Những điều cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng
1. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng cần được điều trị đúng cách
Theo ThS. BS Trương Văn Quý, trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường có biểu hiện mệt mỏi, sốt tùy mức độ từ nhẹ đến sốt cao 39-40 độ. Sau đó xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2 - 3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ.
Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét làm trẻ đau rát, khó ăn uống. Tiếp đó ở bàn chân, bàn tay, mông cũng xuất hiện các mụn nước, bọng nước, không gây đau rát.
Trẻ bị bệnh tay chân miệng cần được khám điều trị và theo dõi sát để có thể kịp thời phát hiện các biểu hiện nặng của bệnh.
Bệnh có thể biểu hiện thể nhẹ dưới dạng tổn thương da, niêm mạc, sốt nhẹ, mệt mỏi hoặc ở những thể nặng như tổn thương thần kinh biểu hiện như li bì, giật mình, yếu liệt chi. Thậm chí rất nặng như tổn thương cơ qua hô hấp và tuần hoàn với biểu hiện khó thở, phù phổi cấp. Bệnh tay chân miệng thể nặng cần được theo dõi và điều trị tại bệnh viện, đặc biệt ở những cơ sở y tế có các trung tâm hồi sức Nhi khoa.
Vì vậy, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và được hướng dẫn điều trị đúng cách.
2. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ
Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng và các điều trị hỗ trợ. Thông thường bệnh diễn biến trong vòng 1 tuần đến 10 ngày thì các triệu chứng sẽ hết.
Nếu trẻ phải nhập viện điều trị, cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định điều trị của bác sĩ. Các trường hợp trẻ mắc bệnh nhẹ, bác sĩ có thể cho điều trị tại nhà. Cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để trẻ nhanh khỏi và phòng ngừa biến chứng.
Trước hết cần cách ly trẻ bệnh tại nhà. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ thì dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn. Ngoài ra có thể chườm ấm cho trẻ cũng góp phần giảm thân nhiệt và giảm số lần dùng thuốc hạ sốt.
Theo dõi nếu trẻ có các biểu hiện như: Sốt cao trên 39 độ, hạ sốt không giảm, trẻ li bì, giật mình, run tay chân, yếu liệt chi, tím tái… thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc.
Trẻ mắc tay chân miệng cần được bác sĩ khám và hướng dẫn điều trị đúng cách.
3. Giữ vệ sinh phòng ngừa bội nhiễm
Để phòng tránh bội nhiễm, cha mẹ cần lưu ý vệ sinh da cho trẻ, vệ sinh các vùng da có mụn phỏng, nhất là các vết loét trong miệng.
4. Chú ý đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng ngoài việc dùng thuốc và vệ sinh theo hướng dẫn của bác sĩ, cần có chế độ chăm sóc nâng cao thể trạng cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, ăn uống đủ dinh dưỡng.
- Do trẻ sẽ rất khó chịu, đau rát miệng và chán ăn nên cần cho trẻ ăn thức ăn lỏng, ấm, chia thành nhiều bữa nhỏ. Thức ăn nên xay nhỏ, nấu thành cháo, súp giúp trẻ ăn dễ hơn và dễ hấp thu hơn.
- Để tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ nhanh hồi phục sau khi nhiễm trùng đường hô hấp, cha mẹ nên lựa chọn các thực phẩm giàu vitamin A, C như: thịt, trứng, sữa, cá, tôm…; các loại rau có màu xanh sẫm; các loại củ quả có màu vàng đỏ… trong các bữa ăn của trẻ.
Đặc biệt nên cho trẻ ăn thực phẩm chứa nhiều kẽm như: thịt gà, lòng đỏ trứng... vì chất kẽm vừa có tác dụng tăng cường sức đề kháng vừa làm các vết thương, vết loét chóng lành hơn, giúp trẻ nhanh hồi phục.
Nên cho trẻ bị tay chân miệng ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu.
Cần lưu ý: Thức ăn cho trẻ cần được lựa chọn từ nguồn thực phẩm an toàn, đảm bảo đã nấu chín kỹ. Vật dụng ăn uống phải rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi). Không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay. Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa...
Cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.
Hùng Anh/SK&ĐS
Tin liên quan
Tin mới hơn

6 loại vitamin giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
10:30 | 30/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Dầu dành cho chăn nuôi “tuồn” vào nhà hàng, bếp ăn: Hiểm họa khôn lường
10:11 | 26/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Cách ăn uống tốt nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận
10:27 | 24/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

An toàn thực phẩm: Giải pháp cho nhà quản lý và người tiêu dùng
10:05 | 23/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

LUPACELL thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng
15:37 | 13/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi
09:42 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống
Tin khác

Thực phẩm nên ăn vào những ngày nắng nóng và cách đảm bảo an toàn thực phẩm
09:38 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19
09:49 | 30/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh
09:18 | 29/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
14:05 | 21/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 ở Hà Nội
10:05 | 20/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chủ động phòng, chống dịch bệnh giai đoạn giao mùa
09:35 | 16/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Hà Nội kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
10:45 | 08/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện điều trị lao màng phổi
14:31 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Những nguy hiểm tiềm tàng khi lạm dụng thuốc chống viêm - giảm đau trong điều trị xương khớp
14:28 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Herbalife Việt Nam tài trợ Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm thứ 5 liên tiếp
15:58 | 01/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

“ĐÀO TẠO THỰC TẾ LÀ QUAN TRỌNG”
14:59 | 26/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ ăn tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
21:05 | 20/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"
09:00 | 11/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Ngành y tế Hà Tĩnh nâng cao năng lực để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân
09:25 | 09/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe tim mạch
11:26 | 11/11/2024 Sức khỏe - Đời sống

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP