Nhãn lồng Phố Hiến - Hưng Yên đặc sản nổi tiếng
![]() |
Phố Hiến xưa, nằm phía bên bờ tả ngạn sông Hồng, được bao bọc bởi một vùng đất tương đối rộng ở cực nam tỉnh Hưng Yên, mà trung tâm là thành phố Hưng Yên ngày nay. |
Mấy trăm năm nay, Phố Hiến- thành phố Hưng Yên, vẫn nổi tiếng có nhiều nhãn ngon, nhất là nhãn lồng với giống nhãn Hương Chi. Nhãn này được nhân giống từ cây Nhãn Tổ, cây nhãn mà từ ngày xưa, người ta quí, chăm nom chu đáo, giữ gìn như vật quí. Khi quả chín, quan chức nơi đây cử người chảy từng chùm quả, bảo vệ cẩn thận và cử người mũ lọng, cân đai, áo quần chỉnh tề, trống rong, cờ mở, ngựa xe rước lên Kinh Kỳ biếu Vua- tiến vua,nên nhãn Phố Hiến này, được ghi danh là “Nhãn tiến”.
Mấy chục năm trở lại đây, trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế vườn trại,nờn Hưng Yên càng ngày càng có nhiều vườn nhãn và nhiều giống nhãn ngon nổi tiếng. Trên đất Hưng Yên, nơi nơi trồng nhãn, nhà nhà trồng nhãn. Nhãn trồng trong vườn, trang trại, hai bên đường, nơi sân trường, quanh sân nhà, hai bên lối ngõ vào ra,trong khuôn viên cơ quan, trường học, xí nghiệp, trạm, trại, trong khuôn viên đình, chùa, lăng, miếu, am, nhà thờ, bờ hồ, bờ ao, bờ rào, bờ sông, bờ mương, đường phố…Nơi nơi có nhãn, nhà nhà có nhãn; thành phố, làng quê rợp bóng nhãn. Người người, nhà nhà chăm sóc nhãn hàng ngày, hàng tháng, hàng năm.
![]() |
Đến mùa nhãn chín, khắp các chợ, mọi đầu làng, cuối phố, cửa hàng, đường làng xóm bày ra la liệt những nhãn là nhãn. Người người tha hồ ăn nhãn, mua nhãn.
Phố Hiến- thành phố Hưng Yên, quê hương của nhiều giống nhãn, nhất là Nhãn Lồng, nhãn ngon. Đúng là như vậy, mấy trăm năm nay, không ai là không thấy. Người ở gần, ở xa Hưng Yên, ai cũng thấy điều ấy. Bởi, cả tỉnh Hưng Yên, hàng năm diện tích trồng nhãn ngày càng tăng. Nay đã có tới gần 600 ha, hàng năm cho thu hoạch gần 45.000 tấn quả, giá tiền bán nhãn được khoảng 20 tỷ đồng. Số lượng này, thành phố Hưng Yên chiếm tỷ lệ cao, bởi hầu như nhà nào cũng có nhãn do các xã, phường, nhiều gia đình tăng cường trồng nhãn, phát triển nhiều nghề chế biến từ quả nhãn.
Nhãn Hưng Yên có nhiều giống, nhiều loại. Dựa vào tính chất, màu sắc, mùi vị và giá trị thẩm mỹ, giá trị dinh dưỡng, bà con phân ra, rồi đặt tên cho từng loại cây, loại quả, với đặc tính quả của nó. Nào là nhãn nước, nhãn cùi, nhãn điếc, nhãn thóc, nhãn gỗ, nhãn cùi dừa, nhãn hoa nhài, nhãn hành, nhãn trắng(bạch), nhãn đường phèn…Chỉ có Nhãn Đường Phèn, tức Nhãn Lồng, lấy giống từ cây Nhãn Tổ được ương trồng trước cửa chùa Hiến đã vài trăm năm, nay vẫn sum suê, vẫn cho quả sai và ngon. Giống này, theo tương truyền, ông Hương Chi, người ở Phố Hiến cổ, đã dày công lai ghép từ cây Nhãn Tổ, để tạo thành giống đặc chủng, bà con gọi là nhãn Hương Chi. Nay, giống Hương Chi là giống nhãn ngon nhất, nổi tiếng nhất. Giống nhãn này quả to, vỏ mỏng, da vỏ ngoài vàng tươi, cùi dày, màu trong, trắng bóng, nhiều lớp cùi xếp lên nhau, mọng nước, ngọt sắc, đậm vị, hương thơm…Nhãn này, nhiều người thích dùng, do trông đẹp mắt, ăn ngon, bổ dưỡng, làm lễ vật dõng cúng, làm quà biếu, rất trang trọng, rất bắt mắt.
Quả nhãn, vừa là thứ quả ăn ngon, bổ, vừa là vị thuốc quí, chữa trị được nhiều bệnh cho người, cho gia súc, gia cầm bằng hoa, quả, lá. Vì thế, Hưng Yên và nhiều nơi phát triển trồng nhãn, nhất là giống nhãn Hương Chi.
Nhãn nói chung, nhất là nhãn lồng, giống Hương Chi, không chỉ ăn quả tươi, mà còn sấy khô, làm long nhỡn (long nhãn). Người ta đóng hộp quả nhãn, để dùng lâu dài, và xuất khẩu, hoặc ngâm rượu để uống hàng ngày. Ăn quả nhãn chín còn tươi, khi quả" đến nước "là ngon nhất, thú nhất, bổ nhất, như nhà Bác học Lê Quí Đôn, người có tên được khắc trên Bia đặt ở Văn Miếu Hưng Yên và nhiều nơi trong nước, đã nói về ăn nhãn lồng Phố Hiến rất thú vị ở chỗ: "Mỗi lần bỏ vào miệng, thì tận trong răng, lưỡi, đã nảy ra vị thơm, tựa như nước thạch- vị ngọt trời cho". Đúng vậy, nhãn lồng ăn rất ngon, vị ngọt,mựi thơm, ăn no vẫn không thấy chán.
![]() |
Do nhãn quí, nên người ta chú ý nhân giồng bằng nhiều phương pháp , như ương hạt, ghép cành. Mùa nhãn chín, bà con ta phơi, sấy khô quả rồi bóc vỏ lấy cùi làm long nhãn ( nhỡn). Long nhãn cũng bổ, là vị thuốc quí, chữa được nhiều bệnh, được làm vị trong thang thuốc bổ- thuốc bắc , thuốc nam. Long nhãn không chỉ ngâm rượu, mà còn dùng quả để chế ra nhiều loại nước giải khát, bánh kẹo, phẩm vị…
Bây giờ, nhãn, không chỉ có nhiều ở vùng Phố Hiến - Hưng Yên, mà đã đến các tỉnh khắp 3 miền đất nước. Nhãn được trồng ở những địa phương đó cũng sai quả, cho quả ngon, nhưng có nơi nhãn vẫn không ngon bằng nhãn trồng trên đất Phố Hiến - Hưng Yên. Cũng như Vải Thiều ngon, là giống vải được trồng trên đất huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
Tại những nơi ngoài đất Hưng Yên, cũng như nơi trong tỉnh Hưng Yên, đã có nhiều nhãn, cũng sai quả, cũng chế biến nhãn ra nhiều sản phẩm thực phẩm, nước uống và cũng bán trên khắp thị trường trong nước và xuất khẩu ra nhiều nước, nhưng vẫn không được nhiều người ưa chuộng như nhãn và sản phẩm từ nhãn trồng trên đất Phố Hiến - Hưng Yên.
Nói nhãn trồng tại đất Phố Hiến - Hưng Yên mới ngon, bổ hơn, vì nhờ chất đất và sự chăm sóc cây, quả, lá, cành, theo đúng kĩ thật từng thời điểm, và cách lai tạo giống đúng khoa học của qui trình, kĩ thuật.
Nhãn là đặc sản quí giá của Phố Hiến - Hưng Yên cũng như của các miền. Nhãn không chỉ cho đặc sản quí, cho thứ ăn ngon, vị thuốc giá trị, mà còn cho bóng mát, cho củi, cho than và cho cảnh quan đẹp, cho búng mỏt, tốt cho môi trường, lợi cho sức khoẻ và sinh hoạt đời sống của con người.
Bởi vậy, bây giờ, thấy khắp nơi trồng nhãn, phát triển kinh tế từ nhãn.Trồng nhãn, không khó, không cầu kỳ, không cần kén chọn đất và tốn rất ít công sức, thời gian, tiền bạc. Trồng nhãn cũng dễ , vì có nhiều cách trồng, như bằng hạt, bằng chiết cành, bằng lai ghép. Vốn đầu tư cho trồng nhãn cũng không nhiều, dù trồng nhiều một lúc. Mua cây nhãn giống cũng dễ, không tốn nhiều tiền- chỉ vài chục nghìn một cành hay một cây nhãn chiết . Muốn có cây nhãn giống, cũng dễ đánh bầu và dễ vận chuyển đi xa mà vẫn đảm bảo cây sống xanh tươi.
Trồng cây nhãn chiết, ghép, độ một, hai năm, đã cho thu hoạch nhiều quả. Trồng bằng hạt chỉ dăm năm đã cho thu hoạch. Trồng bằng ghép cây, chiết cành thì có cây cho quả sớm hơn, cú thể sau 1 năm. Cây nhãn cho thu hoạch hàng năm và nhiều năm - có khi hàng chục , hàng trăm, vài trăm năm, như cây Nhãn Tổ ở cửa chùa Hiến trên đất Phố Hiến, thuộc phường Hồng Châu.
Nhiều gia đình giàu có nhanh, đời sống sung túc, nhà cửa khang trang, đồ gia dụng đầy đủ, sang trọng, nhờ có nhãn. Bây giờ, Phố Hiến- thành phố Hưng Yên và nhiều địa phương trong tỉnh, trong nước giàu lên, đẹp hơn, cũng nhờ nhãn và do có nhãn. Nhãn là bạn của mọi nhà, là tài sản lớn, và là đặc sản quí giá của Hưng Yên, của nước ta. Vỡ thế, nhân dân Hưng Yên nói riêng, nhân dân cả nước ta đã và đang ra công trồng, chăm sóc, hỗ trợ nhau phát triển giống nhãn ngon- nhãn quí, nhất là giống nhãn lồng mang tên Hương Chi.
Tin liên quan

Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết
14:56 | 14/01/2025 OCOP

Hưng Yên: Làng nghề cây cảnh ảnh hưởng nặng sau mưa lũ
09:17 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân

Thăm làng nghề làm ‘mặt nạ giấy bồi’ chơi Trung thu ở Hưng Yên
11:36 | 09/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng
09:40 | 30/06/2025 Kinh tế

Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch
10:28 | 26/06/2025 Kinh tế

Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo
09:35 | 25/06/2025 Kinh tế

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan
10:54 | 24/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững
10:00 | 19/06/2025 Kinh tế

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển
23:09 | 15/06/2025 Kinh tế
Tin khác

Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi
15:19 | 10/06/2025 Kinh tế

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí
09:40 | 09/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút hơn 16.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2025
10:46 | 03/06/2025 Kinh tế

Phú Yên có thêm hai khu công nghiệp quy mô lớn tạo việc làm hàng chục ngàn lao động
18:16 | 02/06/2025 Kinh tế

Bình Định xử lý “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đối với hàng giả
10:12 | 02/06/2025 Kinh tế

Tín hiệu vui từ xuất khẩu
10:21 | 28/05/2025 Kinh tế

Xã Ninh Hiệp (Gia Lâm): Nhiều hộ kinh doanh, có thu nhập từ cho thuê tài sản chưa kê khai thuế
09:30 | 27/05/2025 Kinh tế

Giá sầu riêng giảm sâu do xuất khẩu gặp khó
09:44 | 23/05/2025 Kinh tế

Bình Định phát triển khu, cụm công nghiệp theo hướng sinh thái tuần hoàn
09:32 | 16/05/2025 Kinh tế

Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng
10:54 | 08/05/2025 Kinh tế

6 yếu tố cần thiết khi sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định
09:06 | 07/05/2025 Kinh tế

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 | 30/04/2025 Kinh tế

Kinh tế làng nghề và cuộc chuyển đổi số
15:44 | 26/04/2025 Kinh tế

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 OCOP

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
10:27 Tin tức

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến
09:19 Tin tức

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 Văn hóa - Xã hội

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới
19:21 Tin tức