Mâm đồng và nghề đúc đồng, giọt đồng

TBV - Trong dân gian, khi nói “nồi đồng, mâm thau” là có ý chỉ các loại đồ gia dụng từng được coi là sang trọng so với các thứ nồi, niêu... làm bằng gốm đất nung và các đồ gia dụng làm bằng tre, gỗ. Ngoài ra còn nhiều thành ngữ, tục ngữ liên quan đến cái mâm, và điều này đã chỉ ra cái mâm có vị trí quan trọng trong đời sống quanh ta.

Theo chất liệu mà nói, cái mẹt đan bằng tre, còn gọi là mâm tre, to cỡ bằng cái sàng, ngày trước được người dân quê dùng phổ biến. Xem lại Đại Nam quốc âm tự vị (xuất bản năm 1896) thì có mâm mộc (mâm làm bằng gỗ). Loại mâm này được sơn đen hay đỏ thì gọi chung là mâm sơn, nếu sơn đỏ thì gọi là mâm son. Loại mâm làm bằng kim loại, xưa chủ yếu là mâm đồng, mâm thau (đúc hay gò bằng hợp kim đồng pha kẽm), sau này có mâm nhôm, mâm inox, mâm làm bằng nhựa melamin, bằng composit.... Trong các loại mâm này, mâm đồng, mâm thau giờ đây vẫn giữ được thế giá của nó bởi dư hương cổ điển của đồ đồng là thiêng, là quí và hơn tất cả nó còn là nghệ phẩm, thành tựu của của nghề gò chạm đồng, cộng với các đồ án trang trí giàu ý nghĩa văn hóa.

Tham quan qua các bộ sưu tập mâm đồng của các nhà sưu tập đồ cổ, khách thưởng lãm sẽ rất thích thú với những đề tài phong phú được khắc trên mâm. Đề tài lịch sử có Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng (cờ lau tập trận), Phạm Ngũ Lão (ngồi đan sọt mà lo việc nước), Phổ biến nhất là đề tài Tứ dân (Ngư -Tiều - Canh - Độc, hay Sĩ - Nông - Công - Thương). Đề tài Phật giáo có bức tranh Thiện Tài đồng tử bái Quan âm. Đề tài Đạo giáo có Bát Tiên, Phúc - Lộc - Thọ. Có mâm trang trí đồ án Long - Lân - Qui - Phụng, hay Long truy (Rồng đuổi trái châu), Bàn Long (Rồng cuộn), lại có mâm khắc chìm đồ án Long - Phụng - một đề tài chúc tụng việc hôn nhân. Cũng có mâm khắc chữ Phụng Tổ tiên (có lẽ là loại mâm bày cổ cúng giỗ ông bà). Đề tài cảnh vật có: Hoa - Điểu, Liên - Áp (Sen - Vịt), Trúc - Tước (Trúc - chim sẻ), Gà trống, Thỏ, Nai, Chim ó, Chim trĩ... riêng lẻ hay tích hợp với các loại cây tùng, sen, lựu, lê, đào...


Qua đó, mâm đồng đã vượt khỏi chức năng ban đầu của nó là một món đồ gia dụng dùng để bày thức ăn đựng trong các loại bát, chén, tô, đĩa...mà trở thành nghệ phẩm treo tường dùng trang trí nội thất.

Trong lịch sử, đồ gia dụng của người Việt chủ yếu là mây tre đan, đồ gốm, đồ gỗ. Song khi có phần dư giả thì nhà nào cũng sắm bộ nồi đồng, mâm thau, chậu đồng và đặc biệt là bộ chân đèn, lư hương bằng đồng - bộ tự khí của bàn thờ gia tiên. Đáp ứng nhu cầu đó, nhiều làng đúc đồng, gò đồng ở Bắc Bộ hình thành như làng Sặt, Đề Cầu, Quảng Bố (Bắc Ninh), làng Nôm, An Lạc (Hưng Yên), Lại có làng chuyên nghề giọt đồng (gò đồng) như làng Đại Bái (Bắc Ninh). Và từ đó, yêu cầu thu gom nguyên liệu đồng đã nảy sinh ra nghề “mua đồng nát”.


Muốn ăn cơm trắng cá trôi,
Thì về làng Bưởi đánh nồi với anh.


Bưởi là tên cổ của làng Đại Bái. Nghề đồng Đại Bái là nghề đồng nguội, một ngành sản xuất đồ đồng gắn bó với các làng đúc đồng nóng. Từ Đại Bái, nghề đồng truyền vào Thanh Hóa - vùng đất phát tích của trống đồng Đông Sơn. Rồi khi nhà Nguyễn cần đúc súng thần công, cửu đỉnh đã trưng dụng các thợ đúc đồng trong nước, trong đó có nghệ nhân Đại Bái (Bắc Ninh),Thanh Hóa và từ đó hình thành làng đúc đồng Dương Xuân ở Huế. Ở vùng đất phương Nam, xa xưa thấy có làng đúc đồng Nhơn Giang - Chợ Quán (thuộc quận 5 - TPHCM ngày nay), và sau đó là các làng đúc đồng ở Tân Hòa Đông - Bình Chánh (nổi tiếng với sản phẩm lư đồng mắt tre từ năm 1852), làng đúc đồng An Hội - Gò Vấp (hình thành vào khoảng đầu thế kỷ 19).

Ngày nay, các làng nghề đúc đồng, gò đồng thủ công đang bị thu hẹp lại, do tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, nhiều gia đình bán đất nên không tiếp tục làm nghề, các nghệ nhân chuyển sang nghề khác. Mặt khác, nghề đúc, gò đồng thủ công cũng có phần gây ô nhiễm môi trường như về khói, bụi, tiếng ồ ... Nên các gia đình nghệ nhân đều có chung mong muốn được các cấp chính quyền quan tâm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất, như quy hoạch một số khu vực sản xuất tập trung phù hợp với ngành nghề, có chính sách hỗ trợ về vốn, hỗ trợ quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại... trong khuôn khổ chương trình quốc gia về hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thiếu Hương

Tin liên quan

Tin mới hơn

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

LNV - Với mong muốn bảo tồn nghề truyền thống và xây dựng mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, Hợp tác xã Chè Sen Quảng An Hương Thủy đã ra đời. Đây không chỉ là bước đi nhằm gìn giữ giá trị văn hóa, mà còn mở ra cơ hội đưa sản phẩm chè sen Quảng An vươn xa trên thị trường quốc tế.
Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

LNV - Cận kề dịp lễ 30/4, nhu cầu về cờ Tổ quốc tăng mạnh khiến các cơ sở sản xuất tại làng nghề Từ Vân (huyện Thường Tín - Hà Nội) phải hoạt động hết công suất.
“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

LNV - Các làng nghề gỗ truyền thống có danh tiếng lâu đời dường như đang bị chính di sản tinh hoa làng nghề cha ông truyền lại giữ chân trong cuộc đua thích nghi với những biến đổi của thị trường. Do đó, cần "mặc áo mới" cho sản phẩm, phải chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu từ các loại gỗ rừng quý hiếm, sang các loại gỗ rừng trồng…
Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

LNV - Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều người trẻ chọn rời làng nghề, từ bỏ những công việc thủ công cần mẫn để mưu sinh nơi phố thị, khu công nghiệp… Nhưng anh Trần Văn Việt (ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội ) vẫn lặng lẽ bám nghề, “ôm đá” để sống. Với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và tâm huyết với nghề, anh là Trần Văn Việt đã trở thành nghệ nhân, được mệnh danh là “người thổi hồn vào đá quý” và hiện anh trở thành ông chủ của cơ sở điêu khắc chế tác đá mỹ nghệ Việt Trang, khởi nghiệp thành công ngay tại quê nhà.
10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

LNV - Bắc Giang là tỉnh có nhiều làng nghề, là một trong những cái nôi của các làng nghề thủ công truyền thống ở nước ta. Các làng nghề ở Bắc Giang được hình thành từ xa xưa, xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân với những bí quyết cổ truyền đã được đúc kết qua nhiều thế hệ, sản xuất ra một số sản phẩm nổi tiếng trong khắp cả nước như: rượu làng Vân, bánh đa Thổ Hà, mây tre đan Tăng Tiến, bánh đa Kế, bún Đa Mai, mỳ Chũ Lục Ngạn, Hương ngát Linh Sơn…
Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

LNV - Tuần Văn hóa - Du lịch và Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 tại thị trường châu Âu sẽ diễn ra từ ngày 3/5 đến 14/5.

Tin khác

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

LNV - Miền Tây được biết đến với nhiều địa danh nổi tiếng, những món ăn ngon độc đáo, bên cạnh đó Làng nghề thủ công là nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân nơi đây.
Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

LNV - Giữa lòng thành phố tấp nập, những dòng nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn kìm, đàn tranh,... vẫn tồn tại len lỏi và vang vọng như một phần nghệ thuật không thể thiếu của mảnh đất trải qua hơn 300 năm lịch sử. Đó là câu chuyện về xưởng chế tác đàn thủ công của ông Huỳnh Văn Sắn, một người thợ đã gắn bó với công việc “thổi hồn” vào từng thớ gỗ, dây đàn truyền thống suốt gần 20 năm.
Nghề làm dưa bồn bồn

Nghề làm dưa bồn bồn

LNV - Chế biến dưa bồn bồn là nghề truyền thống ở Cà Mau, nghề rất phổ biến tại xứ Mũi. Dưa bồn bồn được biết đến như một trong những món ăn dân dã nhưng lại là đặc sản thơm ngon khiến nhiều người yêu thích khi về miền Tây sông nước.
Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

LNV - Hơn 160 năm tồn tại, lò lu Đại Hưng (tỉnh Bình Dương) không chỉ là nơi lưu giữ tinh hoa gốm Việt mà còn minh chứng cho bề dày lịch sử và giá trị văn hóa của một làng nghề truyền thống lâu đời. Dưới bàn tay tài hoa và tâm huyết của người thợ lành nghề, từng sản phẩm độc đáo chứa đựng hơi thở của thời gian đã được giới thiệu rộng rãi đến với người yêu gốm sứ.
Làng nghề thúng chai với

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm

LNV - Làng nghề thúng chai Phú Mỹ xã An Dân, huyện Tuy An, (Phú Yên) vẫn còn giữ cách làm truyền thống từ vật liệu thô đến các công đoạn chế tạo. Nhiều khu du lịch, các công ty nước ngoài rất yêu thích mặt hàng này.
Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

LNV - Nón lá cọ (tiếng Tày là chúp cọ) là vật dụng quen thuộc, nét văn hoá độc đáo của người Tày xã Bản Liền, huyện Bắc Hà (Lào Cai). Nón theo chân các bà, các mẹ, các chị em lên nương hái chè, trong những buổi lao động sản xuất. Nón không chỉ là một vật che mưa, che nắng mà đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Tày.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề

LNV - Tối 11/4, Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội năm 2025 với chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã khai mạc. Sự kiện do Sở Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức, tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh

LNV - 11 làng nghề truyền thống, hơn 400 hộ sản xuất nhỏ lẻ, nhưng tỷ lệ vi phạm gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay gần như bằng 0. Từ khi triển khai mô hình làng nghề xanh - sạch - đẹp, từng con ngõ, từng bãi tập kết rác, từng hầm xử lý nước thải đều được người dân tự quản chặt chẽ. Làng nghề không chỉ làm ra sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mà đang đặt ra cả những chuẩn mực mới cho mục tiêu phát triển bền vững.
Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành

Chổi đót của Làng nghề bó chổi Mỹ Thành, thôn Mỹ Thành, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên được làm ra từ đôi bàn tay khéo léo và lành nghề của chính người dân địa phương. Những năm gần đây, sản phẩm chổi đót được tiêu thụ mạnh trong tỉnh Phú Yên và một số tỉnh khác trên cả nước.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

LNV - Ngày 18/04/2025, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã trang trọng tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam đợt 2, lần thứ XI năm 2024. Sự kiện nhằm tôn vinh những cá nhân và dòng họ có đóng góp xuất sắc trong việc bảo tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống của dân tộc.
Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

LNV - Nước mắm Long Thủy, xã An Phú, TP Tuy Hòa mang trong mình toàn bộ tất cả những tinh hoa của vùng biển Phú Yên. Đó là sự kết hợp hài hòa và độc đáo giữa dòng cá cơm than tươi ngon và muối biển tinh khiết Sông Cầu không lẫn tạp chất, tạo ra vị nước mắm thơm ngon, nhẹ nhàng và ấm áp.
100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

LNV - Tối 11/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam long trọng tổ chức lễ tôn vinh 100 hợp tác xã (HTX) tiêu biểu, trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025", chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

LNV - Tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh (Đại học Đà Nẵng), khi ra trường, Phạm Văn Bình (SN 1987, ở thôn An Lương, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã dễ dàng tìm được công việc ổn định tại TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, chứng kiến cơ sở nước mắm hơn 40 năm của gia đình đang gặp khó khăn trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, anh Bình đã ấp ủ ý định phục hồi và phát triển nghề truyền thống.
“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

LNV - Cục Sở hữu trí tuệ vừa ban hành Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 533047 cho NHCN “Lát Càng Long”.
Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến nay Làng nghề trồng dâu nuôi tằm thôn Mỹ Thạnh Tây, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên vẫn tồn tại và phát triển bền vững, góp phần đưa xã Hòa Phong đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về sản xuất năm 2024.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà

LNV - Mang theo những kiến thức và kinh nghiệm sau thời gian làm việc tại Nhật Bản, anh Phan Phúc Thiện (xã Bình Quới, Châu Thành, Long An) đã mạnh dạn đầu tư mô hình trồng thanh long trong nhà lưới kết hợp công nghệ tưới tự động, góp phần nâng cao giá trị nông sản và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp sạch tại địa phương.
Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị

LNV - Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Trị đã chứng minh một chân lý rõ ràng: khi người dân thực sự trở thành chủ thể, mọi thay đổi đều trở nên bền vững. Từ những vùng đất khó, diện mạo nông thôn khởi sắc từng ngày nhờ sự chung tay, đồng lòng và tinh thần chủ động của chính những người nông dân.
Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái

Tháng Nhân đạo năm 2025, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định tổ chức chương trình Chợ Nhân ái 0 đồng, phục cho 200 bà con là hộ nhèo, cận nghèo, khó khăn, với gần 30 mặt hàng như gạo, mì tôm, các loại nhu yếu phẩm, nhằm hỗ trợ, giúp đỡ bà con phần nào khó khăn
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

LNV - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 29/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

LNV - Với mong muốn bảo tồn nghề truyền thống và xây dựng mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, Hợp tác xã Chè Sen Quảng An Hương Thủy đã ra đời. Đây không chỉ là bước đi nhằm gìn giữ giá trị văn hóa, mà còn mở ra cơ hội đưa sản phẩm chè sen Quảng An
Giao diện di động