Một số làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La
Ở Sơn la, dân tộc H’mông có số dân đông thứ 3. Cư trú chủ yếu ở các vùng núi cao thuộc các huyện: Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu, Thuận Châu và Sông Mã, Mai Sơn, Mường La. Với dân tộc H’mông, bên cạnh nghè làm nương dãy, ruộng nước và chăn nuôi...họ còn có một số nghề thủ công truyền thống đạt kỹ thuật cao mà đặc sắc hơn cả là nghề dệt vải lanh.
Theo lời kể của các cụ già thì nghề dệt vải lanh đã hình thành từ rất lâu, đời trước truyền cho đời sau, đời này truyền qua đời khác. Bất cứ người phụ nữ nào đến tuổi trưởng thành cũng phải biết xe lanh thành sợi để dệt vải phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày của mỗi gia đình. Việc dùng vải lanh đã trở thành tập quán, truyền thống của đồng bào, mặt khác vải lanh lại rất bền có thể gấp 3- 4 lần vải bông nên đồng bào rất thích dùng vải lanh.
Đồng bào dân tộc H’mông thường trồng một loại cây có sợi thớ đó là cây lanh. Cây lanh được trồng trên sườn núi vào tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch, với thời gian sinh trưởng khoảng 3 tháng thì thu hoạch được, nếu để quá 3 tháng, cây lanh già sợi sẽ không tốt. Khi thu hoạch, đồng bào chặt cả cây (cao khoảng 2m) đem về để vài ngày cho tái, sau đó tước lấy vỏ. Vỏ cây lanh được tước ra thành từng sợi nhỏ và nối với nhau một cách khéo léo để không tạo thành mấu ở chỗ nối. Đây là việc làm đòi hỏi nghệ thuật nhẹ nhành, kiên trì, nhẫn nại. Vì vậy, lúc nào phụ nữ H’mông cũng tranh thủ tước và nối các sợi lanh kể cả lúc trên đường hoặc từ nhà lên nương và từ nương về nhà hay trên đường đi chợ... Bước tiếp theo người ta mắc các sợi lanh vào khung và quay cho chúng cuốn lại thành từng cuộn. Sau đó đem cuộn sợi này luộc vào nước tro trong để sợi lanh có màu trắng rồi để cho khô sợi. Việc chuẩn bị sợi đã xong, sẵn sàng để dệt vải.
Đồng bào dân tộc H’mông dệt vải trên một khung cửi rất đơn giản, chỉ có 2 thanh gỗ tiết diện 12cm x 12cm, dài 1,3m đứng cách xa nhau khoảng 50 cm. Giữa 2 thanh gỗ có 4 thanh ngang. Trong đó 3 thanh nhỏ hơn, 1 thanh dài 70cm rộng 30cm dày 2 cm dùng đỡ cuốn sợi, tất cả tạo thành khung cửi vững chãi. Con thoi để dệt khá to, khi dệt người ta buộc khung dựa vào cột nhà, người dệt ngồi trên chiếc ghế đẩu.
Công việc dệt vải lanh thường chậm nên bà con phải tranh thủ sớm tối quanh năm, chủ yếu là mùa đông vì mùa đông công việc trên nương ít. Sau khi dệt thành vải người ta phơi trên phiến đá, dùng đá cuội để dập lên vải cho vải mền, bóng, mịn. Khi vải đã đạt yêu cầu rồi người ta đem nhuộm chàm dùng để may quần áo cho nam giới....
Vải không nhuộm chàm dùng khâu váy cho phụ nữ Mông trắng. Với phụ nữ Mông hoa, Mông đen thì họ vẽ sáp ong trên vải trắng những đường hoa văn hình học theo ý muốn sau đó mới đem nhuộm chàm. Sau khi nhuộm chàm xong là việc thêu hoa, ghép vải thành những hoa văn cầu kỳ. Mô tuýp hoa văn chủ yếu là những hình kỷ hà, hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi, hình soáy. Gam màu chủ yếu là xanh, đỏ, tím, vàng trên nền vải lanh đen. Dân tộc H’mông dùng vải lanh để khâu trang phục và chăn, màn, tạp dề, khăn, xà cạp…
Nghề nhuộm chàm thủ công truyền thống của dân tộc Thái
Nhuộm chàm là nghề thủ công truyền thống của dân tộc Thái tỉnh Sơn La. Sản phẩm làm ra được dùng trong việc may trang phục và đồ dùng trong gia đình. Trước đây bà con dân tộc Thái rất quan tâm tới nghề thủ công này, bởi vật liệu để nhuộm chàm luôn sẵn có và sản phẩm làm ra luôn được người sử dụng yêu thích.
Để tạo ra được sản phẩm này, chỉ những người phụ nữ khéo tay kiên trì có kinh nghiệm có vật liệu thì mới tạo ra được sản phẩm như ý. Việc nhuộm chàm đòi hỏi rất công phu, theo đúng quy trình thì sản phẩm làm ra mới được bền, đẹp... Dụng cụ để nhuộm chàm gồm có: Cây chàm, Chum đựng nước chàm, Nước vôi trong, Chum nhuộm chàm, Tro bếp, Bàn đập vải bằng đá, Chum ngâm lá chàm, Cây sục nước chàm, Cây đập vải.
Thông thường vào tháng 9-10 thời tiết bắt đầu xe lạnh, trời không mưa, người phụ nữ cắt cây chàm mang về rửa sạch ngâm vào chum, sau 2 ngày 2 đêm kiểm tra xem là chàm đã sủi bọt thì vắt hết cuộng và lá vứt đi, để lại phần nước chàm trong chum; Tiếp theo rót 01 bát to nước vôi trong vào chum dùng cây sục chàm súc trong chum khoảng 1 giờ đồng hồ để bọt sủi đều, tạo men cho chàm, sáng sớm hôm sau gạn hết phần nước trong bên trên của chum chàm, chỉ để lại phần đặc ở bên dưới, chuyển sang lọc qua huốt đựng tro bếp rồi đựng vào chum nước chàm; Khi đựng vào chum nước chàm cần đậy cẩn thận để khỏi bụi hoặc con dán, côn trùng khác rơi vào. Như vậy bước tạo ra nước nhuộm đã thành công.
Nhuộm chàm là bước quan trọng không kém việc tạo ra nước chàm. Khi nhuộm thông thường nhuộm theo từng chau vải để may trang phục sẽ cùng màu. Trước hết giặt sạch vải bông và đặt lên bàn đập sao cho vải thật mền, như vậy chàm sẽ rễ dàng ngấm vào từng sợi vải. Sau đó người ta cho vải vào chum nhuộm dót từng gáo nước chàm vào vải rồi dùng tay bóp đều vắt dáo nước, xếp vải thành lớp đặt lên bàn đá để đập khoảng 3 phút sau lại nhúng vào nước chàm bóp đều vắt khô rồi phơi ra nắng. Qui trình này diễn ra 4 lần; Vải chàm được chuyển thành màu xanh đen. Khi nhuộm đến lần thứ 5 cho vải ngâm xuống bùn 1 đêm sau đó bỏ lên giặt sạch mang về cuốn vải thành cuộn tròn có bọc một lớp lá chua (Lá xổm lôm ) đặt vào chõ xôi khoảng 30 phút sau đó bỏ ra phơi. Lần thứ 6 nhuộm qua chàm xong ngâm vào nước vỏ cây dẻ qua 1 đêm đem phơi khô. Dùng 2 kg hạt bông giã nát cho vào nước lọc hết phần cặn dùng phần nước trong để ngâm vải chàm 1 ngày 1 đêm rồi cho vải vào chõ xôi lần thứ 2 theo qui trình như lần 1, sau 30 phút mang giặt sạch phơi khô. Như vậy vải đã được nhuộm xong.
Hiện nay nghề nhuộm chàm thủ công vẫn được một số bà con thuộc các bản, xã, huyện trong tỉnh phát huy. Chắc hẳn nếu một lần đến du lịch cộng đồng Sơn La, du khách sẽ có cho mình và những người thân chiếc khăn piêu được thêu trên nền vải chàm đầy ấn tượng vùng Tây Bắc.
Làng nghề gốm truyền thống Mường Chanh
Làm gốm là một trong những nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Thái tại Sơn La. Nói đến nghề gốm, nổi tiếng nhất nghề gốm ở xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn, (tỉnh Sơn La).
Xã Mường Chanh cách thành phố Sơn La khoảng 20 km về phía Bắc. Đây là xã 100% dân tộc Thái đen, nơi duy nhất còn tồn tại nghề làm đồ gốm thủ công truyền thống. Đồ gốm Mường Chanh nổi tiếng với các sản phẩm chính nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt đời sống của người dân như: Chum, vại, hũ, lọ…được dùng với rất nhiều công dụng như: Đựng nước, ngâm chàm nhuộm vải, đựng muối, mỡ, mắm cá, muối dưa cà rất thơm ngon, dùng chứa hạt giống, đựng thóc, sắn, thức ăn và làm công cụ chăn nuôi gia cầm và các loại con giống làm đồ chơi cho trẻ em.
Đất Mường Chanh là loại đất dẻo, đất sét pha cao lanh có chất lượng tốt. Đất được khai thác trên mỗi thửa ruộng của gia đình và được chuyển về nhà bằng những đôi sọt nan hoặc được nặn thành từng viên tròn gánh về nhà. Khai thác đất lên, đem sản xuất ngay hoặc bảo quản nơi kín gió để dùng dần. Chất đất làm gốm tại Mường Chanh gồm nhiều màu sắc: vàng, hanh đỏ, xanh xám và đen. Trong đó, chất đất kết dính cao nhất trong số loại chất này là loại hanh đỏ.
Trước khi tạo hình gốm, đất được gia công thật nhuyễn, loại bỏ tạp chất bằng cách giã, hay đập tùy theo từng gia đình. Hoa văn trên các đồ gốm đơn giản gắn liền với đời sống của người dân như: Hình ảnh con cá, sóng nước, dải đất…
Gốm sau khi được tạo hình và hong khô thì được đem đi nung gốm. Đây là khâu cuối cùng cũng là khâu quan trọng nhất và quyết định phần lớn chất lượng của sản phẩm. Lò gốm Mường Chanh là loại lò hầm, không được xây mà được đào sâu dưới đất hoặc đào vào sườn đồi, bao gồm có: cửa lò, bầu đốt, buồng nung và ống khói. Thời gian nung gốm mất khoảng 1 ngày (24 giờ), lúc đầu đun to lửa, sau đó cho cháy đều và nhỏ lửa dần, giữ cho gốm chín đều và đem ủ 3 ngày 3 đêm ở trong lò để tạo độ chắc, bền cho gốm, khi nguội hẳn mới dỡ lò. Nhiên liệu nung gốm ở đây chủ yếu là củi mà hầu hết là tận dụng cây, cành khi phát nương rẫy. Để tạo màu sắc cho gốm người thợ cho vào lò một ít lá dẻ, lá cây này khi cháy tạo thành khói đen ám vào sản phẩm và tạo được màu xám đen rất đặc trưng của gốm Mường Chanh.
Bài và ảnh Phạm Thị Tân Thu
Tin liên quan
Tin mới hơn
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới
10:57 Nông thôn mới
Bình Định: Vẻ đẹp hình tượng rắn Naga trên tháp Dương Long
10:57 Văn hóa - Xã hội
Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn
10:57 OCOP
Đặc sắc Phiên chợ nông sản Bình Định lần thứ III năm 2024
10:56 Tin tức
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 Làng nghề, nghệ nhân