Hà Nội: 22°C Hà Nội
Đà Nẵng: 20°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 20°C Thừa Thiên Huế

Mê Linh (Hà Nội): Nỗ lực phấn đấu về đích “Huyện Nông thôn mới” năm 2021

LNV - Bước vào công cuộc xây dựng Nông thôn mới (NTM) từ năm 2010 với xuất phát điểm không cao, nhưng dưới sự nỗ lực lãnh đạo của các cấp chính quyền cùng sự quyết tâm, đồng lòng của nhân dân thì đến nay xây dựng NTM tại huyện Mê Linh như một “cuộc cách mạng” đã đổi thay hoàn toàn và khởi sắc toàn diện từ kinh tế, văn hoá xã hội đến đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao.
Trải qua hai giai đoạn trong 10 năm (2010-2020) thực hiện chương trình số 02 Ctr/TU của Thành uỷ Hà Nội, huyện Mê Linh đã có những kế hoạch cụ thể từ công tác tuyên truyền, vận động cho đến phối hợp với các cơ quan, ban ngành về công tác xây dựng NTM đã được có những kết quả khởi sắc. Đến nay, huyện đã cơ bản đạt 7/9 tiêu chí của huyện NTM. Đã có 16/16 xã hoàn thành cơ bản các tiêu chí, trong đó có 14/16 xã đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn NTM mới (02 xã còn lại đã được chấm điểm và chờ công nhận).

Tính đến quý III/2020 huyện Mê Linh có tổng nguồn vốn huy động đầu tư xây dựng NTM là 1.923.667 triệu đồng. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện được bê tông hoá trên 95%; tổng số thôn có nhà văn hoá là 71/75 thôn đạt 94,67%; số trường đạt chuẩn Quốc gia thuộc huyện quản lý là 56/72 trường; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế là 90,10%, 100% trạm y tế đạt chuẩn; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là 97,8%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 là 56,2 triệu đồng/người/năm. Toàn huyện không còn hộ nghèo.

Tuyến đường Nông thôn mới tại xã Mê Linh


Đáng chú ý, về tình hình phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất của Mê Linh những năm qua luôn giữ vững và phát triển. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng cơ bản-thương mại-dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Với lợi thế nằm trong vùng đồng bằng của sông Hồng, huyện đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung như: vùng sản xuất Rau an toàn quy mô 20 ha tại các xã: Tráng Việt, Văn Khê, Tiền Phong, Tiến Thắng; vùng trồng hoa cao cấp với 650 ha tại các xã: Mê Linh, Đại Thịnh, Thanh Lâm; vùng chăn nuôi tập trung các xã: Liên Mạc, Tự Lập, Chu Phan với 28,55 ha. Theo đó, tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện ước đạt 5.500 tỷ đồng, trong đó thu nội địa ước đạt 1.553,6 tỷ đồng (bằng 157,1% dự toán HĐND giao và 115,9% dự toán HĐND huyện giao, tăng 116,2% so với cùng kỳ). Tổng chi ngân sách ước thực hiện là 2.066,82 tỷ đồng (đạt 99% dự toán, tăng 49,8% so với cùng kỳ).

Mặc dù bị tác động mạnh mẽ bởi dịch Covid-19 (do có người nhiễm bệnh trên địa bàn thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh) nhưng với tinh thần không chủ quan, ngay sau khi phát hiện ca bệnh thì UBND huyện Mê Linh đã chỉ đạo quyết liệt, thực hiện nghiêm việc phong toả và cách ly với 2.973 hộ và 10.872 khẩu trong 28 ngày. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc” khẩn trương kịp thời, chính xác hiệu quả và chủ trương thực hiện nhiệm vụ kép “vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa duy trì phát triển kinh tế” thì tính đến cuối năm 2020, tổng giá trị sản xuất ước đạt 28.235 tỷ đồng (đạt 99,3% kế hoạch, tăng 7,7% so với cùng kỳ) đã góp phần khiến cho giá trị sản xuất công nghiệp tăng 7,8% và giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ tăng 7,4% so với cùng kỳ.

Đặc biệt, trong năm 2020 huyện đã tập trung đầu tư cho 02 xã là Tam Đồng và Tự Lập với tổng số vốn là 169,72 tỷ đồng để hoàn thành tiêu chí NTM; 78,10 tỷ đồng cho 02 xã Liên Mạc và Đại Thịnh hoàn thiện tiêu chí NTM nâng cao. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng có nhiều chuyển biến: với 44 dự án có diện tích thực hiện là 77,4 ha tổng kinh phí bồi thường là 465,5 tỷ đồng (đạt 48,5% kế hoạch và tăng 136% so với cùng kỳ). Công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản và tài nguyên môi trường đạt kết quả tốt. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực và đã tổ chức Đại hội Đảng các cấp từ huyện xuống cơ sở thành công.

Anh Đàm Văn Cường, người dân trên địa bàn huyện Mê Linh chia sẻ: “từ khi có chương trình xây dựng nông thôn mới thì bà con nhân dân chúng tôi đón nhận rất nhiệt tình, trong vòng 3,4 năm trở lại đây tất cả con đường NTM đều được làm lại hơn 90%. Về an ninh trật tự thì từ ngày có Công an chính quy về với các xã thì tình hình được đảm bảo rất chặt chẽ và quy củ. Còn về vấn đề vệ sinh môi trường đã có khu tập trung rác thải, cứ 3 ngày lại có người về thu gom và dọn dẹp.”

Về kết quả thực hiện “Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP” trên địa bàn huyện Mê Linh trong giai đoạn 2018-2020 luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ - HĐND – UBND vào cuộc hăng hái và nhiệt tình. Hiện tại, huyện đang hoàn thiện hồ sơ dự thi OCOP cho 50 sản phẩm và dự kiến sẽ có khoảng 30/50 sản phẩm được xếp hạng từ 3-4 sao trở lên. Tập trung nhiều nhất là nhóm sản phẩm về các loại rau; hoa và quả…

Cánh đồng sản xuất Rau an toàn tại HTX Đông Cao xã Tráng Việt, huyện Mê Linh


Ông Phạm Thành Đô – Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh cho biết: huyện sẽ tiếp tục thực hiện các kế hoạch, đề án trong chương trình xây dựng NTM ở giai đoạn tới. Trong đó, huyện sẽ tập trung vào phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và nâng cao đời sống nhân dân; hoàn thành hai tiêu chí trọng điểm cuối cùng đó là: xử lý khu thu gom rác thải và xây dựng cơ sở hạ tầng trong giáo dục và y tế.

Cùng với đó là tăng cường tối đa nguồn lực xây dựng NTM từ trung ương đến địa phương. Huyện cũng sẽ kiện toàn, rà soát lại và làm tốt công tác chỉ đạo xây dựng NTM trong giai đoạn 2021-2025, Mê Linh sẽ quyết tâm, phấn đấu trở thành huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2021 và sẽ có từ 1,2 xã đươc công nhận NTM nâng cao.

Ông Phạm Thành Đô-Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh


Thời gian tới, huyện sẽ tập trung thực hiện các giải pháp để hoàn thiện 2 tiêu chí còn lại là môi trường và y tế - văn hóa - giáo dục, để cuối năm 2021, có thể hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Như vậy, trong năm 2021 và các năm tiếp theo, địa phương sẽ tập trung chỉ đạo các xã triển khai xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao; quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng phục vụ sản xuất, trường học, cơ sở vật chất, văn hóa đảm bảo đạt theo các tiêu chí cụ thể. Đặc biệt, triển khai có hiệu quả các giải pháp để hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới, đặt mục tiêu cuối năm 2021 có thể hoàn thiện hồ sơ để trình thành phố, Trung ương công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Bài/ảnh: Linh Phùng

Tin liên quan

Tin mới hơn

Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân

Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân

LNV - Hồng Hà là xã ven Sông Hồng, nằm ở phía bắc huyện Đan Phượng của Hà Nội, nền kinh tế chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp và ngành nghề. Năm 2020 xã Hồng Hà đã về đích NTM nâng cao, năm 2022 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hồng Hà đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xây dựng xã NTM kiểu mẫu, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng cao.
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

LNV - Theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 của huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang), địa phương có 17/27 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 62,9%); 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Thái Bình, Mỹ Bằng, Hoàng Khai, Kim Quan, Phúc Ninh, Nhữ Hán); 03 xã Thái Bình, Mỹ Bằng, Phúc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó, năm 2024 có thêm 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Lang Quán); 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Nhữ Hán); xã Phúc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Bắc Giang: Xây dựng nông thôn mới sâu rộng, kiểu mẫu

Bắc Giang: Xây dựng nông thôn mới sâu rộng, kiểu mẫu

LNV - Với nhiều cách làm sáng tạo, nỗ lực và quyết tâm cao trong thực hiện kế hoạch, chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Bắc Giang tiếp tục đạt được những kết quả toàn diện, đi vào chiều sâu, duy trì xây dựng nông thôn mới đứng trong tốp đầu khu vực miền núi phía Bắc.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Xã Vạn Thắng cách trung tâm huyện Ba Vì 07 km, diện tích 990,67 ha, dân số 3.904 hộ, 16.469 khẩu, nền kinh tế của xã đa thành phần gồm sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp, dịch vụ thương mại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ xã Vạn Thắng, sự đồng thuận của nhân dân, năm 2021 Vạn Thắng đã về đích nông thôn mới, năm 2022 xã tiếp tục về đích NTM nâng cao.
Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)

Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)

LNV -Vừa qua, Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã tổ chức lễ trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng. Buổi lễ là một trong những nỗ lực nhằm bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Tày tại địa phương.
Quảng Nam: Dấu ấn Phụ nữ Duy Xuyên trong hành trình xây dựng nông thôn mới

Quảng Nam: Dấu ấn Phụ nữ Duy Xuyên trong hành trình xây dựng nông thôn mới

LNV - Dưới sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Duy Xuyên đã phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, thực hiện nhiều phong trào, hoạt động thiết thực, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.

Tin khác

Sóc Sơn tiến gần mục tiêu “Huyện nông thôn mới nâng cao”

Sóc Sơn tiến gần mục tiêu “Huyện nông thôn mới nâng cao”

LNV - Với việc có thêm 7 xã đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, huyện Sóc Sơn đã có tổng số 18/25 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương về đích “Huyện nông thôn mới nâng cao” trong năm 2025.
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề gắn xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề gắn xây dựng Nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngọc Mỹ có địa giới hành chính nằm cách trung tâm huyện Quốc Oai 1,5km về phía Tây. Có tổng diện tích đất tự nhiên 556,5ha, trong đó đất phi nông nghiệp 195,87ha chiếm 35,2%; đất nông nghiệp 360,63ha chiếm 64,8%. Xã có tổng dân số 12.483 người/3.163 hộ được chia 2 thôn: Ngọc Than, Phú Mỹ. Ngọc Mỹ có làng nghề truyền thống tại 2 làng riêng: nghề nón, mũ lá; Nghề mộc đục chạm cao cấp, mộc dân dụng. Kinh tế của nhân dân chủ yếu sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại nhỏ lẻ. tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định, kinh tế hàng năm đạt tăng trưởng khá, đời sống của người dân từng bước nâng cao.
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng cơ sở đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng cơ sở đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

LNV - Xã La Phù, huyện Hoài Đức (Hà Nội) ngày nay, làng nghề dệt kim đã mai một. Thay vào đó, dịch vụ thương mại đang phát triển và đóng góp đáng kể vào xây dựng địa phương.
Trường THCS Đồng Thái: Địa chỉ đỏ của ngành Giáo dục đào tạo huyện Ba Vì

Trường THCS Đồng Thái: Địa chỉ đỏ của ngành Giáo dục đào tạo huyện Ba Vì

LNV - Trường THCS Đồng Thái, huyện Ba Vì, (Hà Nội), tiền thân là trường phổ Thông dân lập cấp 2 Đồng Khánh, được thành lập từ năm 1959. Sau nhiều năm hoạt động liên cấp 1-2, đến năm 1992 UBND huyện Ba Vì ra quyết định thành lập Trường THCS Đồng Thái.
Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới

Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới

LNV - Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, trong những năm qua, cán bộ và chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm của mình. Họ đã tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn mới thông qua những việc làm cụ thể và thiết thực, góp phần quan trọng vào sự đổi thay tích cực của các vùng quê.
Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển

Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển

LNV - Bên dòng sông Hậu êm đềm, làng nghề sản xuất dây keo tại xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới) là một minh chứng sống cho sự cần cù và sáng tạo của người dân An Giang. Gần 2 thập kỷ qua, nghề làm dây keo đã gắn bó mật thiết với đời sống của hàng trăm hộ dân nơi đây, mang lại nguồn thu nhập ổn định và giữ một nền văn hóa độc đáo. Tuy nhiên, để tiếp tục tồn tại và phát triển, làng nghề cần có những thay đổi mang tính đột phá.
Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới

Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Ngày 24/12, UBND huyện Quỳnh Nhai tổ chức Lễ công bố xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024. Tới dự có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo huyện Quỳnh Nhai và đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn xã.
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề kết hợp xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề kết hợp xây dựng Nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngọc Mỹ có địa giới hành chính nằm cách trung tâm huyện lị Quốc Oai 1,5km về phía Tây. Có tổng diện tích đất tự nhiên 556,5ha, trong đó đất phi nông nghiệp 195,87ha chiếm 35,2%; đất nông nghiệp 360,63ha chiếm 64,8%. Xã có tổng dân số 12.483 người/3.163 hộ được chia 2 thôn: Ngọc Than, Phú Mỹ.
Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới

Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới

LNV - Thời gian qua, Đoàn xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà đã tích cực triển khai nhiều công trình, phần việc thanh niên ý nghĩa, góp phần cùng với chính quyền địa phương và người dân thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) trên địa bàn. Các hoạt động này không chỉ tạo ra những công trình thiết thực mà còn thúc đẩy tinh thần đoàn kết và trách nhiệm của thanh niên trong việc xây dựng quê hương, phát triển cộng đồng.
Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

LNV - Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân, phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn Thành phố Sơn La tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng; hạ tầng đô thị, nông thôn từng bước hoàn thiện theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Bắc Kạn: Nỗ lực của chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện

Bắc Kạn: Nỗ lực của chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện

LNV - Với những giải pháp linh hoạt, sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân cho nên thời gian qua chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại tỉnh Bắc Kạn đang mang lại những kết quả khả quan. Nhờ xây dựng NTM, đến nay diện mạo vùng nông thôn một số huyện tại tỉnh Bắc Kạn đang thay đổi từng ngày, cuộc sống người dân được nâng lên.
Bắc Kạn: Duy trì hiệu quả chuỗi liên kết nông sản từ củ nghệ

Bắc Kạn: Duy trì hiệu quả chuỗi liên kết nông sản từ củ nghệ

LNV - Một số mô hình sản xuất theo chuỗi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, mà còn cung ứng cho thị trường một lượng lớn nông sản rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng. Đặc biệt nhờ xây dựng tốt vùng nguyên liệu đến quy trình sản xuất đến nay công ty cổ phần công nghệ dược liệu Bắc Hà, xã Nông Thượng (TP. Bắc Kạn) đã có các sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp Quốc gia và đang từng bước vươn ra thị trường lớn.
Xây dựng nông thôn mới kinh nghiệm từ huyện Ba Bể: Thuận lợi và Thách Thức

Xây dựng nông thôn mới kinh nghiệm từ huyện Ba Bể: Thuận lợi và Thách Thức

LNV - Với những thế mạnh của mình nhằm phát huy hiệu quả của chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã có những kết quả nổi bật.
Thanh Hóa: Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng nông thôn, vùng khó khăn

Thanh Hóa: Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng nông thôn, vùng khó khăn

LNV - Những năm qua, công tác tổ chức, triển khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững

Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững

LNV - Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang và nhân dân toàn huyện. Ngay từ đầu giai đoạn, Ban chỉ đạo cấp huyện, xã đã xây dựng và ban hành Quy chế thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng thành viên để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nội dung của chương trình.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân

Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân

LNV - Hồng Hà là xã ven Sông Hồng, nằm ở phía bắc huyện Đan Phượng của Hà Nội, nền kinh tế chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp và ngành nghề. Năm 2020 xã Hồng Hà đã về đích NTM nâng cao, năm 2022 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hồng Hà đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xây dựng xã NTM kiểu mẫu, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng cao.
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

LNV - Theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 của huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang), địa phương có 17/27 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 62,9%); 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Thái Bình, Mỹ Bằng, Hoàng Khai, Kim Quan, Phúc Ninh, Nhữ Hán); 03 xã Thái Bình, Mỹ Bằng, Phúc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó, năm 2024 có thêm 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Lang Quán); 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Nhữ Hán); xã Phúc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

OVN - Nhắc đến nước mắm Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung, không chỉ những người trong nước mà cả nước ngoài đều tấm tắc khen hương vị đặc biệt thơm ngon, đậm đà khi đã một lần dùng thử. Có lẽ nhờ bí quyết ủ chượp và chiều dài lịch sử hơn 300 năm, đã kết tinh nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết.
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký các Quyết định công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt  hóa thành sắc màu mùa xuân

Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân

LNV - Bao lì xì không chỉ là món quà mang lời chúc may mắn, mà còn là nét đẹp trong văn hóa phong tục của người Việt Nam vào mỗi dịp Tết. Với những nét vẽ ngây thơ, trong sáng và giản dị trên bao lì xì, các em học sinh của Trường PTCS Dân lập dạy trẻ câm
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động