Để sản phẩm nông nghiệp Vĩnh Phúc có chỗ đứng vững trên thị trường
Vĩnh Phúc có lợi thế rất lớn về mặt tự nhiên khi có đầy đủ các loại địa hình như đồng bằng, trung du và miền núi, thuận lợi cho sự phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp.
Tỉnh cũng có lợi thế về mặt giao thông, từ đường thủy, đường bộ cho đến đường không, thuận tiện cho việc vận chuyển và giao thương hàng hóa. Đặc biệt, người nông dân Vĩnh Phúc có truyền thống năng động, sáng tạo, cần cù và thông minh trong canh tác nông nghiệp qua hàng nghìn năm lịch sử.
Hiện tại, Vĩnh Phúc có đầy đủ các sản phẩm nông nghiệp khác nhau, tạo nên sự đa dạng và phong phú, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng khắt khe cả về khối lượng và chất lượng của thị trường. Nông sản chủ lực của Vĩnh Phúc có thể kể đến là rau, củ, quả các loại, các sản phẩm thịt, sữa của ngành chăn nuôi và các sản phẩm lâm nghiệp.
Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh đã chuyển đổi được hơn 7.500 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại rau, củ, quả cho hiệu quả kinh tế cao; xây dựng hơn 1.300 cơ sở chế biến nông sản thực phẩm, từ quy mô lớn đến sản xuất nhỏ lẻ kiểu hộ gia đình, trong đó, nhiều cơ sở đã thực hiện chuỗi liên kết trong sản xuất - chế biến - tiêu thụ; hình thành một số vùng sản xuất rau, quả an toàn thực phẩm theo quy trình VietGAP và đưa một số sản phẩm có thương hiệu như thanh long ruột đỏ, ớt quả, chuối tiêu hồng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, góp phần đưa giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác đạt khoảng 150 triệu đồng/ha.
Đến năm 2022, toàn tỉnh có gần 500 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; hàng trăm cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm được chứng nhận VietGAP, HACCP, ISO. Toàn tỉnh cũng đã xây dựng được gần 20 mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn hoạt động ổn định và hiệu quả.
Để có kết quả này, Vĩnh Phúc đã dành kinh phí hàng trăm tỷ đồng hỗ trợ hàng chục nghìn ha giống lúa chất lượng cao, hàng nghìn ha sản xuất rau quả hàng hóa an toàn theo VietGAP và mua sắm hàng trăm máy sản xuất nông nghiệp.
Đồng thời, ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ các hộ chăn nuôi nhân giống lợn ngoại, bò thịt, bò sữa chất lượng cao; hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đối với trâu, bò cho các hộ nông dân tại 57 xã, thị trấn thuộc 8 huyện, thành phố trên địa bàn; dành hàng chục tỷ đồng hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học.
Trồng cây trong nhà lưới và nhân rộng các cây trồng có giá trị kinh tế cao như trà hoa vàng, cây ba kích là những hướng đi hợp lý nhằm mang lại sản phẩm đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng của nông dân Vĩnh Phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng
Cùng với triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, các cây trồng có giá trị kinh tế cao như trà hoa vàng, cát sâm, hà thủ ô đỏ, ba kích tiếp tục được mở rộng. Qua đó, không chỉ góp phần đưa giá trị sản xuất nông nghiệp tăng cao mà còn tạo đà quan trọng để ngành Nông nghiệp tỉnh tiếp tục thực hiện lộ trình hội nhập quốc tế.
Hướng tới nền nông nghiệp chất lượng và hiệu quả
Dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, song sự phát triển của nền nông nghiệp Vĩnh Phúc vẫn được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có.
Trên thực tế, việc cơ cấu lại ngành Nông nghiệp còn chậm, sản xuất nông nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn còn manh mún, nhỏ lẻ; chưa có nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, có thế mạnh, sản lượng lớn, có thương hiệu để giới thiệu, quảng bá và cạnh tranh trên thị trường; công tác dồn thửa đổi ruộng còn nhiều khó khăn; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, nhất là trong lĩnh vực chế biến còn hạn chế… đã và đang là rào cản khiến nông nghiệp của tỉnh khó có thể phát triển với quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên diện rộng.
Trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia sâu rộng vào các Hiệp định thương mại tự do đã mở ra cơ hội để nông sản Vĩnh Phúc có cơ hội “bay cao, vươn xa” nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức.
Để tạo bước đột phá, thúc đẩy ngành Nông nghiệp tăng trưởng, thích ứng với quá trình hội nhập, một trong những nhiệm vụ trọng tâm đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII chỉ ra thời gian tới là tiếp tục đầu tư cho phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản; thực hiện đề án cơ cấu lại sản xuất ngành Nông nghiệp theo hướng ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ khí hóa nông nghiệp, sản xuất hàng hóa gắn kết với tổ chức thị trường, chế biến và xuất khẩu, nâng cao thu nhập và đời sống người dân vùng nông thôn.
Trên cơ sở đó, tỉnh đề ra các giải pháp phù hợp hướng đến mục tiêu phát triển nền nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.
Cụ thể là ngành Nông nghiệp Vĩnh Phúc tiếp tục huy động nguồn lực nhằm chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn; khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao.
Đồng thời, làm tốt công tác xúc tiến thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khai thác cơ hội của các Hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, tạo điều kiện cho xuất khẩu các hàng nông sản chủ lực của tỉnh; tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư sản xuất, kinh doanh, liên kết phát triển các chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm và phát triển thêm các sản phẩm OCOP đạt chất lượng 3 sao cấp tỉnh trở lên.
Tin rằng, với những giải pháp đồng bộ và quyết liệt, sự đầu tư thích đáng cả về con người và nguồn lực, ngành Nông nghiệp Vĩnh Phúc sẽ sớm có chỗ đứng vững chắc và sâu rộng trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế, xứng đáng với tiềm năng và lợi thế sẵn có của mình.
Bài, ảnh: Quang Nam
Tin liên quan
Tin mới hơn

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 | 01/07/2025 OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa
10:31 | 30/06/2025 OCOP

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững
15:29 | 25/06/2025 OCOP

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 | 24/06/2025 OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP
09:52 | 24/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 | 21/06/2025 Tin tức
Tin khác

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 | 19/06/2025 OCOP

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
15:40 | 13/06/2025 OCOP

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP
15:19 | 10/06/2025 OCOP

Bình Thuận có 7 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024
09:38 | 09/06/2025 OCOP

Hà Nội khai mạc sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP và bản sắc văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
10:27 | 06/06/2025 Tin tức

Đại Từ: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới
15:12 | 31/05/2025 OCOP

Nghệ Bắc Kạn Giấc mơ đổi đời của nhiều hộ nông dân
09:52 | 30/05/2025 OCOP

“Nem chua Liên 36” - Đậm đà hương vị xứ Thanh, say lòng thực khách
09:45 | 23/05/2025 OCOP

Hàng trăm sản phẩm OCOP, làng nghề chất lượng tốt đến với người tiêu dùng quận Đống Đa
15:32 | 22/05/2025 OCOP

Huyện Đài Từ: Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
14:18 | 22/05/2025 OCOP

Hà Nội đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP gắn với làng nghề
08:54 | 21/05/2025 OCOP

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 Tin tức

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 Tin tức