biệt, chương trình quốc gia Mỗi xã Một sản phẩm - OCOP, Quảng Ninh tự hào là đơn vị điểm, đi đầu toàn quốc. Sau 7 năm triển khai (2013-2020), OCOP Quảng Ninh đã bước sang giai đoạn thứ 4 - giai đoạn của chọn lọc và chất lượng với tổng số 173 đơn vị là doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất, 435 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP; Trong đó có 191 sản phẩm đạt sao. Hiệu quả từ hoạt động sản xuất – kinh doanh OCOP đã đóng góp không nhỏ vào thực hiện các tiêu chí về kinh tế, hình thức sản xuất… trên toàn tỉnh.

Như vậy, có thể nói rằng, sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của cấp Ủy, chính quyền các cấp, các lực lượng xã hội và sự chung sức của người dân, với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt là: xây dựng các xã đạt chuẩn nông thôn mới theo hướng thực chất của các tiêu chí, tiến tới xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu, xác định người nông dân là chủ thể và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để thực hiện với mục tiêu cốt lõi của Chương trình là không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

PV: Tỉnh Quảng Ninh phấn đấu là tỉnh hoàn thành xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, theo ông, nội dung chính trong chỉ đạo - thực hiện tiếp theo là gì?

Ông Vũ Thành Long: Giai đoạn 2020 - 2025, chương trình xây dựng nông thôn mới được tỉnh Quảng Ninh tiếp tục chú trọng triển khai, mà trọng tâm là nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là bước tiếp trên cơ sở nền tảng và thành công có được của giai đoạn vừa qua.

Chi tiết phương hướng giai đoạn tiếp theo hiện tỉnh đang hoàn thiện, song thống nhất giữ vững quan điểm chỉ đạo xuyên suốt các giai đoạn của chương trình: Xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục, có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc. Xây dựng nông thôn mới đảm bảo “Hiệu quả, Toàn diện và Bền vững”, tiếp tục hướng tới nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông thôn; Trong đó, người dân là chủ thể thực hiện Chương trình, với cách làm từ nhà ra ngõ, từ thôn đến xã, lấy sản xuất nông nghiệp sạch và an toàn sinh học, thân thiện với môi trường làm nền tảng, lấy việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân làm thước đo hiệu quả của Chương trình.


Để thực hiện điều đó, có thể khái quát một số hướng chính như:

Thứ nhất: Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phát huy vai trò các tổ chức chính trị - xã hội. Thể hiện ở đây là tăng cường hơn nữa sự lãnh chỉ đạo Cấp ủy, chính quyền các cấp, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Thực hiện Chương trình kiên trì, quyết liệt, làm đến đâu chắc đến đó. Rà soát kiện toàn Ban chỉ đạo và mô hình hoạt động, trên cơ sở đó xây dựng qui chế và phân công công việc cụ thể cho các thành viên thực hiện.

Thứ hai: Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới. Quảng Ninh tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Đúc kết, nhân rộng các mô hình, phong trào, cách làm hay của quần chúng nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Phát động rộng rãi các phong trào thi đua, đi vào chiều sâu, nội dung đa dạng, hình thức phong phú, có tác dụng tạo sự đồng thuận cao và sức lan tỏa, làm thay đổi nhận thức của người dân cùng chung sức xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, đẩy lùi tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước.

Thứ ba: Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân theo hướng bền vững, chú trọng khai thác được lợi thế của các địa phương. Trong đó, chú trọng hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở vận dụng có hiệu quả các Nghị định của Chính phủ và Nghị quyết của HĐND tỉnh. Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Trước mắt tập trung vào các chính sách, như: xử lý, bảo vệ môi trường; hỗ trợ tín dụng cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, chính sách
về đất đai, thuế…


Hòn Cánh Buồm.


Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới, phù hợp với kế hoạch cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi phương thức phát triển theo hướng bền vững; Xây dựng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; Xây dựng và triển khai Đề án Chương trình “Mỗi xã, phương một sản phẩm” giai đoạn 2021-2025. Trong đó tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với vệ sinh an toàn thực phẩm; Tận dụng lợi thế về điều kiện địa hình, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, hạ tầng kinh tế xã hội để thúc đẩy phát triển loại hình du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm nông thôn mới, Trước mắt tập trung ở các địa phương đi đầu như thị xã Đông Triều và các địa phương có nhiều danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử văn hóa truyền thống vật thể, phi vật thể.

Thứ tư: Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, đảm bảo kết nối nông thôn, đô thị và kết nối các vùng miền. Có kế hoạch quản lý, sử dụng hiệu quả các hạ tầng kinh tế xã hội đang được đầu tư xây dựng, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng cơ bản phục vụ sản xuất và dân sinh ở nông thôn, theo hướng đáp ứng nhu cầu, nâng cao chất lượng; Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị, tạo kết nối đồng bộ, nhất là kết nối liên xã, liên huyện. Xây dựng kết cấu hạ tầng các khu sản xuất tập trung phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông, lâm thủy sản…; Chú trọng đầu tư hình thành và phát triển hệ thống cung ứng, kết nối nông sản hiện đại cấp huyện; Chủ động giải pháp ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.

Thứ năm: Bảo vệ môi trường và cải tạo cảnh quan nông thôn. Lưu ý tăng cường xử lý hiệu quả, tránh ô nhiễm thứ cấp với các loại chất thải song song với công tác thu hút doanh nghiệp đầu tư các khu xử lý tập trung và mô hình nhỏ ngay trong cộng đồng dân cư. Quá trình thực hiện Nông thôn mới kiểu mẫu đi kèm với các phong trào thi đua yêu nước về cảnh quan nông thôn sáng – xanh – sạch – đẹp, tạo tiền đề phát triển các trung tâm du lịch nông thôn.

Thứ sáu: Tăng cường công tác kiểm tra giám sát. Là nội dung không thể thiếu, đảm bảo cho các hướng đi trên được thực hiện đúng đắn và hiệu quả. Đây cũng là kinh nghiệm chứng minh cho thành công của Quảng Ninh trong giai đoạn vừa qua. Cụ thể như: Duy trì thường xuyên chế độ sinh hoạt, hội họp và trách nhiệm của Ban Chỉ đạo các cấp, các ngành thành viên trong công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn cho cơ sở; Chú trọng công tác sơ kết, tổng kết và đổi mới công tác thi đua - khen thưởng trong thực hiện phong trào “Quảng Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới” để tạo động lực cho các xã, thôn và các hộ gia đình trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới mà trọng tâm là xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Ngoài ra, Quảng Ninh là địa phương có ngành du lịch rất phát triển với hơn 13 triệu lượt khách mỗi năm, kèm theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình dịch vụ phụ trợ du lịch, sự phát triển của các trung tâm du lịch Hạ Long, Đông Triều… là căn cứ và cơ sở giúp nông nghiệp cũng như khu vực nông thôn phát triển theo hướng chất lượng và thuận lợi trong áp dụng KHCN vào sản xuất. Cùng với các hội chợ xúc tiến, kết nối, Quảng Ninh sẽ tiếp tục tăng cường nghiên cứu các giải pháp kết nối nông thôn - đô thị, nông nghiệp - dịch vụ - du lịch, hỗ trợ các mô hình liên kết hiệu quả… Đây là lợi thế, là sức mạnh song cũng đòi hỏi giai đoạn tới với nhiều hướng đi táo bạo hơn.

PV: Mục tiêu xây dựng nông thôn mới từ nay đến năm 2025 Quảng Ninh sẽ như thế nào, thưa ông?

Ông Vũ Thành Long: Đối với chương trình Nông thôn mới, toàn tỉnh phấn đấu ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 25% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. 100% số huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Mục tiêu giai đoạn 2021-2025 là đưa Quảng Ninh hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh trên cơ sở giữ vững quan điểm: Xây dựng nông thôn mới để đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn giàu có và thịnh vượng, tiệm cận với khu vực đô thị; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại và kết nối chặt chẽ với quá trình đô thị hóa; kinh tế nông thôn phát triển mạnh mẽ, trình độ sản xuất tiên tiến, nông dân chuyên nghiệp, sản phẩm có sức cạnh tranh cao.

PV: Xin cám ơn Ông!

Bài và ảnh: Nguyễn Nam

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có xã thứ 2 về đích nông thôn mới

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có xã thứ 2 về đích nông thôn mới

LNV - Nối tiếp xã Vĩnh Quang, xã Vĩnh Hảo về đích nông thôn mới (NTM), là xã thứ 2 của huyện miền núi Vĩnh Thạnh được UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định công nhận đạt chuẩn NTM năm 2024.
Bình Định: Ân Hảo Tây vượt khó về đích nông thôn mới

Bình Định: Ân Hảo Tây vượt khó về đích nông thôn mới

Ân Hảo Tây là xã đặc biệt khó khăn của huyện trung du miền núi Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ân Hảo Tây vừa được UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024.
Tuyên Quang: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

Tuyên Quang: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là hướng đi phù hợp nhằm khai thác tài nguyên văn hóa bản địa để phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời góp phần bảo tồn, lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp.
Bình Định: Xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành hợp ý Đảng, lòng dân

Bình Định: Xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành hợp ý Đảng, lòng dân

Dự án xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành có ý nghĩa rất quan trọng, đáp ứng sự mong mỏi của Đảng bộ, chính quyền và bà con Nhân dân hai xã Ân Tín, Ân Mỹ, huyện Hoài Ân và các vùng lân cận nhiều năm qua. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào tháng 3/2026.
Thủ đô Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Thủ đô Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới

LNV - Ngày 18/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Là địa phương được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm, bởi vậy huyện Thọ Xuân luôn quan tâm hỗ trợ, khuyến khích để các địa phương duy trì và phát triển nghề, các làng nghề. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây cũng là nguồn lực quan trọng, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thúc đẩy công cuộc XDNTM của toàn huyện.

Tin khác

Hà Nội  trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

LNV - Sáng 18/4, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Tiền Giang: Sức sống mới ở huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông

Tiền Giang: Sức sống mới ở huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông

LNV - Huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2020. Qua 4 năm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Gò Công Đông đã quyết tâm, vượt qua mọi khó khăn, xây dựng thành công huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
Quảng Bình: Xây dựng nông thôn mới sau sáp nhập xã

Quảng Bình: Xây dựng nông thôn mới sau sáp nhập xã

LNV - Sau nhiều năm với sự phấn đấu, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, kết quả xây dựng NTM tại Quảng Bình đã đạt nhiều kết quả tích cực. Nhiều xã đã hoàn thành các tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, do một số xã phải sáp nhập với xã khó khăn hơn hoặc có ít tiêu chí đạt nên việc xây dựng NTM đã gặp không ít khó khăn.
Về xã nông thôn mới nâng cao Lay Nưa

Về xã nông thôn mới nâng cao Lay Nưa

LNV - Hơn 2 năm sau khi được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, diện mạo xã Lay Nưa, TX. Mường Lay, tỉnh Điện Biên đổi thay từng ngày. Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Lay Nưa không ngừng nỗ lực, đồng lòng dựng xây và phát triển quê hương với phương châm “xây dựng NTM có điểm đầu, không có điểm kết thúc”
Nông trường chè Quyết Thắng - Viên ngọc xanh giữa miền sơn cước

Nông trường chè Quyết Thắng - Viên ngọc xanh giữa miền sơn cước

LNV - Nằm cách Đà Nẵng hơn 45km về phía tây theo Quốc lộ 14G, thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên và muốn tận hưởng không gian trong lành của núi rừng vùng cao xứ Quảng. Tại đây, Nông trường chè Quyết Thắng (nay là Công ty Cổ phần Nông Lâm Nghiệp Quyết Thắng Quảng Nam) trải rộng như một thảo nguyên xanh ngút ngàn, mang đến một khung cảnh thơ mộng và tràn đầy sức sống. Đặc biệt, du khách sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến những công nhân lành nghề trồng chè, hái chè, chế biến chè – một trải nghiệm thú vị giúp hiểu hơn về quy trình tạo ra những tách trà thơm ngon.
Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông đạt chuẩn nông thôn mới

Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký các quyết định công nhận huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang đạt chuẩn nông thôn mới.
Vĩnh Phúc: Huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Vĩnh Phúc: Huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngày 8/4, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức công bố quyết định huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Bình Định: Phước Lộc đô thị hóa mạnh mẽ về đích nông thôn mới nâng cao

Bình Định: Phước Lộc đô thị hóa mạnh mẽ về đích nông thôn mới nâng cao

Xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước được UBND tỉnh Bình Định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2016, trong những năm qua, xã Phước Lộc tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, tiến bước về đích NTM nâng cao.
Khai thác tiềm năng du lịch nông thôn: Giải pháp nâng cao thu nhập và quảng bá văn hóa địa phương

Khai thác tiềm năng du lịch nông thôn: Giải pháp nâng cao thu nhập và quảng bá văn hóa địa phương

LNV - Trong giai đoạn 2026-2030, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) chú trọng khai thác tiềm năng, lợi thế bản địa trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Giải pháp này góp phần quảng bá văn hóa địa phương, đồng thời gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập người dân.
Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn

Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn

LNV - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) tỉnh Bến Tre, toàn ngành đang quyết tâm triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch năm 2025 với nhiều giải pháp đồng bộ.
Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

LNV - Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc huyện Can Lộc, (Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Tuổi trẻ Phùng Nguyên chung tay xây dựng nông thôn mới

Tuổi trẻ Phùng Nguyên chung tay xây dựng nông thôn mới

LNV - Trong thời gian qua, với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, cán bộ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao đã tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu bằng nhiều công trình và phần việc cụ thể, thiết thực. Những đóng góp này không chỉ giúp chính quyền và người dân địa phương thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM mà còn góp phần đưa quê hương ngày càng phát triển giàu đẹp.
Bình Định có một đô thị ven sông Dinh lung linh in bóng nước

Bình Định có một đô thị ven sông Dinh lung linh in bóng nước

LNV - Dự án Hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh đã hồi sinh một dòng sông chết, ô nhiễm trong nhiều năm trở nên thông thoáng, xanh mát và mở ra không gian phát triển đô thị mới cho thành phố Quy Nhơn – đô thị ven sông, kết nối các khu dân cư, khu đô thị theo quy hoạch.
Bình Định: Nhơn Hải điểm sáng về nông thôn mới kiểu mẫu văn hóa - du lịch

Bình Định: Nhơn Hải điểm sáng về nông thôn mới kiểu mẫu văn hóa - du lịch

LNV - Sau khi được UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2022, xã Nhơn Hải đăng ký xây dựng NTM kiểu mẫu về văn hóa - du lịch năm 2024. Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, UBND tỉnh Bình Định đã có Quyết định phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn.
Bến Tre: Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

Bến Tre: Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Bến Tre là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch nông nghiệp nông thôn. Đến năm 2025, tỉnh Bến Tre hướng tới phát triển, chuẩn hóa các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn; 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có xã thứ 2 về đích nông thôn mới

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có xã thứ 2 về đích nông thôn mới

LNV - Nối tiếp xã Vĩnh Quang, xã Vĩnh Hảo về đích nông thôn mới (NTM), là xã thứ 2 của huyện miền núi Vĩnh Thạnh được UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định công nhận đạt chuẩn NTM năm 2024.
Ngày đất nước thống nhất qua lời kể người viết lại thời khắc lịch sử

Ngày đất nước thống nhất qua lời kể người viết lại thời khắc lịch sử

LNV - Ngày 30/4/1975, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư và gia đình may mắn tụ họp đông đủ trong ngày Sài Gòn hoàn toàn giải phóng, Bắc - Nam sum họp một nhà, non sông nối liền một dải. Khi đó ông vừa ngoài 50 tuổi, chỉ lặng lẽ quan sát và suy ngẫm. Mãi cho đ
Bình Định và Gia Lai thống nhất việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bình Định và Gia Lai thống nhất việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh

LNV - Hợp nhất 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai sẽ phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động cùng đoàn kết, thống nhất, tạo động lực mới, khí thế mới, sức mạnh mới đưa tỉnh Gia Lai mới phát triển nhanh, trở thành cực tăng trưởng mới của đất nước.
Công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM

Công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM

LNV - Sáng ngày 25/4, tại Nhà Văn hóa Thanh niên 1(số 04 Phạm Ngọc Thạch, Phường Bến Nghé, Quận 1), Sở Văn hóa - Thể thao TP. HCM đã tổ chức buổi họp báo công bố 50 tác phẩm văn học,...
Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Giao diện di động