Người phụ nữ khởi nghiệp thành công mô hình sản xuất giấm từ quả vải
Nhờ có kiến chuyên môn về hóa học, bà Ngân đã nghiên cứu, vận dụng các kiến thức hoá học nhằm tìm ra công thức làm giấm. Trong lần ủ đầu tiên, do chưa nắm được hết quy trình chuyển hóa, lên men của vải thiều, những yếu tố về độ ẩm, thời tiết… nên quá trình điều chế thất bại. Sau đó, bà đã rà soát lại quá trình lên men, điều chỉnh độ ẩm, nhiệt độ phù hợp và bắt đầu đợt ngâm ủ tiếp theo, cứ thử rồi hỏng, hỏng lại làm lại, cuối cùng, những chai giấm đã được điều chế thành công từ quả vải. Mỗi sản phẩm giấm đã được gia đình, bạn bè, đồng nghiệp phản hồi hết sức tích cực và được cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn.
Năm 2014, bà Bạch Kim Ngân đã quyết định thành lập Công ty TNHH Thương mại Ngân Giang Lục Ngạn và đầu tư gần 2 tỷ đồng để xây dựng nhà xưởng, thiết bị, mua nguyên liệu, thùng chứa, in bao bì, nhãn mác, thuê 30 lao động đi thu mua 30 tấn vải để về chế biến, ngâm, ủ. Sau hơn 6 tháng, mẻ giấm vải số lượng lớn đầu tiên đã ra đời và đạt chất lượng ngoài mong đợi.
Sau chặng đường gần 10 năm thành lập và phát triển, Công ty TNHH Thương mại Ngân Giang Lục Ngạn của bà Bạch Kim Ngân đã từng bước khẳng định được thị trường, quy mô nhà xưởng được mở rộng trên diện tích hơn 1000m2 tại huyện Lục Ngạn, mỗi tháng doanh nghiệp sản xuất được từ 20.000 - 30.000 lít giấm cung cấp ra thị trường. Mỗi năm giúp bà con nông dân Bắc Giang tiêu thụ trung bình 50 - 60 tấn cùi vải thiều để sản xuất giấm.
Thứ trưởng Bộ Công Thương - Đặng Hoàng An tham quan sản phẩm giấm Kim Ngân được trưng bày giới thiệu tại Hội chợ tỉnh Thanh Hoá năm 2022
Với những nỗ lực không ngừng đó, nên Công ty TNHH Thương mại Ngân Giang Lục Ngạn đã được các cấp, các ngành ghi nhận, đánh giá cao; vừa qua, sản phẩm giấm Kim Ngân đã được vinh danh là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia, sản phẩm đạt 4 sao OCOP. Đây là những cơ sở, tiền đề vững chắc để góp phần đưa sản phẩm giấm Kim Ngân vươn ra thế giới, nâng tầm thương hiệu nông sản Việt.
Ngoài ra, có những khó khăn lại bắt đầu nảy sinh khi quy mô sản xuất bắt đầu nâng lên, để khắc phục những hạn chế gặp phải, Công ty phải đổi mới, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào trong sản xuất. Bên cạnh đó, nguyên liệu đầu vào cũng là những thách thức rất lớn vì vụ vải thiều diễn ra rất ngắn, đến nay cũng chưa có công nghệ nào bảo quản được vải thiều trong thời gian lâu dài. Do vậy, để chủ động nguồn nguyên liệu, chị Ngân đã cùng tập thể lao động của Công ty cũng phải tự nghiên cứu phương pháp tích trữ nguyên liệu để phục vụ sản xuất tốt nhất.
Sau khi ổn định được sản xuất, kiên trì với từng đơn hàng nhỏ lẻ, tích cực liên lạc với đối tác, tiểu thương tại các chợ; đồng thời, cùng sự đồng hành của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang thông qua các hoạt động như: Hỗ trợ đưa sản phẩm giấm Kim Ngân đi tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ thương mại, hội nghị kết nối cung cầu, diễn đàn trong và ngoài nước, hỗ trợ thiết kế, in ấn với số lượng thử nghiệm mẫu mã chai đóng gói phẩm…
Đến nay, sản phẩm giấm Kim Ngân đã từng bước ghi được dấu ấn riêng và có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng với 5 dòng sản phẩm giấm: Vải thiều, táo xanh, táo mèo, giấm mơ và giấm tỏi ớt, với chất lượng tốt, hương vị đặc sắc, tốt cho sức khỏe; sản phẩm giấm Kim Ngân đã từng bước được đưa vào các hệ thống siêu thị lớn. Ngoài ra, sản phẩm giấm cũng đã được các nhà hàng cao cấp của Nhật Bản tại Sài Gòn và Hà Nội tin dùng.
Không dừng lại phát triển thị trường ở trong nước và Trung Quốc, đến tháng 3/2016, giấm vải thiều đã được xuất khẩu sang Úc và đầu tháng 11/2017, lô hàng đầu tiên được xuất sang Singapore; mặc dù trong thời gian còn rất khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng đến tháng 7/2021, Công ty cũng xuất khẩu được 5.000 hộp giấm tỏi ớt sang thị trường Châu Âu, tháng 10/2022, Công ty tiếp tục xuất khẩu được 3.000 chai giấm tỏi ớt sang thị trường Đài Loan nhằm thử nghiệm, tìm kiếm thị trường. Qua việc xuất khẩu chính ngạch vào thị trường châu Âu, Úc, Trung Quốc, Đài Loan đã giúp doanh nghiệp khẳng định uy tín sản phẩm, từng bước mở rộng thị trường, tăng doanh thu./.
Thúy Vi
Tin liên quan
Tin mới hơn

Cơ hội khởi nghiệp từ nông nghiệp sinh thái
11:07 | 15/09/2023 Khởi nghiệp

Hiện thực giấc mơ sen ở làng Sen
11:21 | 13/09/2023 Khởi nghiệp

Làm giàu từ nghề mộc truyền thống
10:33 | 12/09/2023 Khởi nghiệp

Quyết tâm thoát nghèo của chàng trai Khơ Mú
09:15 | 25/08/2023 Khởi nghiệp

Doanh nhân Hà Văn Nam và những hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa
12:13 | 22/08/2023 Khởi nghiệp

Thái Nguyên: Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả với phong trào thanh niên lập nghiệp
08:52 | 18/08/2023 Khởi nghiệp
Tin khác

An Giang: Khởi nghiệp từ cua muối
08:52 | 16/08/2023 Khởi nghiệp

Nuôi gà công nghệ cao mang lại thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm
09:43 | 14/08/2023 Khởi nghiệp

Hội An: Phụ nữ khởi nghiệp với mô hình Workshop
15:58 | 04/08/2023 Khởi nghiệp

Thanh niên tìm hướng phát triển kinh tế ngay tại quê hương
14:35 | 24/07/2023 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp trên vùng đất quê hương
10:18 | 05/07/2023 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp trên vùng đất khó
09:10 | 29/06/2023 Khởi nghiệp

Thái Nguyên: Khởi nghiệp từ du lịch cộng đồng
14:01 | 21/06/2023 Khởi nghiệp

Phát triển kinh tế nhờ kết hợp du lịch gắn với nông nghiệp
11:00 | 13/06/2023 Khởi nghiệp

Sắp thành lập Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo quốc gia
09:34 | 08/06/2023 Khởi nghiệp

Thừa Thiên Huế: Khởi nghiệp tại mảnh đất quê nhà
13:40 | 31/05/2023 Khởi nghiệp

Thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp gắn với mô hình hợp tác xã
16:38 | 30/05/2023 Khởi nghiệp

Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc): Nhà máy sữa Vĩnh Tường góp phần phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới.
11:35 | 16/03/2023 Khởi nghiệp

Nghệ An: Chàng trai khởi nghiệp trồng dâu tây Đà Lạt
15:33 | 28/02/2023 Khởi nghiệp

Làm chủ công nghệ sản xuất gà giống
10:37 | 22/02/2023 Khởi nghiệp

Thanh Hóa: Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
15:42 | 13/02/2023 Khởi nghiệp



Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới
20:30 OCOP

Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền
20:29 Tin tức

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
20:29 Môi trường

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
20:29 Làng nghề, nghệ nhân

Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản
20:28 Khuyến công










