Măng sạch Quân Hạnh đạt chuẩn OCOP 3 sao
Năm 2013, anh Nguyễn Xuân Quân từ một người làm công việc nhà nước ổn định đã quyết định tìm hướng đi mới trong ngành thực phẩm. Thời điểm đó, anh Quân nhận thấy thực phẩm sạch trên thị trường khá hạn chế, trong khi nhu cầu của con người ngày càng cao và chắc chắn thực phẩm sạch sẽ là xu hướng trong tương lai gần.
Trong cách loại nông sản, anh chọn măng để phát triển bởi anh thấy măng thường bị gắn nhiều thông tin không tốt như nhiều chất bảo quản, có chứa thuốc nhuộm màu…Với quan điểm đó, anh bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu cách bảo quản măng làm sao cho măng tươi được lâu mà không cần đến các loại chất bảo quản. Cứ đến tháng 6 hằng năm, vào vụ măng, anh Quân sẽ thu mua măng củ, măng lá của bà con ở những vùng như Sơn Tây (Hà Nội), Hòa Bình… để muối thử nghiệm.
Anh Nguyễn Xuân Quân tại khu vực chế biến măng sạch
Anh Nguyễn Xuân Quân kể lại, trong suốt 7 năm nghiên cứu, mỗi vụ anh mua từ 50-70kg măng đem về làm nghiên cứu, thử nghiệm với nhiều công thức khác nhau. Khó khăn lớn nhất mà anh gặp phải trong quá trình đó là làm sao để muối măng số lượng lớn mà không bị hư hỏng.
“Tôi quyết tâm không dùng chất bảo quản và áp dụng phương pháp truyền thống là sử dụng muối kết hợp với bí quyết của riêng mình để giữ măng tươi lâu hơn. Đỉnh điểm của thất bại trong quá trình nghiên cứu là năm 2019, tưởng như công thức đã hoàn hảo nên tôi nhập số lượng lớn măng về để muối và kết quả là hỏng hết 4 tấn măng củ. Nhưng thất bại đó khiến tôi càng quyết tâm hơn và đến năm 2020 thì tỷ lệ thành công đạt được hơn 70%, số còn lại bị đen trên bề mặt,” anh Nguyễn Xuân Quân chia sẻ.
Tiếp nối kết quả thành công đó, đến khoảng đầu năm 2021, anh Quân đã bảo quản măng tươi thành công bằng bí quyết riêng của mình. Măng mua về sẽ được tuyển chọn, sơ chế sạch và ngâm với hỗn hợp nước và muối theo quy trình riêng biệt. Sau 2 tháng ngâm thì măng đảm bảo chất lượng đóng và có thể gửi tới tay người tiêu dùng.
Măng củ tươi vẫn thơm ngon khi được ngâm theo bí quyết của anh Nguyễn Xuân Quân
Thúc đẩy phát triển từ Chương trình OCOP
Hiện tại, anh Quân đã đầu tư nhà xưởng sản xuất măng rộng 125m2 với hệ thống lọc nước, thùng muối măng, đóng gói hoàn thiện sản phẩm. Xưởng đáp ứng sản xuất số lượng lớn để cung cấp tới nhiều cửa hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
Với chất lượng sản phẩm tốt, không sử dụng chất bảo quản, năm 2022, đặc sản măng sạch Quân Hạnh đã được UBND Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao.
Chia sẻ về việc tham gia chương trình OCOP, anh Trần Xuân Quân cho biết, từ khi đạt chứng nhận OCOP, sản phẩm của anh đã được nhiều khách hàng biết tới. Tuy số lượng bán ra chưa cao, đầu ra sản phẩm gặp nhiều khó khăn nhưng đây cũng là một thành công giúp anh có thêm động lực để tiếp tục nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm. Anh mong muốn nhận được nhiều hơn sự quan tâm và hỗ trợ từ các đơn vị chức năng để đưa sản phẩm măng sạch tới tay người tiêu dùng cả nước.
Theo ông Dương Bá Mẫn - Trưởng phòng Kinh tế huyện Thanh Oai cho biết, huyện Thanh Oai là địa phương có nhiều sản phẩm nông nghiệp và làng nghề truyền thống được đánh giá cao. Vì vậy, Thanh Oai đang tích cực triển khai thực hiện Chương trình OCOP nhằm tạo động lực phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Năm 2022, toàn huyện có 57 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Chương trình OCOP được xem là động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp ở địa phương. Các sản phẩm chủ lực đã xây dựng, lựa chọn đang được huyện tập trung phát triển thương hiệu, liên kết mở rộng sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị kinh tế và thu nhập cho người dân.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP với các tỉnh
16:22 | 29/09/2023 OCOP

Du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP
16:20 | 29/09/2023 OCOP

Hành trình đưa giò chả Thành Duẫn thành sản phẩm OCOP 3 sao
20:18 | 28/09/2023 OCOP

Bến Tre: Nỗ lực xây dựng thương hiệu du lịch xứ dừa
08:09 | 28/09/2023 OCOP

Khu gian hàng Việt Nam - Điểm nhấn tại Hội chợ Thương mại và đầu tư quốc tế lần thứ 14
09:00 | 27/09/2023 OCOP

Truyền tải văn hoá từ sản phẩm OCOP
08:47 | 27/09/2023 OCOP
Tin khác

Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới
20:30 | 25/09/2023 OCOP

Hà Nội: Thúc đẩy hoạt động xúc tiến, giới thiệu sản phẩm OCOP
20:28 | 25/09/2023 OCOP

Sản phẩm OCOP Pleiku khẳng định được vị thế trên thị trường
20:27 | 25/09/2023 OCOP

Huyện Đông Anh (Hà Nội): Số lượng sản phẩm OCOP dẫn đầu thủ đô
20:27 | 25/09/2023 OCOP

Quy tụ sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn
23:00 | 21/09/2023 OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP từ nông nghiệp hữu cơ
09:00 | 21/09/2023 OCOP

Thanh Hoá: Hợp tác xã phát triển nhờ chú trọng chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP
13:50 | 20/09/2023 OCOP

Gạo “Cái quạt mo” sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao
10:11 | 20/09/2023 OCOP

Thanh Hoá: Vai trò của phát triển và nâng hạng các sản phẩm OCOP
20:56 | 19/09/2023 OCOP

Điểm dịch vụ du lịch làng quê Hồng Vân - Sản phẩm OCOP 4 sao
10:47 | 19/09/2023 OCOP

Hơn 300 mặt hàng tham gia khai trương kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Quảng Bình
09:36 | 19/09/2023 OCOP

Phú Thọ: Huyện Cẩm Khê thẩm định, phân hạng 16 sản phẩm OCOP
09:13 | 15/09/2023 OCOP

Thạch Thất: Sản phẩm OCOP góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững
10:50 | 14/09/2023 Khuyến nông

Trà Vinh: Mật hoa dừa Sokfarm đạt chuẩn OCOP 5 sao
10:43 | 14/09/2023 OCOP

Nỗ lực nâng tầm đặc sản trái cây Hòa Lộc
10:41 | 14/09/2023 OCOP



Tâm huyết phục dựng lồng đèn trung thu truyền thống của cô gái trẻ
16:23 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP với các tỉnh
16:22 OCOP

Du lịch làng nghề - Hướng đi mới của Phú Xuyên trong xây dựng nông thôn mới
16:21 Nông thôn mới

Làng bánh Trung thu truyền thống hơn 100 năm tuổi nghề ở ven đô
16:19 Làng nghề, nghệ nhân

Hoạt động khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam năm 2022 và 8 tháng đầu năm 2023
16:16 Khuyến công










