Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 25°C Thừa Thiên Huế

Nghề làm bánh chưng ở làng Tranh Khúc

LNV - Xuôi về phía Nam Thành phố Hà Nội, cách trung tâm khoảng 15km, thuộc vùng ven sông Hồng, tại làng Tranh Khúc từ các cụ già, cho tới các thanh niên, trẻ nhỏ, ai vào việc nấy, nhịp nhàng với nghề làm bánh chưng truyền thống lâu đời chuẩn bị cho dịp tết Nguyên Đán 2024.

Từ xa xưa, người Việt Nam ta đã sống trong nền văn hóa lúa nước, phải phụ thuộc thiên nhiên rất nhiều. Chính vì thế mà hình ảnh những chiếc bánh chưng trong mâm cỗ ngày Tết với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn tới trời đất đã cho một năm mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu, mang lại một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân. Hình ảnh bánh chưng được bày lên trên bàn thờ cúng để bày tỏ lòng hiếu kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên trong ngày tết dần trở thành truyền thống không thể thiếu của người Việt.

Nghề làm bánh chưng ở làng Tranh Khúc

Ngày nay, xã hội có nhiều sự thay đổi, bánh chưng vẫn là một phần không thể thiếu trong ngày tết, song nhiều gia đình lựa chọn mua bánh làm sẵn thay vì tự tay gói bánh chưng như ngày trước. Nhờ thế, mà các làng nghề truyền thống gói bánh chưng ngày càng có cơ hội phát triển.

Làng Tranh Khúc với khoảng 215 hộ làm bánh chưng nổi tiếng lâu đời và độ thơm ngon. Các sản phẩm của làng nghề không chỉ được ưa chuộng trong khu vực mà còn được tiêu thụ tại nhiều nơi trên toàn quốc.

Chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, đi qua chiến tranh loạn lạc, phiêu bạt khắp nơi. Mãi sau năm 1975, hòa bình, thống nhất đất nước, dân làng quay về tụ cư, làng nghề mới được phục dựng và duy trì, phát triển đến tận ngày nay. Những chiếc bánh chưng vuông vức, đầy đặn không chỉ gửi trọn lòng yêu nghề, mà còn nhắc nhớ cho mỗi người dân làng Tranh Khúc về một thời gian khó bôn ba, bám trụ, giữ lấy nghề của quê hương. Và trước sự đổi thay của xã hội hôm nay, đối diện thêm nhiều thách thức, sản phẩm truyền thống phải cạnh tranh gay gắt để tìm chỗ đứng trên thị trường, thì bánh chưng Tranh Khúc vẫn khẳng định được vị thế của mình, được người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn không chỉ do thương hiệu có tiếng suốt mấy chục năm mà còn bởi chất lượng, hương vị đặc trưng thật sự… khó quên!

Nghề làm bánh chưng ở làng Tranh Khúc

Bên cạnh chiếc bánh chưng xanh vị cổ truyền, người dân làng nghề tiếp tục đổi mới sản phẩm phù hợp đúng thị hiếu, sáng tạo thêm bánh chưng gấc đỏ, bánh chưng cốm xanh,… Tuy vậy, bánh chưng Tranh Khúc vẫn giữ nguyên “bản sắc” với cách gói tay vo thủ công, không cần dùng khuôn mà sắc cạnh, vuông thành 8 góc, hàng trăm chiếc như một, đều nhau tăm tắp. Những mẻ bánh nóng hổi, sau khi luộc sôi vừa lửa, đủ từ 9 đến 10 tiếng sẽ được vớt ra khỏi nồi, đem rửa rồi xếp ngay ngắn, ép ráo nước để kịp sớm mai vận chuyển trên các tuyến phố, tới nhiều tỉnh thành khác nhau.

Thiết nghĩ rằng, dân làng nghề phải có “bí quyết” gia truyền để tạo nên những chiếc bánh chưng thơm ngon, xanh, rền, đậm đà như vậy. Nhưng hóa ra “bí quyết” ấy cũng không có gì quá đặc biệt, nguyên liệu chính cần sử dụng cũng chỉ đơn giản bao gồm lá dong, gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn. Có chăng, đó là sự tỉ mỉ, cầu kỳ ngay từ khâu đầu tiên tuyển lựa nguyên liệu được đúc rút theo kinh nghiệm ông bà xưa để lại. Gìn giữ nghề bằng chữ tâm - chính là “tôn chỉ” quan trọng nhất, và đó cũng là cách ứng xử, tiếp nhận văn hóa truyền thống bao đời nay của người dân làng nghề Tranh Khúc.

Không ngừng củng cố, xây dựng nền tảng vững chắc từ những giá trị đạo đức nghề nghiệp cao đẹp, sản phẩm làng nghề Tranh Khúc xứng đáng vươn tầm đi xa hơn, khẳng định sức mạnh thương hiệu trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập toàn cầu. Đặc biệt, khi làng nghề Tranh Khúc được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho những sản phẩm truyền thống từ năm 2009 đến nay và vinh dự được UBND TP Hà Nội trao tặng Bằng công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” theo Quyết định số 6096/QĐ-UBND ngày 29-12-2011. Với sự quan tâm, hỗ trợ, động viên của các cấp, các ngành, sản phẩm bánh chưng Tranh Khúc ngày càng hoàn thiện hơn về chất lượng, mẫu mã, sử dụng bao bì hút chân không, in logo, ghi hạn sử dụng, mã vạch truy xuất nguồn gốc rõ ràng, gây dựng được niềm tin cho khách hàng và đối tác.

Nghề làm bánh chưng ở làng Tranh Khúc

Nhằm hướng đến mục tiêu bảo tồn và phát triển làng nghề bền vững, huyện Thanh Trì cũng như chính quyền địa phương, luôn tạo điều kiện để người dân làng nghề yên tâm nâng cao giá trị sản xuất, tiếp cận được nhiều kênh bán hàng uy tín trong nước như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn thương mại điện tử,… và có thêm cơ hội xuất khẩu ra thế giới, mở rộng thị trường. UBND huyện đã giao nhiệm vụ cho xã Duyên Hà trực tiếp tổ chức giám sát quá trình sản xuất của các hộ gia đình, đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch, mạng lưới điện chiếu sáng, phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới,... Ngoài ra, để thực hiện chính sách hỗ trợ, thúc đẩy quảng bá, xúc tiến thương mại, UBND huyện cũng tiến hành triển khai: phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch sinh thái; hướng dẫn người dân đăng ký sản phẩm OCOP; tổ chức các sự kiện, chương trình, Hội chợ, Lễ hội văn hóa ẩm thực, Tuần hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng và kết nối giao lưu giữa các đơn vị…

Nhờ sự quan tâm sát sao, kịp thời của các cấp chính quyền thông qua những hoạt động thiết thực, cụ thể, làng nghề bánh chưng Tranh Khúc đã có bước bứt phá, chuyển mình toàn diện. Tín hiệu khởi sắc đáng kỳ vọng từ làng nghề không chỉ đem lại thu nhập ổn định, tạo việc làm cho nhiều người lao động, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện, mà còn làm thay đổi diện mạo địa phương, nâng cao chất lượng đời sống người dân.

Một mùa xuân nữa đã đến, là người Việt Nam, dù ở bất cứ đâu trên mảnh đất hình chữ S, hay ở xa quê hương nơi bên kia bán cầu thì Tết Nguyên đán cổ truyền nhất định không thể thiếu đi cành đào thắm, bánh chưng xanh cho mâm cỗ tất niên thêm phần trọn vẹn, để mọi nhà lại được sum vầy, đoàn tụ, kính cẩn, trang nghiêm, tri ân dâng lên tiên tổ và cùng nhau nguyện ước về một năm mới bình an, thịnh vượng.

Hoàng Yến

Tin liên quan

Thương hiệu bánh cốm Xưa Nay ra mắt sản phẩm mới- Cốm lá Hà Thành và tri ân tổ nghề

Thương hiệu bánh cốm Xưa Nay ra mắt sản phẩm mới- Cốm lá Hà Thành và tri ân tổ nghề

Với bề dày gần 100 năm tuổi trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát triển nghề truyền thống, gia tộc hiệu bánh Xưa Nay đã vinh dự được được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trao danh hiệu “Bảng vàng Gia tộc nghề truyền thống Việt Nam”, và bà Lương Thị Dung đã được phong tặng “Nghệ nhân Làng nghề” năm 2016, Bằng khen vì đạt những thành tích xuất sắc trong bảo tồn và phát triển nghề cốm cổ truyền năm 2023.
Lưu giữ nghề làm bánh đa vừng cổ truyền

Lưu giữ nghề làm bánh đa vừng cổ truyền

LNV - Nối nghiệp cha ông để lại, chị Trịnh Thị Lưỡng, ở thôn Lạng Côn, xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) thành công trong việc áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất bánh đa vừng truyền thống, thơm ngon, có thương hiệu, nổi tiếng trong vùng.
Nghệ nhân bàn tay vàng say mê với nghề truyền thống

Nghệ nhân bàn tay vàng say mê với nghề truyền thống

LNV - Nghệ nhân Phạm Quí Ngọc, người đã có 4 sản phẩm bánh đa cua đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao ở Hải Phòng nhưng vẫn tiếp tục say mê nghiên cứu, cải tiến công nghệ sản xuất với mong muốn cùng những hộ dân địa phương duy trì đưa nghề có lịch sử hơn 100 năm ngày càng phát triển. Trước đó, vào tháng 5 vừa rồi ông đã vinh dự được Hiệp hội làng nghề Hải Phòng trao tặng danh hiệu bàn tay vàng cùng với 4 sản phẩm bánh đa đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Tin mới hơn

Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

LNV - Với dáng người khỏe mạnh, nhanh nhẹn và tháo vát – đúng phong thái của một người thợ thủ công làng nghề. Anh Nguyễn Duy Cường được sinh ra và lớn lên tại làng nghề điêu khắc gỗ Dư Dụ (xã Thanh Thùy – Thanh Oai – Hà Nội). Niềm đam mê nghệ thuật điêu khắc gỗ gần như ăn vào “máu thịt”. Anh là một người có tay nghề giỏi trong làng, anh gắn bó với nghề gần 30 năm nay. Anh đã lặng lẽ biến những khúc gỗ vô tri vô giác thành những tác phẩm nghệ thuật sống động có giá trị nghệ thuật cao.
Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

LNV - Hàng năm, khi con nước nổi cuối cùng rút xuống để lại lớp phù sa màu mỡ đôi bờ, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa khô chạm khẽ những cơn nắng đầu tiên vào miền Tây. Lúc này, Bạc Liêu đẹp nhất khi từng cánh đồng muối trở nên nhộn nhịp, diêm dân tất bật vào vụ thu hoạch.
Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

LNV - Với 48 năm trong nghề, bà Nông Thị Thược ở xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng, Cao Bằng) là người dệt thổ cẩm dân tộc Tày đầu tiên ở Cao Bằng được phong tặng Nghệ nhân làng nghề truyền thống.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một giai đoạn lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

LNV - Dưới đôi bàn tay khéo léo, kỳ công và sáng tạo của các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Đỗ Xuyên tre nứa đã trở thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đặc sắc gắn liền với miền quê Đất Tổ.
Người đảng viên tâm huyết xây dựng làng nghề trên đảo xa

Người đảng viên tâm huyết xây dựng làng nghề trên đảo xa

LNV - Thời gian qua, xã đảo Song Tử Tây (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) đã thu hút một số lượng lớn cư dân đến sinh sống, lập nghiệp. Xuất phát từ mong muốn tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, đảng viên Cao Văn Giáp thực nghiệm ý tưởng phát triển làng nghề gắn với kinh tế biển. Do nhiều năm công tác liên tục trên quần đảo, đồng chí có nhiều vốn sống để chăm lo, giúp đỡ cư dân đảo và ngư dân.

Tin khác

Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

LNV - Vụ nhãn năm nay, bản Hải Sơn và Hồng Nam của xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La vinh dự được công nhận là Làng nghề chế biến long nhãn. Việc thành lập làng nghề không chỉ là điều kiện quan trọng về tư cách pháp nhân để đẩy mạnh, mở rộng hoạt động sản xuất, mà còn tạo điều kiện liên kết hợp tác với các doanh nghiệp trong quảng bá, giới thiệu bao tiêu sản phẩm, đưa thương hiệu long nhãn đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

LNV - Tỉnh Sóc Trăng là địa phương có nhiều nghề và làng nghề thủ công truyền thống với lịch sử hình thành lâu đời, như: Vẽ tranh trên kiếng, đâm cốm dẹp, đan đát, làm bánh pía…
Tìm giải pháp bảo tồn và phát triển phố nghề Lãn Ông trong khu  Phố cổ Hà Nội

Tìm giải pháp bảo tồn và phát triển phố nghề Lãn Ông trong khu Phố cổ Hà Nội

Sáng ngày 20/4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm - gắn với phố nghề Lãn Ông” do Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội kết hợp với Hội Đông y quận Hoàn Kiếm tổ chức.
Khai mạc hoạt động văn hóa

Khai mạc hoạt động văn hóa 'Giữ nghề xưa trên phố' năm 2024

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024 ) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), hướng đến kỷ niệm 300 năm Ngày sinh của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Từ ngày 19/4 -12/5, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa với chủ đề “Giữ nghề xưa trên phố”.
Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

LNV - Giỗ tổ nghề Yến là sự kiện thường niên do Ban quản lý và khai thác yến Cù Lao Chàm tổ chức ở Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi thờ phụng miếu tổ nghề, được xây dựng và hoàn thiện vào thế kỷ XIX.
Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

LNV - Thôn Xuân Hội, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đời nổi tiếng với nghề làm mây tre đan, trải qua thăng trầm lịch sử, bằng sự năng động, sáng tạo, bắt nhịp với xu hướng thị trường người dân nơi đây tiếp tục duy trì, phát triển làng nghề, góp phần thay đổi diện mạo cho quê hương.
Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

LNV - Hàng chục năm qua người dân thôn Phú Yên xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội): vốn là những gia đình công nhân của Nông trường Ba Vì chuyển về xã. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó cây chè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại đây, đem lại giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực của địa phương.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế hiện là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Gia Lai: Nỗ lực gìn giữ, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người đồng bào

Gia Lai: Nỗ lực gìn giữ, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người đồng bào

LNV - Đến với Gia Lai, ngoài trải nghiệm thú vị với các hình thức du lịch cộng đồng, homestay, với ẩm thực đa dạng và phong phú, du khách còn được khám phá nét nguyên bản trong các nghề thủ công. Trong đó, nghề dệt thổ cẩm của người tộc thiểu số Rajai, Bana với bộ trang phục, khăn áo… đã từ lâu trở thành một nét văn hoá đặc trưng của người đồng bào nơi đây.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là món hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một quãng lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.
Hà Nội: Khai trương tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”

Hà Nội: Khai trương tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”

LNV - Ngày 12/4/2024, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Chương trình khảo sát trải nghiệm và công bố tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức với chủ đề “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”. Với các điểm đến, đó là: Đình Đền Nội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai); Làng nghề tăm hương (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa); Làng nghề dệt Phùng Xá (Xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức).
Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

LNV - Khi đến Làng cổ Đường Lâm du khách không chỉ được biết đến với những ngôi nhà cổ xây bằng đá ong hàng trăm năm tuổi mà còn nức tiếng với nhiều món ăn dân dã như chè lam, kẹo lạc,… đặc biệt hơn cả vẫn là món tương nếp nổi tiếng ở làng Mông Phụ.
Thăng trầm nghề đúc lư đồng An Hội ở thành phố hồ chí minh

Thăng trầm nghề đúc lư đồng An Hội ở thành phố hồ chí minh

LNV - Từng nức tiếng với nghề đúc lư đồng truyền thống. Làng nghề đúc lư đồng An Hội nằm trên con đường Nguyễn Duy Cung, thuộc phường 12, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh giờ đây chỉ còn vài hộ gia đình gắng gượng giữ nghề truyền thống. Nghề đúc lư đồng An Hội đang đứng trước nguy cơ mai một. Làm sao có thể giữ nghiệp của cha ông đang là trăn trở của những người còn gắn bó với nghề?
Làng Châm Khê - Nơi giữ hồn quan họ cổ

Làng Châm Khê - Nơi giữ hồn quan họ cổ

LNV - Làng Châm Khê, thuộc phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đã nổi tiếng là một trong những cái nôi của di sản văn hóa phi vật thể Quan họ Bắc Ninh. Nơi đây được xem như một "bảo tàng sống" lưu giữ những giá trị tinh hoa độc đáo của loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc Quan họ Bắc Ninh.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

LNV - Với dáng người khỏe mạnh, nhanh nhẹn và tháo vát – đúng phong thái của một người thợ thủ công làng nghề. Anh Nguyễn Duy Cường được sinh ra và lớn lên tại làng nghề điêu khắc gỗ Dư Dụ (xã Thanh Thùy – Thanh Oai – Hà Nội). Niềm đam mê nghệ thuật điêu khắc gỗ gần như ăn vào “máu thịt”. Anh là một người có tay nghề giỏi trong làng, anh gắn bó với nghề gần 30 năm nay. Anh đã lặng lẽ biến những khúc gỗ vô tri vô giác thành những tác phẩm nghệ thuật sống động có giá trị nghệ thuật cao.
Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

LNV - Những năm gần đây, vấn nạn “thực phẩm bẩn” đang là nỗi lo của cả xã hội, khi một số bộ phận người dân vì lợi ích cá nhân đã đem ra thị trường bán những thực phẩm không rõ nguồn gốc, được ngâm, tẩm hóa chất, phun chất kích thích sinh trưởng…
Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

LNV - Hàng năm, khi con nước nổi cuối cùng rút xuống để lại lớp phù sa màu mỡ đôi bờ, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa khô chạm khẽ những cơn nắng đầu tiên vào miền Tây. Lúc này, Bạc Liêu đẹp nhất khi từng cánh đồng muối trở nên nhộn nhịp, diêm dân tất bật vào vụ thu hoạch.
Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất kh
Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

LNV - Với 48 năm trong nghề, bà Nông Thị Thược ở xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng, Cao Bằng) là người dệt thổ cẩm dân tộc Tày đầu tiên ở Cao Bằng được phong tặng Nghệ nhân làng nghề truyền thống.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động