Nguy cơ mai một làng nghề truyền thống mây tre đan Ninh Sở
Nghề mây, tre, giang đan truyền thống xuất hiện ở Ninh Sở khoảng 300 năm, trước kia những người dân vì không có đất và cuộc sống khó khăn, đã phải tạo ra các công cụ sản xuất để đơm đó, đánh lờ, đan giỏ mò cua, bắt ốc… Chính do nhu cầu sản xuất đó mà nghề đan lát được phát triển, không những sản xuất đủ dùng mà còn mang bán sang các vùng lân cận. Gọi là hàng tre đan nhưng người Ninh Sở lại sử dụng các nguyên liệu chủ yếu là mây, nứa, giang hay lùng... là những loại cây thuộc họ tre nhưng rất dẻo và có đốt thưa.
Theo các nghệ nhân làng nghề ở đây cho biết, để có một sản phẩm hoàn thiện, các công đoạn sản xuất mây, tre, giang đan đòi hỏi sự cẩn thận, cầu kỳ từ khâu chọn nguyên liệu. Việc sử dụng nguyên liệu là cây mây, giang, nứa tưởng như đơn giản nhưng thực ra rất khó. Nứa già làm cạp, nứa vừa làm nan, nứa non phải chuốt nan rất mỏng để tết hoa, tết các hoạ tiết trang trí.
Nhân công làm nghề chủ yếu người già trong vùng
Làng nghề mây tre đan Ninh Sở- Thường Tín (Hà Nội), trước kia xã Ninh Sở có 8 thôn thì cả 8 thôn làm nghề nhưng nay nghề chỉ còn được làm ở thôn Xâm Dương, mà cũng chỉ có những người quá tuổi lao động, hay trẻ con tranh thủ lúc nhàn rỗi còn bám nghề.
Chia sẻ về điều này, ông Phạm Văn Thuật trưởng thôn Xâm Dương 2, Ninh Sở, Thường Tín cho biết: “Nghề mây tre đan truyền thống của Ninh Sở chúng tôi đang có nguy cơ bị mai một dần, mẫu mã không có sự cải tiến, thị trường biến động mạnh, người dân trong làng chẳng còn mặn mà với nghề nữa, bởi thu nhập từ nghề quá thấp so với nhu cầu. Hiện nay nhân công đi làm thêm ở các công ty nhà máy là đa số, chỉ còn lại người già và trẻ con bám trụ với nghề. Theo đà này, sớm muộn làng nghề mây tre đan mà cha ông chúng tôi xây dựng nên có nguy cơ thất truyền mất”.
Các sản phẩm mây tre ở làng nghề Ninh Sở chưa có nhiều mẫu mã đa dạng
Các sản phẩm của làng nghề mây tre đan ngày nay cũng hạn chế nhiều về mẫu mã, và các nghệ nhân làm nghề giỏi cũng đã qua đời, thế hệ con cháu không còn mặn mà với nghề này, nên việc đi xuống của làng nghề truyền thống mây tre đan là không thể tránh khỏi.
Là một người làm nghề lâu năm, cô Nguyễn Thị Thân (44 tuổi) thôn Bằng Sở- Ninh Sở- Thường Tín tâm sự: “ngày xưa cả làng đều làm nghề này, thế nhưng bây giờ chỉ còn lác đác mấy người già với trẻ con thôi, mà đây cũng là công việc những lúc nhàn rỗi kiếm thêm vài chục, chứ bây giờ nguyên liệu đắt, lại đòi hỏi cao nên khó làm được nhiều. Không có sức lao động nên mới phải ở nhà làm công việc này, chứ bây giờ thế hệ trẻ họ đi làm xa với đi các nhà máy công ty hết cả rồi”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại làng nghề mây tre đan Ninh Sở, đa phần các sản phẩm làm ra không có thị trường tiêu thụ, không mang lại hiệu quả cao. Ngoài nguyên nhân khách quan đó thì yếu tố nhân lực, thợ lành nghề cũng ảnh hưởng không nhỏ, bởi đa số nghệ nhân ở tuổi “xưa nay hiếm”, thợ có tay nghề lại đếm trên đầu ngón tay, lớp thanh niên phần lớn không mặn mà với nghề mà hầu hết muốn thoát ly để tìm một nghề khác cho thu nhập khá hơn.
Anh Nguyễn Xuân Hoàng chủ sở hữu của xưởng Mây tre đan lớn nhất nhì ở đây chia sẻ với chúng tôi: “Với mong muốn khôi phục lại nghề truyền thông cho làng nghề, anh đã có nhiều buổi nói chuyện dạy nghề miễn phí cho bà con, bên cạnh đó anh đã tạo điều kiện công ăn việc làm cho một số học sinh, sinh viên cũng như người dân trong vùng, thế nhưng tình trạng làng nghề ngày càng đi xuống, anh không biết phải làm sao để níu kéo một quá khứ vàng son của làng nghề nữa rồi”.
Việc bảo tồn và phát triển làng nghề mây tre đan Ninh Sở không chỉ là băn khoăn, là câu hỏi lớn của anh Hoàng, của bà con Ninh Sở mà còn là câu hỏi chung cho tất cả các làng nghề truyền thống Việt Nam hiện tại, liệu có giải pháp nào trước nguy cơ mai một của các làng nghề truyền thống khi mà cơn bão kinh tế đang ngày càng diễn biến phức tạp?
Mạnh Đoàn- Văn Quế
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái
14:35 Nông thôn mới

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 OCOP

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương
14:35 Khuyến nông

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 Tin tức