Long An: Tăng nhu nhập từ nghề cắt lục bình
Xuôi về các huyện của tỉnh Long An như Vĩnh Hưng, Tân Hưng không khó để bắt gặp những hình ảnh cây lục bình được người dân cắt mang về phơi khô dọc các con đường. Những lúc rảnh rỗi hay sau các vụ lúa thì ông Trần Quang Ngã, 49 tuổi, ngụ tại huyện Vĩnh Hưng bơi xuồng ra con kênh phía trước nhà để cắt lục bình. Được biết, ông Ngã đã làm nghề cắt lục bình này hơn chục năm nay dù không phải là nghề chính của ông và gia đình.
Lục bình được phơi dọc các con đường trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng.
“Sau vụ lúa cũng là lúc nước lên thì không có việc gì làm, tôi đi cắt lục bình bán để có thêm đồng ra đồng vô, mỗi ngày cũng kiếm thêm được 100.000 – 200.000 đồng”, ông Ngã chia sẻ.
Ông Ngã cho biết, nghề cắt lục bình khoảng 3 năm trở lại đây mới phát triển. Khoảng 2 năm trước khi bùng phát dịch, giá lục bình ở mức 27.000 đồng/kg, cơn sốt giá lục bình vào thời điểm đó khiến cho người dân đua nhau cắt lục bình, nuôi lục bình trên sông để bán cho thương lái. Từ sau đại dịch, lục bình không còn xuất khẩu sang Trung Quốc nên giá lục bình giảm hẳn, hiện giờ chỉ còn 8.000 – 12.000 đồng/kg. Hiện tại, người dân tham gia cắt lục bình không còn nhiều, chỉ còn những người nghèo không có việc làm mới tiếp tục cắt bán.
Ông Ngã phơi lục bình vừa mới cắt về.
Sau khi cắt về, lục bình được chặt bỏ phần rễ và lá sau đó phơi khô và đem giao cho thương lái. Thông thường khoảng 12 kg lục bình tươi sẽ cho ra 1 kg lục bình khô. Công việc cắt lục bình không quá nặng nhọc lại đơn giản, phù hợp với các chị em phụ nữ hay những người lớn tuổi. Tuy việc cắt lục bình thu nhập không cao nhưng ổn định, giúp cho bà con đủ trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày.
Bà Võ Thị Thanh Nga, 57 tuổi, ngụ tại huyện Vĩnh Hưng đã làm nghề cắt lục bình được 5 năm cho biết: “Trước kia tôi đi bán vé số vất vả mà bấp bênh lắm, nay nhờ có lục bình làm nên gia đình tôi đỡ rất nhiều mà còn tự chủ được thời gian để tôi có thể chăm sóc cho gia đình”.
Tranh thủ lúc trời nắng đẹp người dân mang lục bình ra phơi.
Được biết, việc cắt và phơi lục bình cũng mang nhiều rủi ro. Vào những ngày nắng lục bình được phơi từ 4 – 5 ngày là đủ nắng và cho ra cọng lục bình đẹp với những sợi mềm mại, dai và bền. Còn mùa mưa là mùa mà người dân ít phơi lục bình nhất vì khi bị dính nước mưa lục bình sẽ bị thâm đen, nhũng, không thể bán cho thương lái và phải bỏ đi.
Lục bình đã phơi được 2 ngày.
Mỗi bó lục bình khô ước chừng nặng khoảng 1 kg.
Sau khi được phơi đủ nắng lục bình được bó lại từng bó để giao cho thương lái.
Lục bình ngoài việc phơi khô đem bán cho thương lái xuất khẩu sang Trung Quốc, thì hiện nay nhiều cơ sở hàng thủ công mỹ nghệ cũng ra đời để tận dụng loại cây có sẵn này ở địa phương. Lục bình có thể đan thành giỏ đựng đồ, ghế, bàn, thảm hay các vật dụng trang trí làm đẹp khác.
Ông Trần Hữu Lợi – Phó Chủ tịch xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An cho biết: “Hiện nay, nhu cầu thu mua lục bình không chỉ tăng cao tại địa bàn xã Hưng Điền A mà đang lan rộng trên toàn tỉnh. Theo đánh giá của địa phương thì nghề cắt lục bình trước mắt là có thể giải quyết được tình trạng tắc nghẽn giao thông đường thủy, khơi thông dòng chảy, thuận tiện cho bà con vận chuyển, giao thương và sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, nhờ việc sử dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên sẵn có trên địa bàn, nghề cắt lục bình giúp tạo ra thu nhập ổn định cho bà con”.
Bài, ảnh: Bích Dung
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 | 26/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức