Nâng cao hiệu quả trong quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt
Một chủ đề được nhiều nhà báo quan tâm là công tác thu gom, phân loại rác tại nguồn đang được Thành phố Hồ Chí Minh cùng nhiều địa phương trên cả nước đẩy mạnh thực hiện, nhưng đến nay vẫn chưa tạo được chuyển biến rõ rệt trong vấn đề quản lý rác thải tại Việt Nam.
Đồng thời, công nghệ sử dụng để xử lý rác chưa có sự thống nhất. Nhiều địa phương, bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang “loay hoay” giữa các phương thức: chôn lấp, làm phân compost, đốt phát điện và tái chế, gây khó khăn cho khâu xử lý chất thải sinh hoạt của từng địa phương.
Ông Frederic Alloid, Tùy viên báo chí và nghe nhìn (Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam) phát biểu tại toạ đàm.
Tại buổi tọa đàm, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Lý, Sáng lập và Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) chia sẻ, Thành phố Hồ Chí Minh cùng nhiều tỉnh phía Nam đang tập trung vào công nghệ tái chế và công nghệ đốt. Như vậy, người dân chỉ cần phân loại chất thải sinh hoạt của gia đình thành hai nhóm: rác tái chế được như lon bia, chai nhựa… sẽ giữ lại trong nhà để các đơn vị thu mua lại, tất cả các loại rác khác được đem đốt.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện phân loại và thu gom rác tại Việt Nam vẫn chưa hiệu quả do chi phí xử lý rác, bao gồm chi phí về nhân công, vận chuyển, xử lý, đất và quản lý quá cao.
Theo tính toán của CECR, bình quân 1 tấn rác thải tại Việt Nam tốn khoảng 270-300 nghìn đồng để xử lý, trong khi lượng rác sinh hoạt thải ra mỗi ngày trên cả nước là trên 120 nghìn tấn. Con số này đặt ra một bài toán khó cho các nhà quản lý.
Một trở ngại khác đến từ ý thức của chính mỗi người dân, khi có quá ít hộ dân tự giác phân loại rác tại nhà. Theo thống kê của CECR, thời gian xử lý rác thải của mỗi người dân Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1% hoạt động hàng ngày, nên việc phân loại rác nếu chỉ dựa trên sự tự giác mà không có chế tài sẽ rất khó thực hiện.
Mặt khác, ngay cả khi người dân đã thực hiện phân loại rác, nhiều đơn vị thu gom, vận chuyển do vấn đề kinh phí, không thành lập được tổ thu gom chuyên trách nên lại gom hết rác vào một chỗ, gây ra bất cập và ảnh hưởng đến khâu xử lý công nghệ.
Bên cạnh đó, do hơn 70% chất thải sinh hoạt tại Việt Nam là rác hữu cơ, rác “ướt” nên muốn sử dụng công nghệ đốt để phát điện hay xử lý làm phân composite cho những loại rác này sẽ phải cần rất nhiều năng lượng, dẫn đến tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” cho các bên liên quan khi muốn đốt rác để tạo ra năng lượng, nhưng lại phải tiêu tốn năng lượng gấp nhiều lần để có thể đốt được. Vấn đề sử dụng công nghệ nào để xử lý rác tại Việt Nam do đó nhìn chung vẫn còn nan giải.
Một chủ đề thảo luận khác được chú ý tại Tọa đàm là các bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác về vấn đề xử lý rác thải và tính khả thi nếu được áp dụng tại Việt Nam. Trao đổi về vấn đề này, các chuyên gia đã dẫn ra nhiều ví dụ từ các quốc gia có nhiều siêu đô thị lớn trên thế giới như việc thu gom rác phân loại theo tuần, tháng tại Nhật; Hệ thống biến rác thành năng lượng sạch thông qua lò đốt khép kín của Singapore; quy định yêu cầu các nhà sản xuất và bán lẻ sử dụng bao bì sản phẩm hạn chế kim loại và ít giấy hơn để bảo vệ môi trường...
Trong đó, mô hình kinh tế tài nguyên lấy rác thải sinh hoạt làm tài nguyên đầu vào của Hàn Quốc được nhiều chuyên gia đánh giá cao về tính khả thi nếu thực hiện tại Việt Nam. Theo CECR, do chính sách tư nhân hóa cũng như áp dụng tối đa công nghệ khoa học trong công tác thu gom, xử lý và tái chế rác nên đến nay, việc xử lý rác tại Hàn Quốc sử dụng rất ít nhân công nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả; Các bãi chôn lấp rác hầu hết đã ngưng hoạt động vì phần lớn lượng rác đều được tái chế để tiếp tục sử dụng theo hướng “kinh tế tuần hoàn”.
Tại Việt Nam, mặc dù vẫn còn hạn chế trong công nghệ cũng như công tác quản lý, nhưng theo ý kiến của các chuyên gia, các vấn đề này có thể sớm được giải quyết nếu ban hành chính sách chuyển công tác xử lý rác từ Nhà nước sang tư nhân thực hiện, kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, việc quản lý cũng sẽ dễ dàng hơn nếu các đơn vị địa phương có thể thống kê chính xác lượng rác thải mỗi ngày của các hộ dân, khu phố thông qua những phương thức như yêu cầu hộ dân viết nhật ký thải rác theo ngày, hoặc yêu cầu các đơn vị thu gom thực hiện cân rác. Quan trọng nhất, ý thức tự giác phân loại rác và giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân cần được nâng cao thông qua các hoạt động tuyên truyền trên truyền thông, báo chí, để từ đó chung tay cùng chính quyền thực hiện xử lý rác hiệu quả. Các cơ quan quản lý nhà nước cần có những quyết sách hợp lý với tình hình thực tế, bao gồm việc khuyến khích khen thưởng và chế tài xử phạt.
Bài, ảnh: Hồng Giang
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phú Yên triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
13:41 | 07/03/2025 Môi trường

Bắc Ninh: Các cơ sở sản xuất giấy ở làng nghề Phong Khê dừng hoạt động
11:39 | 01/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Không khí ở ngưỡng tốt vào buổi sáng, chiều lại kém
10:16 | 18/02/2025 Môi trường

Cuộc sống mới ở làng nghề ô nhiễm nhất Bắc Ninh
08:41 | 14/02/2025 Môi trường

Để Hà Nội thực sự sáng - xanh - sạch - đẹp
11:14 | 07/02/2025 Môi trường

Hoài Đức phấn đấu trồng 15.000 cây các loại trong năm 2025
12:08 | 03/02/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Bắc Ninh: Mạnh tay xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề
10:13 | 30/12/2024 Môi trường

Dự báo thời tiết ngày 30/12/2024: Hà Nội sương mù, rét ngày đầu tuần
09:56 | 30/12/2024 Môi trường

Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 | 19/12/2024 Môi trường

Gian Hàng Xanh ESG - Mô hình thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững
19:11 | 30/09/2024 Môi trường

HTX Nông nghiệp Sông Hồng nỗ lực khôi phục sản xuất sau bão lũ
09:33 | 27/09/2024 Môi trường

TP. Hồ chí minh: Nhiều giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề
10:35 | 12/09/2024 Môi trường

Bình Định: Ngành may mặc chủ động chuyển đổi xanh
10:55 | 11/09/2024 Môi trường

Đồng Nai: Sắp diễn ra Tuần lễ Xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu 2024
11:17 | 26/08/2024 Môi trường

Bảo vệ môi trường làng nghề
09:42 | 19/08/2024 Môi trường

Xây nhà tình nghĩa cho nữ công nhân vệ sinh môi trường tỉnh Hưng Yên
09:19 | 02/08/2024 Môi trường

Bắc Ninh tìm giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề giấy Phong Khê
09:22 | 18/07/2024 Môi trường

Bình Định xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, hấp dẫn
16:03 | 05/07/2024 Môi trường

Ảnh hưởng của môi trường làng nghề tới sức khoẻ cộng đồng
10:03 | 17/06/2024 Môi trường

Thành phố Hồ Chí Minh: Tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý, gây nuôi động vật hoang dã
10:58 | 07/06/2024 Môi trường

Bắc Ninh: Triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường làng nghề
08:59 | 29/05/2024 Môi trường

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính tham dự khánh thành công trình đập dâng Phú Phong
09:23 Tin tức

Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia
09:22 Nông thôn mới

Trường mầm non Nga Yên Xây dựng trường học hạnh phúc - Lấy trẻ làm trung tâm
09:21 Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”
14:33 Tin tức

TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
14:32 Tin tức









