Những làng nghề truyền thống đặc sắc ở Đà Nẵng
Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước nằm ngay dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng; du khách đến với thành phố biển rất yêu thích việc đến thăm làng nghề truyền thống này.
Làng nghề Non Nước có từ rất lâu đời, được bảo tồn cho đến bây giờ cũng đã được hơn 200 năm. Theo như lời kể của các cụ lớn tuổi trong làng thì người có công trong việc xây dựng nên làng nghề là cụ Huỳnh Bá Quát - người Thanh Hóa sống vào thế kỷ thứ 18. Từ việc yêu thích chế tác các loại vật dụng hay vật trang trí từ cụm núi đá Cẩm Thạch, những đồ ông làm ra có thể là cối giã tiêu, giã thuốc, cối xay, hay hòn đá chì cho những ngư dân trong vùng. Tuy nhiên khi ấy, những vật dụng đó lại được rất nhiều người dân trong vùng yêu thích và mua lại, điều này khiến ông có ý định lập nên một làng nghề và dạy người dân trong vùng cách chế tác sản phẩm từ đá tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân. Và làng nghề đá hình thành, phát triển từ đó đến nay đã trở thành một trong những làng nghề nổi tiếng của Đà Nẵng và cả Việt Nam.
Từ bao đời nay, người dân trong vùng vẫn gìn giữ truyền thống tốt đẹp, những sản phẩm họ làm ra đều mang tính thẩm mỹ cao, không chỉ được xuất khẩu ra khắp cả nước mà đã biến làng nghề thành một điểm thăm quan hút khách du lịch tại Đà Nẵng. Những sản phẩm ở đây được chế tác tinh xảo, bóng mịn đẹp mắt, các bạn có thể thấy rất nhiều những tượng Phật Tổ, Bồ Tát, những con vật, hay những thứ bình dị với cuộc sống người dân, nhưng qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã thổi hồn vào cho từng thành phẩm. Đến thăm làng nghề, các bạn cũng đừng quên mua một vài những món đồ lưu niện được tạc từ đá về làm quà cho gia đình và người thân, bạn bè.
Làng nước mắm Nam Ô
Làng nước mắm Nam Ô thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng; đây là nơi cho ra đời thứ đặc sản thơm ngon tuyệt hảo của thành phố biển – nước mắm Nam Ô thơm ngon tinh khiết. Làng nghề nước mắn này mới được hình thành từ thế kỷ 20, nhưng danh tiếng của nước mắm Nam Ô đã được đông đảo người dân khắp Việt Nam biết đến; thứ nước chấm thơm ngon này là đặc sản người xứ Quảng rất tự hào.
Đến thăm quan làng nghề, các bạn sẽ hiểu được vì sao đây là một trong những làng nghề nổi tiếng nhất phố biển. Làng Nam Ô có biển, có núi, có sông, có bề dày lịch sử không dễ làng quê nào sánh bằng. Đến đây các bạn sẽ được tận hưởng không gian đậm chất truyền thống miền quê vùng biển, được nghe chính những nghệ nhân làm mắm giới thiệu về quy trình làm ra loại nước chấm hảo hạng. Bạn có thể mua nước mắm trực tiếp từ nơi sản xuất về làm quà cho gia đình. Khi nghe người dân nơi đây tâm sự về nghề làm mắm, bạn sẽ phần nào thấu hiểu được nỗi vất vả của người dân và tấm lòng son sắt, những trăn trở của người dân cố gắng gìn giữ hương vị nước mắm dân tộc truyền thống.
Làng nghề chiếu Cẩm Nê
Làng Chiếu Cẩm Nê nằm ở huyện Hòa Vang, chỉ cách trung tâm Đà Nẵng hơn 10km rất thuận tiện cho du khách khi đến thăm các điểm du lịch nổi tiềng tại Đà Nẵng kết hợp với thăm quan làng nghề thú vị này. Làng nghề chiếu Cẩm Nê so với làng nghề đá Non Nước và làng nước mắm Nam Ô có bề dày lịch sử càng lâu đời khi người dân nơi đây cho biết rằng làng nghề hình thành từ thế kỷ 15 nhưng bắt nguồn từ Thanh Hóa. Trải qua hơn 500 năm với biết bao nhiêu thăng trầm, làng chiếu Cẩm Nê hiện tại vẫn tồn tại và phát triển lưu giữ được tinh hoa truyền thống dân tộc.
Ở làng Cẩm Nê không có sẵn đay và cói nên phải thu mua từ các vùng khác, tuy nhiên điều này không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của làng chiếu. Chiếu Cẩm Nên đa dạng từ khổ chiếu đến hoa văn và loại chiếu. Khổ chiếu có khổ rộng, khổ hẹp; hoa văn thì có chiếu trơn và chiếu hoa, màu sắc được nhuộm chăm chút và tinh tế. Chiếu Cẩm Nên không chỉ có hình thức đẹp mắt mà chất lượng so với chiếu các địa phương khác cũng có phần nhỉnh hơn. Người dân thích chiếu Cẩm Nê vì được dệt công phu, chắc chắn, dày dặn, rất bền và đem lại cảm giác êm ái, dễ chịu khi nằm. Để bảo tồn và phát huy làng nghề truyền thống từ cha ông truyền lại cũng như giữ vững niềm tin của khách hàng trong thời buổi kinh tế thị trường, những nghệ nhân chiếu Cẩm Nê giúp đỡ nhau kinh nghiệm, nguồn vốn, và luôn lấy chất lượng sản phẩm là điều cốt lõi chứ không chạy theo kiểu kinh doanh trục lợi mà quên mất giá trị truyền thống.
Làng nghề bánh tráng Túy Loan
Làng Túy Loan nằm về hướng tây nam của thành phố Đà Nẵng. Du khách đi theo quốc lộ 14B khoảng 15km sẽ đến địa phận làng cổ. Dòng sông mang cùng tên làng 'Tuý Loan' uốn lượn, ôm ấp lấy làng. Phong cảnh ở đây rất nên thơ, mộc mạc, hữu tình và tiềm ẩn nhiều điều thú vị.
Bánh tráng Túy Loan ngày nay không chỉ là món ăn quen thuộc của làng quê mà nó còn theo chân du khách, bạn bè bốn phương và trở thành một đặc sản của Đà Nẵng. Các cơ sở sản xuất bánh tráng trong làng hoạt động theo hình thức hộ gia đình, quy mô nhỏ. Sản phẩm sản xuất được các hộ tự tiêu thụ. Thời gian sản xuất chủ yếu tập trung vào 2 tháng cuối năm... Sản phẩm của làng là bánh tráng nướng, có hình tròn đường kính khoảng 50cm, dày hơn các loại bánh tráng ở nơi khác và chất lượng của bánh được người tiêu dùng đánh giá cao.
Làng bánh khô mè Cẩm Lệ
Làng nằm ở vị trí Làng Cẩm Lệ thuộc phường Khuê Trung, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Đặc điểm: Bánh khô là đặc sản của vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng, nhưng có lẽ bánh khô mè sản xuất tại làng Cẩm Lệ là nổi tiếng thơm ngon hơn cả.
Làng có 6 lò làm bánh khô mè, hơn 50 lao động, trong đó người đi “tiên phong” là bà Huỳnh Thị Điểu, tên thường gọi là bà Liễu. Bánh khô mè mang nhãn hiệu bà Liễu ngày nay khá nổi tiếng trên thị trường.
Bánh khô mè được làm từ bột gạo, bột nếp, đường kính, gừng, và mè. Bột gạo pha với bột nếp được cho vào khuôn, hấp cách thủy, nướng khô, “tắm” đường, “tắm” mè... Bánh tắm bằng nếp rang gọi là bánh khô nổ, tắm bằng mè thì gọi là bánh khô mè. Bánh ngon có ruột xốp dòn, đường dẻo, mè rang đủ độ chín thơm, lúc bẻ đường kéo thành sợi tơ vàng mảnh. Bánh khô mè thường được dâng cúng ông bà tổ tiên trong những ngày giỗ tết. Hiện nay bánh được sản xuất, tiêu thụ quanh năm cả trong và ngoài nước.
Nghề làm mắm ruốc
Mang đặc trưng riêng nhờ bí quyết chế biến, mắm Đà Nẵng không chỉ chiếm được cảm tình của người dân nhiều địa phương trong nước, mà còn là món quà đậm đà dư vị quê hương dành cho người Việt xa xứ.
Theo những hộ kinh doanh lâu năm tại chợ Hàn, những loại mắm này hầu như các địa phương ven biển đều biết làm, nhưng không phải nơi nào cũng làm được như mắm Đà Nẵng. Để ra một hũ mắm vừa thơm ngon, vừa bắt mắt là cả quá trình thực hiện công phu của người làm mắm chắc tay nghề.
Tuy mắm Đà Nẵng có tiếng, nhưng nhiều người làm mắm cho biết không thể thống kê được số lượng hàng bán ra thị trường trong nước bao nhiêu và xuất ngoại bao nhiêu. Mỗi hộ sản xuất trên dưới 10 loại mắm. Mắm bán chạy nhất là mùa du lịch hè hoặc dịp Tết. Để biết doanh thu và số lượng tiêu thụ cụ thể, phải hết năm tổng hợp lại mới biết lời lãi bao nhiêu.
Làng nghề đá chẻ Hòa Sơn
Sản phẩm đá chẻ Hòa Sơn làm ra không kịp bán. Từ khi có nghề đá, cuộc sống của người dân được nâng cao, cơ sở hạ tầng phát triển. Không chỉ thu hút lao động trong xã, nghề chẻ đá Hòa Sơn còn thu hút lao động từ Quảng Nam, Huế , Quảng Ngãi... Làng chẻ đá Hòa Sơn đã tạo cho nhiều người dân ở đây có công ăn việc làm. Rất nhiều người thoát nợ, thậm chí còn phất lên nhờ nghề chẻ đá. Mục tiêu đến năm 2015, nghề đá chẻ sẽ trở thành nguồn thu nhập chính cho người dân xã Hòa Sơn.
Sản phẩm đá chẻ Hòa Sơn có đặc điểm rất cứng và bền, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, được sử dụng làm đá ốp tường, đá lát nền, đá lát sân vườn, đường đi, đá cọc rào, đá ốp bồn hoa, đá bậc thang, tranh đá ốp tường nghệ thuật, trang trí ở các khu nhà vườn như nhà phố, biệt thự, nhà hàng, quán ăn, cafe, khu vui chơi giải trí và khu Resort ven biển...
Tuệ Minh (TH)
Tin mới hơn

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: "Miễn viện phí cho toàn dân từ 2030-2035"
10:02 Tin tức

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề
09:07 Môi trường

6 yếu tố cần thiết khi sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định
09:06 Kinh tế

Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội
09:05 Văn hóa - Xã hội

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập
09:05 Văn hóa - Xã hội