Nghề đan nón thủ công của dân tộc Ca Dong
Chiếc nón luôn gắn bó với người Ca Dong trong cuộc sống hằng ngày trên xã vùng cao Trà Bui.
Nghề đan nón thủ công truyền thống của người Ca Dong đã có từ rất lâu. Ngày xưa, mỗi khi đi ra ngoài thì người Ca Dong cả đàn ông, phụ nữ, thanh niên, thiếu nữ và những em bé đều đội chiếc nón lá dứa, nón cây giang do người Ca Dong làm ra để phòng khi trời mưa nắng.
Để hoàn thành một chiếc nón, đầu tiên là đàn ông Ca Dong vào rừng tìm lá dứa rừng, thân cây giang và cả cây sa ri. Lá dứa được chọn là những lá dứa già, to, không bị rách được chặt đem về, phơi khô cho tới khi ngả sang màu nâu. Thân cây giang cũng phải già, thẳng, không bị kiến đục lỗ, không bị cụt ngọn được chặt về, chẻ ra thành nhiều mảnh để trên giàn bếp cho thật khô. Cây sa ri sau khi chặt đem về thì dùng rựa đập lấy vỏ để làm sợi.
Khi giang đã khô, người thợ dùng rựa chẻ lấy toàn cật của giang. Mỗi cọng nan phải chẻ cho đều nhau. Kỹ năng và kỹ thuật của người thợ là ở khâu chẻ và vót nan không chỉ quyết định chiếc nón đẹp hay xấu mà còn bảo đảm độ bền của chiếc nón đó nữa. Nếu chẻ nan mỏng quá, thì khi níu múi ở vành ngoài cùng của chiếc nón sẽ tạo cho nón cong vẹo. Còn nếu chẻ nan hơi dày và vót nan không đều, khi níu múi của vành sẽ làm cho nón cứng
Công đoạn lột vỏ của cây sa ri để phục vụ cho nghề đan nón.
Nón của người Ca Dong có các loại: đan theo kiểu nan long mốt, nan long hai - đây là nón được đan hoàn toàn bằng sợi nan của cây giang và loại nón đan theo kiểu hình lục giác, lợp lá dứa rừng. Chiếc nón được đan theo nhu cầu, mục đích sử dụng. Muốn đan loại nón nào, người đan sẽ chẻ nan, chọn lá cho phù hợp với kiểu dáng của nón đó. Ngày trước, tùy thuộc vào từng lứa tuổi và sở thích mà hai loại nón có kích thước cũng khác nhau.
Với người Ca Dong, nón đan theo kiểu hình lục giác thì đơn giản, còn đan nón theo tét mơi (nan long mốt) và tét pái (nan long hai) thì rất tốn công. Bởi nón được đan hoàn toàn là sợi giang. Vì vậy, dù đan theo kiểu gì thì công đoạn gầy nan cho hai loại nón này rất quan trọng. Khi gầy nan, phải chọn chính tâm, nghĩa là những chiếc nan đầu tiên khi gầy phải chính giữa, thì khi đan không bị lỗi mà còn tạo nên một liên kết nan liền nhau. Khi đan bề mặt của nón bao giờ cũng phải khít, cần tránh để lộ những điểm hở để khi gặp phải trời mưa thì nước sẽ không thấm ướt. Chỉ cần nhìn vào múi nan của vành, người Ca Dong có thể biết được tay nghề của người đan nón.
Công đoạn cuối cùng là tạo vòng chóp và làm dây quai nón. Chiều cao khoảng 3 cm, chiều dài khoảng 50 cm, được kết nối thành một vòng tròn tại tâm của nón có đường kính khoảng 15 cm và được níu bởi hai cọng cây giang dáng hình chữ thập, để khi đội và thắt quai thì nón không bị xê dịch. Dây nón cũng được làm từ sợi của cây sari, dẻo và rất bền. Nón đan theo kiểu pót trô, có thể sử dụng từ 5 - 7 năm. Khi hỏng thì được lợp lại lá dứa rừng khác. Còn nón đan theo kiểu nan tét mơi, tét pái thì bền hơn, có thể dùng từ 13 - 15 năm mới hỏng.
Bây giờ ở các chợ của huyện vùng cao Bắc Trà My - nơi sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc Ca Dong, có bày nhiều loại mũ, nón thông dụng. Tuy nhiên, chiếc nón truyền thống được người Ca Dong đội mỗi khi lên rẫy, vào rừng săn bắn, hái nấm, bẻ măng, xuống suối bắt tôm, cá… hay dịp làng vào mùa lễ hội vẫn là vật không thể thiếu trong văn hóa cũng như đời sống hằng ngày của đồng bào dân tộc Ca Dong nơi đây. Chính vì vậy, vẫn còn nhiều người Ca Dong gắn bó với nghề đan nón thủ công để trao đổi lấy lúa, gạo, heo, gà, dụng cụ làm nương rẫy…
Bài, ảnh: Nguyễn Văn Sơn
Tin liên quan
Tin mới hơn
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 | 17/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
21:18 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống
13:59 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước
10:21 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết
10:20 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả
09:17 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết
14:41 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030
10:08 Nông thôn mới
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:01 OCOP
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 Văn hóa - Xã hội
Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn
09:57 Khuyến công
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 Làng nghề, nghệ nhân