Nghề nuôi tôm Cà Mau gặp khó khăn vì dịch bệnh Covid-19
Các cơ sở chế biến tôm cũng bị ảnh hưởng khiến giá tôm sụt giảm
Cụ thể, giá thu mua tôm sú, tôm thẻ chân trắng giảm từ 15% đến 30% so với cùng kỳ (60–200 ngàn đồng/kg tùy loại) Trong khi đó, giá vật tư đầu vào phục vụ cho sản xuất lại tăng khoảng 10%. Thị trường tiêu thụ cũng gặp khó khăn do việc áp dụng giản cách xã hợi đã khiến sức mua của các doanh nghiệp, thương lái giảm mạnh, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Các cơ sở chế biến tôm nhỏ, lẻ chưa đáp ứng các điều kiện sản xuất trong thời điểm dịch bệnh theo quy định Nhà nước đã phải tạm ngưng hoạt động khiến nguồn tôm nguyên liệu bị tồn đọng, giá tôm giảm.
Bên cạnh đó, thời điểm hiện tại tỉnh Cà Mau bắt đầu bước vào mùa mưa, thêm ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 mà việc tái vụ thả giống nuôi tôm của người dân trong tỉnh cũng giảm nhiều so với thời điểm những tháng trước cả về diện tích và mật độ nuôi.
Người dân nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau gặp nhiều khó khăn vì dịch Covid-19
Ông Nguyễn Thanh Phương, nông dân ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, chia sẻ: “Hiện nay, giá tôm mỗi ngày sụt vài ngàn đồng, không duy trì ở mức ổn định; còn thương lái thì ngày mua, ngày không. Có lúc tôm nuôi đến đợt thu hoạch, nhưng không có thương lái đến thu mua hoặc mua với số lượng ít thì mình cũng đành chịu. Từ đó, gây ra nhiều khó khăn cho người nuôi tôm như chúng tôi. Mong sao dịch bệnh nhanh chóng qua đi để người nuôi tôm chúng tôi sớm ổn định sản xuất, có thu nhập trang trải cuộc sống”.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi người nuôi tôm, đảm bảo an toàn trong sản xuất, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Sở Công Thương tỉnh thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến, tình hình giá tôm trên thị trường để đưa ra khuyến cáo cần thiết cho người dân và doanh nghiệp. Ðồng thời, theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất, đặc biệt là việc cung ứng giống, thức ăn, vật tư phục vụ sản xuất; kịp thời tham mưu thực hiện các biện pháp đảm bảo sản xuất của người dân trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt không để gián đoạn việc vận chuyển vật tư, hàng hoá phục vụ sản xuất.
Để tiếp tục phát triển nuôi tôm siêu thâm canh đạt hiệu quả cao trong thời gian tới các chủ đầm tôm kiến nghị một số vấn đề như sau:
Ngành chức năng tỉnh quan tâm hơn nữa công tác xúc tiến thương mại, đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm, tránh tình trạng ép giá từ các thương lái thu mua đối với người nuôi tôm.
Tỉnh tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với huyện quản lý chất lượng thuốc, hóa chất, thức ăn, vật tư trong nuôi trồng thủy sản; tăng cường quản lý, kiểm tra việc tiêm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu cũng như hoạt động mua bán của các doanh nghiệp, xí nghiệp đối với tôm nguyên liệu có chứa tạp chất.
Vựa nuôi tôm ở Cà Mau
Hỗ trợ thêm trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật; đa dạng hóa hình thức tập huấn, hội thảo theo hướng lý thuyết kết hợp với thực hành để người dân dễ tiếp thu thực hiện.
Chú trọng hỗ trợ đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất vì đây là phương thức tốt nhất để người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn.
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi được tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng để đầu tư phát triển nghề nuôi tôm siêu tâm canh; từ đó đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch nuôi tôm siêu thâm canh của huyện.
Tỉnh Cà Mau có khoảng 255 km bờ biển và được chạy từ đông sang tây. Chính điều kiện tự nhiên này đã tạo cho Cà Mau có một ngư trường rộng lớn và một vùng đất ngập mặn ven biển màu mỡ, rất thích hợp cho nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là con tôm sú. Cũng từ đây, vùng Đất Mũi Cà Mau được mệnh danh là “mỏ tôm” của cả nước.
Bài, ảnh: Di Khanh
Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng
10:54 | 08/05/2025 Kinh tế

6 yếu tố cần thiết khi sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định
09:06 | 07/05/2025 Kinh tế

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 | 30/04/2025 Kinh tế

Kinh tế làng nghề và cuộc chuyển đổi số
15:44 | 26/04/2025 Kinh tế

Vận tải Việt Phúc phát triển theo hướng hiện đại
14:31 | 24/04/2025 Kinh tế

Mường Khương (Lào Cai): Nông dân bước vào thu hoạch chè vụ Xuân
11:20 | 10/04/2025 Kinh tế
Tin khác

Thanh Khê (Đà Nẵng): Phường Thanh Khê Đông ổn định kinh tế, đảm bảo xây dựng cơ bản, tưng bừng “Ngày Hội tháng Ba”
17:12 | 28/03/2025 Tin tức

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi nhím
14:00 | 07/03/2025 Kinh tế

Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập
10:41 | 07/03/2025 Kinh tế

Yến sào tự sôi Kingly – Trao sức khỏe bằng sự tiện lợi
00:00 | 03/03/2025 Tin tức

Duy Tiên (Hà Nam): Sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái
11:36 | 01/03/2025 Kinh tế

Doanh nghiệp Yên Bái tích cực đồng hành, đóng góp quan trọng
10:29 | 24/02/2025 Kinh tế

Đột phá xuất khẩu nông sản Hà Nội
10:39 | 17/02/2025 Kinh tế

Cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi
15:01 | 14/02/2025 Kinh tế

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025
11:13 | 07/02/2025 Kinh tế

Bình Định điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư
10:36 | 20/01/2025 Kinh tế

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
10:35 | 20/01/2025 Kinh tế

Phú Thọ: Bước đột phá về giao thông nông thôn ở huyện Thanh Sơn
09:22 | 16/01/2025 Kinh tế

Chuyển mình của doanh nghiệp vận tải Việt Phúc trong thời kỳ mới
21:43 | 15/01/2025 Kinh tế

An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm
21:42 | 15/01/2025 Kinh tế

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín
11:21 | 30/12/2024 Kinh tế

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân