Măng Đen - Khu du lịch sinh thái quốc gia
Theo đó, việc triển khai Quy hoạch được chia làm 02 giai đoạn: Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030 và giai đoạn dài hạn đến năm 2045. Phạm vi thực hiện gồm tổng diện tích tự nhiên của thị trấn Măng Đen và 5 xã: Măng Bút, Đăk Tăng, Măng Cành, Hiếu và Pờ Ê, huyện Kon Plông. Cụ thể: Phía Bắc giáp các xã Đăk Nên, Đăk Ring, Ngọk Tem; Phía Nam giáp huyện Kon Rẫy và huyện KBang tỉnh Gia Lai; Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi; Phía Tây giáp huyện Tu Mơ Rông, huyện Kon Rẫy. Diện tích nghiên cứu lập Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen khoảng 90.152 ha gồm các khu dân dụng, ngoài dân dụng (có tính đến xây dựng công trình tập trung) phần diện tích không có rừng tự nhiên (khoảng 19.148 ha) và phần diện tích rừng tự nhiên (khoảng 71.004 ha).
Trong năm 2022, Khu du lịch sinh thái Măng Đen đón hơn 600.000 lượt khách tham quan |
Mục tiêu quy hoạch đến năm 2045 là xây dựng và phát triển Khu du lịch Măng Đen trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia và khu vực, một trong những động lực phát triển du lịch cả nước. Khu du lịch Măng Đen sẽ có hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật, cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao, mang thương hiệu của khu vực Tây Nguyên và khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực. Từ đó, tạo động lực phát triển ngành du lịch địa phương trở thành ngành kinh tế chuyên nghiệp, giàu bản sắc, có sức cạnh tranh cao, kết nối và thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kon Plông nói riêng và của tỉnh Kon Tum nói chung.
Để đạt được những mục tiêu trên, yêu cầu trọng tâm Quy hoạch là nghiên cứu mô hình phát triển khu du lịch sinh thái, cấu trúc không gian đô thị - du lịch; Phân bố hệ thống đô thị - nông thôn trên cơ sở kế thừa đồ án quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen; quy hoạch chung đô thị Kon Plông,... Đồng thời, thúc đẩy khai thác các lợi thế độc đáo về điều kiện khí hậu, cảnh quan tự nhiên và nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc của địa phương; đảm bảo phát triển bền vững, đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai.
Măng Đen lợi có nhiều lợi thế về khí hậu, điều kiện tự nhiên và nét đẹp văn hóa truyền thống bản địa trong phát triển du lịch sinh thái |
Việc phát triển Khu du lịch Măng Đen cũng phải bảo đảm an ninh, quốc phòng, chú trọng ổn định an ninh chính trị, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, dân trí người dân, giữ gìn bản sắc văn hóa đặc trưng của các dân tộc; đảm bảo môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa phi vật thể và không gian văn hóa liên quan.
Ngoài ra, các đơn vị phụ trách cần có nhiều nghiên cứu đề xuất đồng bộ các giải pháp quy hoạch xây dựng Khu du lịch Măng Đen để khai thác các giá trị và tiềm năng tổng thể phát triển du lịch và kinh tế - xã hội của huyện Kon Plông; kết nối thuận lợi hạ tầng giao thông vận tải quốc gia; đảm bảo quốc phòng, an ninh. Xác định đầu tư và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác bền vững cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tạo cơ sở để đáp ứng các nhu cầu và thu hút dự án đầu tư phát triển vùng du lịch và các khu thắng cảnh. Đặc biệt là khai thác tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, quản lý xây dựng và phát huy giá trị của vùng du lịch, đồng thời bảo tồn sinh thái và nền văn hóa mang đậm bản sắc của địa phương vùng Tây Nguyên.
Tin liên quan
Phát triển du lịch sinh thái với tiềm năng từ nghề sản xuất chè
09:35 | 24/10/2024 Du lịch làng nghề
Phát triển du lịch gắn với làng nghề - Hướng đi tiềm năng ở Thái Nguyên
11:31 | 31/07/2024 Du lịch làng nghề
Quảng Ngãi: điểm du lịch Rừng dừa nước Tịnh Khê
10:10 | 30/07/2024 Du lịch làng nghề
Tin mới hơn
Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch mùa đông
09:38 | 21/11/2024 Tin tức
Vẻ đẹp độc đáo Lũy cổ Phương Mai
11:43 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Làm du lịch cộng đồng nơi cổng trời Vĩnh Sơn
11:14 | 12/11/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch
09:54 | 06/11/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định đề xuất đầu tư loại hình vận tải Taxi bay để phát triển du lịch
09:13 | 31/10/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: Vai trò người có uy tín đóng trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc
09:00 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Phát triển du lịch cộng đồng tại Làng nghề mai cảnh bật nhất miền Trung
09:25 | 25/10/2024 Du lịch làng nghề
Phú Yên: Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân làm du lịch
15:00 | 14/10/2024 Du lịch làng nghề
Làng bánh tráng Tân An - Tiềm năng phát triển du lịch trải nghiệm
11:14 | 14/10/2024 Du lịch làng nghề
Khảo sát du lịch đường sông và làng nghề gạch gốm đỏ Mang Thít
11:12 | 14/10/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: Đến cảng cá Đề Gi, người dân vẫn đảm bảo nguồn sinh kế
13:56 | 11/10/2024 Kinh tế
Bình Định: Định hướng phát triển du lịch làng nghề
13:24 | 02/10/2024 Du lịch làng nghề
Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống
09:50 | 17/09/2024 Du lịch làng nghề
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)
09:39 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hiệp hội du lịch tỉnh Hải Dương: Tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ II mở rộng
10:42 | 12/09/2024 Du lịch làng nghề
Khách du lịch đến Bình Định ước đạt hơn 200 nghìn lượt khách
10:39 | 09/09/2024 Du lịch làng nghề
Đến Mù Cang Chải trải nghiệm mùa vàng Tây Bắc
10:00 | 06/09/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào bản sắc Việt”
10:00 | 03/09/2024 Du lịch làng nghề
Du lịch làng nghề - Hướng đi tiềm năng ở Quảng Trị
11:01 | 23/08/2024 Du lịch làng nghề
Phát triển du lịch từ lợi thế làng nghề, nông nghiệp và sản phẩm OCOP
09:51 | 22/08/2024 Du lịch làng nghề
Hà Giang: Công nhận Làng văn hóa du lịch thôn Tha là điểm du lịch
14:24 | 13/08/2024 Du lịch làng nghề
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội