Hà Nội: 19°C Hà Nội
Đà Nẵng: 24°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 23°C Thừa Thiên Huế

Nghĩa Hưng gìn giữ giá trị văn hóa các làng nghề truyền thống

LNV - Huyện Nghĩa Hưng là vùng đất sản sinh ra nhiều ngành nghề thủ công truyền thống mang đậm “hơi thở” quê hương gắn với đời sống cộng đồng dân cư. Trải qua thăng trầm lịch sử, các làng nghề truyền thống ở Nghĩa Hưng vẫn được các thế hệ người dân lưu giữ, kế thừa và không ngừng phát triển, tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.


Nghề sản xuất nón lá truyền thống ở thôn Đào Khê Hạ, xã Nghĩa Châu.

Trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng hiện còn lưu giữ được các làng nghề thủ công, tập trung ở 4 nhóm nghề: đan lát thủ công các sản phẩm từ mây, tre; sản xuất các sản phẩm từ cói; làm đồ chơi dân gian; chế biến thực phẩm. Các làng nghề làm nón lá Đào Khê Thượng, Đào Khê Hạ (xã Nghĩa Châu), làng nghề đan cói xuất khẩu Đồng Nam (xã Nghĩa Lợi) đã được UBND tỉnh công nhận là làng nghề của tỉnh. Mỗi làng nghề đều mang nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng vùng nông thôn trong huyện. Trong số các làng nghề truyền thống ở Nghĩa Hưng, làng nghề đan cói xuất khẩu Đồng Nam (xã Nghĩa Lợi) có tuổi đời trẻ hơn so với các làng nghề khác nhưng lại mang dấu ấn của một thời kháng chiến hào hùng. Người dân nơi đây luôn tự hào với nghề đan cói của làng không chỉ mang lại nguồn thu nhập giúp các gia đình thoát nghèo mà nghề “cha truyền, con nối” qua nhiều thế hệ này có ý nghĩa đặc biệt. Trong những năm tháng chiến tranh gian khổ, các làn, túi, bị cói… có mặt ở khắp nơi trên cả nước, góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và phục vụ miền Nam trường kỳ kháng chiến. Chính vì vậy, dù trải qua bao nhiêu khó khăn nhưng người dân Đồng Nam vẫn quyết tâm giữ nghề, trân quý những sản phẩm mà mình làm ra. Hàng ngày, các hộ gia đình vẫn đều đặn làm ra sản phẩm đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã để cung ứng cho thị trường. Nét đẹp văn hóa của làng nghề Đồng Nam hiện diện trong từng sản phẩm mà người thợ làm ra với những giá trị vừa mang tính thẩm mỹ, thân thiện với môi trường, vừa mộc mạc, giản dị như lối sống của những con người chân quê nơi đây. Trong xã hội hiện đại ngày nay, sự hiện diện của các sản phẩm từ cói trở nên hạn chế nhưng vẫn có sức hút với nhiều người. Bởi lẽ, để làm được một sản phẩm cói đúng chuẩn dù đơn giản hay phức tạp, ngoài đức tính kiên nhẫn, chăm chỉ, đôi bàn tay khéo léo, người thợ còn gửi gắm vào đó cả tâm huyết của mình để đảm bảo rằng mỗi sản phẩm cói của làng xuất ra thị trường đều mang hồn cốt và bản sắc riêng, không đại trà, không lẫn với các sản phẩm của những địa phương khác. Đó chính là nền móng để làng nghề đan cói xuất khẩu Đồng Nam luôn đứng vững hơn 60 năm trước sự cạnh tranh khốc liệt của các làng nghề thủ công khác trên cả nước, tạo nên bản sắc văn hóa làng nghề. Hiện nay, không chỉ ở xã Nghĩa Lợi, nghề sản xuất các sản phẩm thủ công xuất khẩu từ cói ở Nghĩa Hưng đã lan rộng và ngày càng phát triển ở các xã: Nghĩa Trung, Nghĩa Sơn, Nghĩa Thắng, Nghĩa Bình, Nghĩa Đồng, Nghĩa Lâm, Nghĩa Hùng tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động địa phương với mức thu nhập từ 60-150 nghìn đồng/người/ngày. Với hơn 100 mẫu mã phong phú, đa dạng, các sản phẩm thủ công từ cói xuất khẩu của Nghĩa Hưng như: chiếu, bình, giỏ, bị, thảm, túi… đã vào các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… và đáp ứng nhu cầu của nhiều phân khúc thị trường.

Ở Nghĩa Hưng, nghề làm nón lá trước kia tập trung ở các làng: Phù Sa Thượng, Hưng Thịnh (xã Hoàng Nam); Đào Khê Thượng, Đào Khê Hạ (xã Nghĩa Châu). Ngày nay, nghề làm nón ở xã Hoàng Nam dần bị mai một, toàn xã chỉ còn hơn 40 hộ dân làm nghề thời vụ. Còn ở xã Nghĩa Châu, nghề làm nón lá không chỉ phát triển ở 2 thôn: Đào Khê Thượng (612/1.223 hộ làm nón), Đào Khê Hạ (700/1.542 hộ làm nón) mà còn phát triển toàn xã và các vùng lân cận. Có thời điểm, xã Nghĩa Châu có tới hơn 80% hộ dân làm nghề. Năm 2020, tổng lãi thu nhập từ nghề làm nón lá toàn xã đạt 6 tỷ đồng/năm. Theo các cụ cao tuổi trong làng thì nghề làm nón lá ở Nghĩa Châu xuất hiện từ những năm 1940. Xưa người dân trong vùng đã có câu thơ: “Muốn ăn cơm trắng, cá trê/ Muốn đội nón đẹp thì về Đào Khê”. Ở vùng đất này, ban đầu nón lá làm ra chỉ để thực hiện chức năng thuần tuý là che mưa, nắng, phục vụ các bà, các chị ở nông thôn nhưng giờ đây nón lá Nghĩa Châu còn là món quà lưu niệm xinh xắn, đầy ý nghĩa cho du khách, đồng thời luôn có mặt trong những điệu múa nón uyển chuyển, nhịp nhàng cùng với áo dài truyền thống đã làm nên nét duyên dáng cho thiếu nữ Việt Nam trên sân khấu. Về xã Nghĩa Châu hôm nay, đi đến đâu cũng gặp hình ảnh nhà nhà, người người làm nón. Nhìn những đôi tay thoăn thoắt, miệt mài khâu chằm những chiếc lá vào vành nón mới thấy sự tỉ mỉ và khéo léo, tâm huyết của các bà, các chị gửi vào mũi kim. Bà Trần Thị Hinh, một hộ sản xuất nón lá thôn Đào Khê Hạ cho biết: “Để làm ra một chiếc nón phải trải qua nhiều công đoạn. Những chiếc lá cọ, lá lôi thu mua từ các tỉnh miền núi được cho vào máy vò rồi đem phơi nắng cho đến khi lá chuyển sang màu trắng ngà. Sau đó, người thợ là lá bằng cách đặt lá lên lưỡi cày đã được hơ nóng, rồi dùng “bàn là” được chế từ miếng giẻ miết nhanh sao cho lá phẳng mà không giòn, nát. Tiếp đến là công đoạn lên vành. Vành nón được làm bằng cật tre hoặc nứa, mỗi nón có 16 vành, giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềm mại. Sau đó lá được xếp lên khuôn, giữa 2 lớp lá nón là một lớp mo nang lạng thật mỏng. Khi khâu, người thợ phải thật khéo léo đưa mũi kim đều đặn, không bị lộ những nút nối. Cuối cùng là công đoạn viền nón. Chiếc nón khi hoàn chỉnh được trang trí thêm nhiều hoạ tiết phong phú, sinh động”. Ở Nghĩa Châu, từ người già đến người trẻ, đàn ông hay đàn bà đều thành thục nghề làm nón, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước cùng giữ gìn nghề truyền thống. Cụ Linh Văn Miễn, một người dân trong làng cho biết: “Với người dân Nghĩa Châu, làm nón để duy trì truyền thống của ông cha mang lại lợi ích kinh tế, giải quyết việc làm cho bà con, nhất là những lúc nông nhàn. Cùng với làm nông nghiệp, nghề làm nón đã giúp nhiều gia đình ở Nghĩa Châu có cuộc sống ổn định, con cái được học hành đầy đủ”. Mỗi ngày, một người dân Nghĩa Châu có thể làm được từ 2-5 chiếc nón, giá bán bình quân từ 20-25 nghìn đồng/chiếc. Ngày nắng cũng như ngày mưa, dân trong làng ngồi tại nhà với một vài vật dụng đơn giản cũng có thể kiếm ra tiền. Nón lá Nghĩa Châu nổi tiếng bởi độ mỏng, thanh thoát, đường kim, mũi chỉ đều, đẹp nên người tiêu dùng rất ưa chuộng. Mỗi nhà thường có 2-3 người chuyên làm nón, cứ từ 7-10 ngày, nón lá lại được người dân mang ra chợ Đào Khê bán sỉ cho các nhà buôn. Bình quân mỗi ngày chợ Đào Khê tiêu thụ khoảng hơn 2.000 chiếc nón lá. Chợ Đào Khê thường họp từ sáng sớm và chỉ bán nón lá cùng các nguyên phụ liệu làm nón (mo nứa, lá nón, cước, chỉ…). Chợ nón Đào Khê không chỉ là nơi để người làng đến bán sản phẩm, mua nguyên liệu phục vụ sản xuất mà còn là điểm trung chuyển cung cấp nguyên liệu cho những hộ làm nghề của các xã: Hoàng Nam, Nghĩa Thịnh, thị trấn Quỹ Nhất… Tại huyện Nghĩa Hưng, chiếc nón lá còn mang ý nghĩa là tặng phẩm đặc biệt và vô cùng thiêng liêng mà con dâu được nhận từ mẹ chồng trong ngày vu quy. Chiếc nón lá do người thợ làng nghề làm ra hiện hữu trong ngày hạnh phúc của nhiều đôi vợ chồng trẻ như một biểu tượng may mắn, chở che cho nàng dâu, đồng thời nhắc nhở nàng dâu biết giữ gìn và trân trọng nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương.

Đặc điểm chung của các làng nghề thủ công ở huyện Nghĩa Hưng chính là sự gắn kết cộng đồng chặt chẽ, trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa làng quê. Khi ghé thăm các làng nghề thủ công nơi đây không khó để bắt gặp hình ảnh người dân quây quần trong nhà, ngoài sân, ngoài ngõ cùng nhau làm nghề với tiếng cười nói rôm rả; người dân cư xử với nhau vui vẻ, hòa thuận. Chính nghề thủ công đã khiến dân làng xích lại gần nhau hơn, tình làng, nghĩa xóm ngày càng bền chặt. Giá trị văn hóa trong các làng nghề truyền thống ở Nghĩa Hưng luôn được các thế hệ người dân gìn giữ trong từng sản phẩm thể hiện sự gắn kết giữa con người với con người, gia đình với làng xã. Giá trị văn hóa ấy sẽ còn mãi với thời gian cùng sự phát triển xã hội hôm nay./.

Theo Báo Nam Định

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

LNV - Nghề sản xuất nón lá trên địa bàn xã Nhơn Mỹ có từ rất lâu đời gắn với làng nghề truyền thống nón lá Gò Găng của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Làm thế nào để bảo tồn, phát triển làng nghề gắn với du lịch là những trăn trở của lãnh đạo xã Nhơn Mỹ hiện nay.
Huyện Phú Xuyên từng bước khai thác tiềm năng du lịch làng nghề

Huyện Phú Xuyên từng bước khai thác tiềm năng du lịch làng nghề

LNV - Những năm gần đây, huyện Phú Xuyên tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng giao thông để từng bước khai thác lợi thế tiềm năng các điểm du lịch làng nghề, quảng bá sản phẩm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Nghề làm muối Bạc Liêu Tinh hoa đến từ biển cả

Nghề làm muối Bạc Liêu Tinh hoa đến từ biển cả

LNV - Bạc Liêu – mảnh đất miền Tây Nam Bộ không chỉ nổi tiếng với những giai điệu cải lương sâu lắng hay lòng hiếu khách chân tình, mà còn được biết đến với những cánh đồng muối trắng tinh trải dài tít tắp. Nghề làm muối nơi đây không chỉ là nguồn sống của bao thế hệ mà còn là biểu tượng đặc trưng, gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa và kinh tế của người dân vùng biển.
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Tài hoa của nghệ nhân

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Tài hoa của nghệ nhân

LNV - Làng lụa Vạn Phúc, nằm bên bờ sông Nhuệ hiền hòa thuộc quận Hà Đông, Hà Nội, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam. Với lịch sử hơn 1.000 năm, nơi đây không chỉ là cái nôi của nghề dệt lụa mà còn là biểu tượng văn hóa, thể hiện sự tinh tế và tài hoa của người thợ làng nghề Việt Nam.
Bến Tre: Ý tưởng điêu khắc độc đáo từ cây, trái quê hương

Bến Tre: Ý tưởng điêu khắc độc đáo từ cây, trái quê hương

LNV - Với đam mê điêu khắc cùng nguồn nguyên liệu sẵn có, anh Bùi Văn Ngưng (SN 1981) đã tạo nên nhiều sản phẩm độc đáo từ những gốc cây, trái dừa khô,... có giá trị kinh tế, thẩm mỹ cao. Đặc biệt, tác phẩm “Đĩa Trái Cây Ngũ Quả” của anh còn được trưng bày tại Vòng xoay Ngã Năm (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), thu hút không ít du khách đến tham quan.
Bình Định: Mai khoe sắc vàng đón Tết

Bình Định: Mai khoe sắc vàng đón Tết

LNV - Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang cận kề, các nhà vườn trồng mai trên địa bàn thị xã An Nhơn - nơi thủ phủ mai vàng lớn nhất miền Trung tất bật đưa mai ra chào khách với những tác phẩm đẹp, lạ, độc đáo thỏa mãn thú chơi mai của thượng đế.

Tin khác

Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

LNV - Chè Thái Nguyên từ lâu đã là niềm tự hào của vùng đất trung du, nơi những đồi chè xanh bạt ngàn với hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, chè Hảo Đạt không chỉ là biểu tượng cho chất lượng mà còn là niềm tự hào với những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật làm chè truyền thống. Nghệ nhân Đào Thanh Hảo, Giám đốc Hợp tác xã chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) chính là minh chứng sống động cho sự tài hoa và tâm huyết của người làm chè.
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới

Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới

LNV - Nhân dịp chào Xuân Ất Tỵ 2025, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam NGUT Trịnh Quốc Đạt đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam về những thành quả của Hiệp hội trong năm vừa qua và những hoạt động nổi bật trong năm mới 2025.
Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết

Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết

LNV - Những năm gần đây, những loại trái cây độc, lạ như dừa dát vàng, bưởi hồ lô, bưởi đỏ tiến vua... thường được nhiều người lựa chọn để bày mâm ngũ quả ngày Tết, khiến cho mặt hàng này trở nên hút khách mỗi dịp cuối năm.
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Festival nghề muối Việt Nam

Festival nghề muối Việt Nam

LNV - Festival nghề Muối Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 6-8/3/2025 tại Bạc Liêu với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.”
Giữ lửa nghề tò he Xuân La

Giữ lửa nghề tò he Xuân La

LNV - Thôn Xuân La, một làng quê yên bình thuộc huyện Phú Xuyên, Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng với nghề nặn tò he truyền thống. Nơi đây, những bàn tay khéo léo của người nghệ nhân đã thổi hồn vào những khối bột đơn sơ, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật sống động, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam

Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam

LNV - Làng nghề đúc đồng Đại Bái, thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, từ lâu đã trở thành một biểu tượng văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Đây là một ngôi làng nổi tiếng với nghề đúc đồng truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay làng Đại Bái không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm đúc đồng tinh xảo mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Quảng Ngãi:  Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết

Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết

LNV - Xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa, (tỉnh Quảng Ngãi) từ lâu được biết đến là làng nghề chuyên sản xuất các loại bánh truyền thống, không những phục vụ trong tỉnh mà còn được đưa đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành khác. Ngoài bánh mì xốp, nơi này còn có những lò sản xuất bánh nổ, bánh thuẫn. Dẫu không còn nhiều hộ sản xuất như thời hưng thịnh, nhưng những sản phẩm từ nơi đây vẫn được duy trì phát triển và có vị trí trên thị trường.
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm

Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm

LNV - Nghệ An là một tỉnh có nhiều nghề thủ công truyền thống. Các làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển thăng trầm của lịch sử. Xuất phát từ việc tranh thủ khoảng thời gian nông nhàn trong sản xuất, đồng thời tận dụng nguồn nguyên vật liệu tại địa phương, người nông dân đã làm ra các sản phẩm thủ công nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của chính bản thân, gia đình. Dần dần, việc sản xuất các sản phẩm thủ công được phát triển và chuyên môn hóa.
Làng xôi Phú Thượng

Làng xôi Phú Thượng

LNV - Ẩn mình bên bờ Tây Hồ, làng Phú Thượng, thuộc quận Tây Hồ (Hà Nội) nổi tiếng với nghề làm xôi truyền thống đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Được mệnh danh là "làng xôi", Phú Thượng không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp bình yên của làng quê mà còn bởi những món xôi độc đáo với hương vị đặc biệt.
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết

Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết

LNV - Làng Thế Chí Tây xã Điền Hòa, huyện Phong Điền, (tỉnh Thừa Thiên - Huế) được UBND tỉnh công nhận là Làng nghề mai cảnh vào cuối năm 2018. Tháng 12/2021, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ công nhận nhãn hiệu tập thể “Làng nghề truyền thống mai cảnh Thế Chí Tây”. Hiện nay, Làng nghề mai cảnh đang được phát triển và ngày càng phong phú, đa dạng hơn.
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

LNV - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Khoái Châu, một vùng trồng nhãn trọng điểm, có diện tích lớn nhất tỉnh Hưng Yên, chàng trai trẻ Trần Minh Đức luôn tự hào về một loại trái cây ngon nức tiếng một vùng xưa nay của quê hương mình. Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây rất thích hợp cho sự phát triển của cây nhãn. Đặc biệt là giống nhãn lồng được xem sản vật “tiến vua” nổi tiếng mà không nơi nào sánh được.
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

LNV - Chè Thái Nguyên từ lâu đã là niềm tự hào của vùng đất trung du, nơi những đồi chè xanh bạt ngàn với hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, chè Hảo Đạt không chỉ là biểu tượng cho chất lượng mà còn là niềm tự hào với những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật làm chè truyền thống. Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo - Giám đốc Hợp tác xã chè Hảo Đạt chính là minh chứng sống động cho sự tài hoa và tâm huyết của người làm chè.
18 điểm du lịch gắn với làng nghề   và làng nghề truyền thống

18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - Theo Sở NN&PTNT HàNội, thành phố Hà Nội có 2 môhình làng nghề truyền thống đã áp dụng thành công mô hình phát triển làng nghề truyền thống, ditích văn hóa gắn với du lịch nổitiếng, là: Làng gốm sứ Bát Tràngvà làng lụa Vạn Phúc.
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết

Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết

LNV - Những ngày này, nhiều tuyến đường quê ở làng chiếu Định Yên huyện Lấp Vò, (tỉnh Đồng Tháp) được nhuộm vàng, nhuộm đỏ bởi những bó lát dệt chiếu, báo hiệu mùa sản xuất Tết rộn ràng đang về.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc

Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc

LNV - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng tin tưởng với sự đoàn kết, nhất trí, sự đồng tâm, sự nỗ lực của tất cả các cấp, ngành, các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đưa Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc,
Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025

Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025

LNV - Sáng 5/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1, thảo luận cho ý kiến về tình hình kinh tế-xã hội tháng 1 và triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, xây dựng kịch bản tăng trưởng của các
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên

LNV - Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới, sáng 5/2, tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tổng
Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao

Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao

LNV - Lực lượng Người có uy tín của tỉnh Quảng Ngãi được xem là cầu nối quan trọng giữa chính quyền và Nhân dân, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Đồng thời, họ tích cực tham gia vào các phong trào thi đua phát triể
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

LNV - Nghề sản xuất nón lá trên địa bàn xã Nhơn Mỹ có từ rất lâu đời gắn với làng nghề truyền thống nón lá Gò Găng của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Làm thế nào để bảo tồn, phát triển làng nghề gắn với du lịch là những trăn trở của lãnh đạo xã Nhơn Mỹ h
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động