Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu huyện Phú Xuyên
Làng nghề đan cỏ tế xã Phú Túc
Làng nghề đan cỏ tế ở xã Phú Túc được hình thành từ thế kỷ 17. Tổ nghề là bà Nguyễn Thảo Lâm. Bà đến Phú Túc an cư, lập nghiệp và đã phát hiện ra loại cỏ có thể đan lát thành các vật dụng dùng trong gia đình. Bà dạy bảo nhân dân trong vùng học làm theo và từ đó, nghề được truyền nghề từ đời này sang đời khác.
Sản phẩm làng nghề cỏ tế xã Phú Túc
Trên địa bàn xã có 8 thôn thỉ cả 8 thôn đều được công nhận là “làng nghề truyền thống”. Trên địa bàn xã có 9 doanh nghiệp; hơn 20 tổ hợp sản xuất và hàng trăm hộ cá thể, với hàng nghìn lao động địa phương và một lực lượng lao động lớn của các vùng phụ cận.
Làng nghề sơn mài truyền thống thôn Bối Khê
Sơn mài truyền thống thôn Bối Khê
Nghề sơn mài truyền thống ở thôn Bối Khê (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên) hình thành từ thế kỷ 16. Tương truyền, cụ tổ nghề sơn có tên là Trần Lư. Năm 1527 dưới thời Mạc Đăng Dung, cụ được cử đi xứ Trung Quốc. Từ đây, cụ đã học được nghề làm sơn đem về dạy cho dân.
Nét độc đáo của sơn mài Bối Khê là làm hoàn toàn thủ công và dùng sơn ta (sơn Phú Thọ) để làm ra những sản phẩm sơn mài truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Những sản phẩm sơn mài được làm ra phần lớn đều được chuyển thể từ tranh dân gian Đông Hồ và tranh Hàng Trống.
Làng nghề may comple veston xã Vân Từ
Bộ comple khủng lồ do những bàn tay của người con quê hương thôn Từ Thuận (xã Vân Từ) làm ra
Làng nghề may comple veston xã Vân Từ được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) công nhận làng nghề truyền thống năm 2001. Sản phẩm làng nghề may đã làm thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng và hợp túi tiền của đại đa số người dân lao động.
Hiện nay, lượng khách hàng ở các tỉnh, thành phố đến với làng nghề đặt các hợp đồng may mặc với số lượng lớn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ
Sản phẩm làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ
Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên) nằm ven bờ sông Nhuệ và cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km về phía Nam. Ngôi làng có sức sống bền bỉ hàng nghìn năm. Qua bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những vật vỏ trai, vỏ ốc,... kết hợp với gỗ tự nhiên đã tạo nên nhiều sản phẩm phong phú, đa đạng.
Trước đây, khảm trai được cho là nghề phụ thế nhưng hiện nay toàn xã Chuyên Mỹ có tới 90% hộ gia đình làm nghề truyền thống này và mang lại nguồn thu lớn.
Làng nghề da giầy xã Phú Yên
Da giầy xã Phú Yên
Nằm trên quốc lộ 1A, cách Hà Nội chừng 40km, làng nghề da giày xã Phú Yên (huyện Phú Xuyên) đã hình thành được gần 100 năm và phát triển rầm rộ trong hơn chục năm trở lại đây. Trung bình mỗi năm, Phú Yên cho ra đời khoảng 5 triệu đôi giày, dép da, tương đương với sản lượng cả năm của một nhà máy.
Hiện nay, làng nghề da giầy Phú Yên hiện hữu trong dáng dấp của một làng nghề hối hả, đã hình thành một phố nghề tấp nập đông vui. Khách hàng trong Nam, ngoài Bắc đều đủ cả. Giầy dép ở Phú Yên đủ loại, với hàng ngàn mẫu mã khác nhau, giá cả tùy vào chất lượng và có thể đáp ứng được tất cả nhu cầu của thượng khách từ doanh nhân đến nông dân.
Làng nghề Tò he Xuân La
Làng nghề Tò he Xuân La (xã Phượng Dực) được Hội Di sản văn hóa Việt Nam công nhận “Làng nghề Tò he duy nhất ở Việt Nam”. Năm 2009, “Câu lạc bộ làng nghề truyền thống Tò he Xuân La” được thành lập. Năm 2011, thôn Xuân La được UBND thành phố Hà Nội công nhận làng nghề truyền thống.
Nghề Tò he Xuân La
Tò he là một sản phẩm văn hóa đặc biệt. Nghề nặn Tò he xuất hiện ở làng cách đây 300 năm. Từ bàn tay khéo léo của người dân Xuân La, một ít bột nếp và pha thêm chút phẩm màu, đó là tất cả đồ nghề để những nghệ nhân chế tác, biến hóa chúng thành những hình thù ngộ nghĩnh, đẹp mắt, phù hợp với thị hiếu của mọi khách hàng. Tò he là một nét văn hóa truyền thống được các thế hệ người Xuân La nối tiếp nhau giữ gìn.
Làng thêu Đại Đồng
Làng thêu Đại Đồng (thị trấn Phú Xuyên) có từ năm 1871. Xưa kia, thợ thêu Đại Đồng dùng chỉ màu tự nhiên nhuộm từ củ nâu, củ nghệ, lá móng, hoa hòe, lá chàm, vỏ sò,... với 5 màu cơ bản là: vàng, đỏ, tím, xanh, lục. Tới đầu thế kỷ XX, có thêm chỉ trắng của Pháp và chỉ màu nhân tạo của Trung Quốc.
Nghề thêu tranh Đại Đồng
Làng thêu Đại Đồng không chỉ giữ phong cách thêu truyền thống, người thợ thêu Đại Đồng còn học cách thêu của người Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc để tạo ra nhiều sản phẩm mới, hấp dẫn, đa dạng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Năm 2001, Đại Đồng được công nhận làng nghề truyền thống.
Làng nghề mộc Đại Nghiệp, Đồng Phố xã Tân Dân
Xã Tân Dân có hai làng nghề mộc Đại Nghiệp và Đồng Phố. Đại Nghiệp có 700 hộ dân thì có tới 70% số hộ mở xưởng mộc; 90% số hộ làm nghề, thu hút trên 1.000 lao động trực tiếp làm nghề. Đồng Phố có 720 hộ thì 65% trong số đó mở xưởng mộc; gần 90% số hộ làm nghề và thu hút một lực lượng lớn lao động vệ tinh ở các vùng lân cận. Sản phẩm tiêu biểu là Sập gụ, tủ chè, tủ thờ, tủ đồng hồ, khay, hộp, bàn ghế,... Thôn Đại Nghiệp (năm 2001), thôn Đồng Phố (2007) được công nhận làng nghề truyền thống.
Nghề mộc làng Đại Nghiệp
Làng nghề bánh kẹo Cổ Hoàng
Làng Cổ Hoàng (xã Hoàng Long) xưa có tên gọi là làng Cổ Đường. Số hộ gia đình tham gia làm nghề bánh kẹo chiếm 48%, thu nhập bình quân từ 3-4 triệu đồng/tháng. Chất lượng sản phẩm được chú trọng, các sản phẩm kẹo của làng nghề hiện nay sử dụng 100% đường kính trắng; nguyên liệu lạc củ được lựa chọn kỹ càng, loại bỏ hết các hạt lép, hạt mốc; thóc làm bỏng và chè lam được chọn từ giống hạt nếp quýt đỏ. Chính bởi vậy, khi thưởng thức ta cảm nhận được vị thơm của lúa nếp, vị bùi ngậy của lạc, vị cay của gừng, thật đậm đà hương vị sản phẩm nông nghiệp làng quê Việt Nam. Năm 2014, Cổ Hoàng được công nhận làng nghề truyền thống.
Bài và ảnh: Thạch Văn - Cửu Long
Tin liên quan
Tin mới hơn

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:37 Tin tức

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 Văn hóa - Xã hội

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 Làng nghề, nghệ nhân