Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu: Ngày đầu xuân ở Bình Dương
Tục lệ đấu giá Thánh Đăng của Thánh Mẫu hết sức đặc sắc
Bà Thiên Hậu ngoài được xem như thần bảo trợ của vùng biển, còn là vị thần hộ mệnh cho những người nhập cư mới đến. Mỗi khi người Hoa sống xa quê hương đều dựng lên những ngôi chùa mang tên bà đầu tiên để tạ ơn nữ thần đã phù hộ đến nơi an toàn. Ban đầu, lễ hội chỉ được tổ chức nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa sinh sống trên địa bàn tỉnh, nhưng về sau do những câu chuyện linh thiêng về bà Thiên Hậu ngày một lan rộng, người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương và các khu vực lân cận cũng đã thờ phụng vị thần này. Vì vậy, lễ hội chùa Bà Thiên hậu được tổ chức hàng năm dần trở thành lễ lớn của người dân Nam Bộ.
Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu hay còn gọi là lễ vía Bà Thiên Hậu diễn ra vào ngày Rằm tháng Giêng thường niên với nhiều lễ nghi, tục lệ độc đáo, nhưng nổi bật nhất phải kể đến là nghi thức rước kiệu Bà quanh các tuyến phố chính của thành phố Thủ Dầu Một. Đây là hoạt động náo nhiệt nhất của lễ hội, hình ảnh dòng người diễu hành đông nghẹt, cùng tiếng trống âm vang trên đường phố đã không còn quá xa lạ trong ký ức của những ai từng tham gia lễ vía Bà Thiên Hậu. Tại lễ rước kiệu Bà, đi đầu là 4 con Hẩu (linh vật của người Hoa) cùng 60 thanh niên mang cờ hiệu, kiếm và thanh long đao, theo sau là 30 đội múa lân, 6 đoàn xe hoa và hàng trăm thiếu nữ thắt bím, trên vai gánh hoa vải đủ màu sắc rực rỡ, tiếp đến là các đội kèn, sáo, trống,...Kiệu Bà đi giữa, trước kiệu đặt 2 án hương tỏa khói nghi ngút, tiếp đó, hàng ngàn khách thập phương diễu hành theo sau cùng. Sở dĩ, nghi lễ này thu hút nhiều du khách đến vậy nhờ vào ý nghĩa tâm linh của nó, những ky hương (cây nhang cháy dỡ trên án hương) được phát cho bá tánh xuyên suốt buổi rước kiệu đại diện cho lộc Bà ban, người nhận được ky hương coi như vạn sự như ý.
Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu là một trong những lễ hội lớn nhất Nam bộ
Ngoài ra, lễ hội chùa Bà Thiên Hậu còn có tục lệ đấu giá Thánh Đăng của Thánh Mẫu hết sức đặc sắc, 9 chiếc lồng đèn được chọn làm vật phẩm đấu giá, đồng thời được xem như vật đem đến may mắn cho chủ sở hữu nó. Vì vậy, rất nhiều người muốn mua về cho công ty hoặc gia đình để cầu tài lộc và bình an, có người trả hơn 2 tỷ đồng chỉ để nhận được một chiếc Thánh Đăng. Ban tổ chức cho biết sẽ trích 70% số tiền bán được làm từ thiện, xây nhà tình thương cho người già neo đơn và mổ mắt miễn phí,... Điều này càng làm tăng thêm ý nghĩa nhân văn và tinh thần bác ái trong ngày lễ vía Bà Thiên Hậu. Dựa trên tinh thần đó, nhiều hoạt động tương tự đã diễn ra cùng thời điểm như phát cơm, trà đá, nước suối, sửa xe,...hoàn toàn miễn phí.
Bà Thiên Hậu là một vị thần có công đức vô lượng, giàu lòng từ bi bác ái, vì thế, hàng năm lễ hội chùa Bà Thiên Hậu được tổ chức không chỉ để người dân thờ cúng, tưởng nhớ vị thần Thiên Hậu Thánh Mẫu, mà còn là dịp khơi gợi những giá trị đạo đức cao đẹp trong lòng mỗi người; Mặt khác, giáo dục thế hệ mai sau noi gương vị thần này sống một cuộc đời ý nghĩa. Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu đã thu hút đông đảo người dân trong và ngoài nước đến trải nghiệm những nét đẹp văn hóa tín ngưỡng, đồng thời đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
Khánh Nhã
Tin liên quan
Tin mới hơn

Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
14:46 | 10/04/2025 Tin tức

Bình Định: Hoài Ân phát triển mô hình giảm nghèo bền vững
11:25 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bánh khoái chợ Ngò - Món ngon vùng biển Nghệ An
11:23 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

“Mặn lắm” nước mắm!
11:19 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Thụy An - Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố
09:48 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Khai mạc Lễ hội Hoa Lư - Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia không ngừng được nâng tầm về quy mô, cách thức tổ chức
11:04 | 09/04/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia
11:03 | 09/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội cựu chiến binh huyện Ba Vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
08:42 | 09/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025: Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
21:16 | 08/04/2025 Tin tức

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
14:45 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hóa ẩm thực hấp dẫn tại làng cổ Đường Lâm
19:51 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

“Đà Nẵng trong Tôi” - Không gian sáng tạo nghệ thuật đặc sắc
19:51 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Mùa hoa gạo
19:50 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình cùng Thủ đô và đất nước
16:01 | 01/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hòa Bình: Đón Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh đình Sấu, xã Thanh Cao
15:13 | 01/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Trưng bày hơn 1.000 tài liệu Bình Định - 50 năm xây dựng và phát triển
08:30 | 31/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Trình UNESCO ghi danh “Võ cổ truyền Bình Định” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
08:28 | 31/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Ẩm thực Huế - Say lòng thực khách
08:27 | 31/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Hanoi Art Fair: Hội làng nghề đa sắc - Đưa nghệ thuật đến gần với công chúng
11:29 | 27/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Định vị giá trị làng nghề trong công nghiệp văn hóa
11:26 | 27/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Áo dài TP. Hồ Chí Minh 2025 – Vẻ đẹp truyền thống và hiện đại
08:29 | 24/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
14:46 Tin tức

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 Làng nghề, nghệ nhân

Sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng trong quý I
14:43 Khuyến nông

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
14:35 Làng nghề, nghệ nhân

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11
14:34 Tin tức