Làng rối nước Đồng Ngư - Nét văn hóa xứ Kinh Bắc
Nghệ nhân Nguyễn Thành Lai tạo hình các con rối.
Theo Nghệ nhân Nguyễn Thành Lai, Trưởng phường rối nước dân gian Luy Lâu, (làng Đồng Ngư), hiện còn rất ít tài liệu ghi chép về nét văn hóa rối nước ở đây. Trải qua nhiều thăng trầm do biến cố lịch sử, đến cuối những năm 1980, rối Đồng Ngư mới được khôi phục lại. Thời bấy giờ, chỉ sau một thời gian ngắn, đã có khoảng 60 người, già có, trẻ có cùng tập hợp nhau lại để khôi phục nghề cổ. Tuy nhiên, ban đầu, để biểu diễn phải có con rối. Rất may, một số người trong làng từng học nghề mộc, họ tìm lại những con rối cổ, bắt chước người xưa để tạo hình theo.
Mất không ít thời gian, những con rối đầu tiên ra đời. Mọi người lại tiếp tục góp sức, góp công, xin tre, nứa, vật liệu để làm sân khấu, buồng trò… Các nghệ nhân cũng mày mò đi “tầm sư” khắp nơi để học biên đạo, dựng vở, nhạc lý…
Trong khuôn viên nhà nghệ nhân Nguyễn Thành Lai xây dựng khu biểu diễn với ao, sân khấu, buồng trò... để phục vụ người dân trong làng, ngoài xã và du khách trong các tour du lịch.
Để điều khiển được con rối, nghệ nhân phải trải qua quá trình tập luyện rất vất vả, vì rối dây đòi hỏi người biểu diễn phải có tay nghề cao, đôi bàn tay dẻo dai, uyển chuyển mới “thổi hồn” được vào con trò. Đáng chú ý, nét văn hóa đậm bản sắc Kinh Bắc là hát quan họ cũng đã được sáng tạo để đưa vào các tiết mục biểu diễn.
So với các phường múa rối khác, nghệ thuật múa rối nước Đồng Ngư có nhiều nét độc đáo riêng có. Vốn nổi tiếng với nghề sơn mài và tạc tượng cho đình chùa, nên các nghệ nhân Đồng Ngư, bằng tay nghề tài hoa của mình đã chế tác ra những con rối rất đa dạng, tinh xảo. Gỗ để làm các con rối là các loại gỗ nhẹ, thớ mịn và không có mấu như gỗ xoan, gỗ duối hay gỗ sung. Qua các thế hệ, nghệ nhân nơi đây đã sáng tạo, chế tác được hơn 200 loại con rối để biểu diễn. Khi biểu diễn, các phường múa rối nước khác thường điều khiển con rối bằng gậy, bằng sào nhưng múa rối nước Đồng Ngư lại điều khiển con rối bằng sào và dây. Để điều khiển được kỹ thuật này, đòi hỏi người biểu diễn phải trải qua quá trình tập luyện rất vất vả, có tay nghề cao, đôi bàn tay dẻo dai, uyển chuyển. Nhờ vậy, người điều khiển có thể đưa rối ra xa sân khấu, đến gần hơn với khán giả đồng thời biểu diễn được nhiều động tác linh hoạt, sống động và đặc biệt có hồn, rất hấp dẫn người xem.
“Khác biệt lớn nhất của rối nước Đồng Ngư so với các phường rối khác trong cả nước đó là lấy câu quan họ để lồng ghép vào tiếng hát cho con rối. Đặc biệt làm nên “thương hiệu” rối nước Đồng Ngư còn là ở công cụ biểu diễn. Ở nhiều nơi trò rối dây bị mai một và thất truyền rất nhiều, nhưng phường rối Đồng Ngư và Luy Lâu vẫn giữ được kỹ thuật cổ này. Tiêu biểu là tích trò rối dây Đám cưới chuột, Mời trầu. Đây là những tiết mục biểu diễn không một nơi nào có, khác biệt hoàn toàn so với các phường rối khác, bởi nó gắn liền với tranh dân gian Đông Hồ và những câu ca quan họ” - nghệ nhân Nguyễn Thành Lai chia sẻ.
Nhờ những đặc điểm riêng có mà rối nước Đồng Ngư đã được đông đảo người dân gần xa đón nhận. Để phù hợp với thị hiếu giới trẻ, các nghệ nhân ở phường rối Luy Lâu còn sáng tạo thêm một số trò mới, gắn liền với các bạn học sinh, nhỏ tuổi. Đã có những tích trò được sự đón nhận tích cực như: Chú mèo lười, Chú voi con ở Bản Đôn, Tôn Ngộ Không...
Nếu như trước đây phường rối Đồng Ngư có 28 thành viên, 1 năm chỉ biểu diễn dịp hội làng vào ngày 15/4 Âm lịch (ngày xem múa rối, tối xem hát tuồng) và 1, 2 lễ hội thuê - số lần biểu diễn đếm trên đầu ngón tay, thì ngày nay múa rối nước Đồng Ngư được quan tâm hơn. Hiện, phường rối nước Đồng Ngư có khoảng 20 người, phường Luy Lâu khoảng 40 nghệ sỹ, diễn viên và cộng tác viên. “Đất diễn” cũng rộng hơn, không chỉ trong huyện, trong tỉnh mà vươn ra cả các lễ hội văn hóa lớn ở tỉnh, thành bạn như Hưng Yên, Quảng Ninh, Hà Nội và cả trong các bảo tàng…
Múa rối được ưa chuộng, thu nhập của nghệ nhân, diễn viên cũng nhờ đó mà được cải thiện. Một số anh em gắn bó và tâm huyết với nghề, thu nhập 6-7 triệu đồng/tháng, quản lý khoảng 9-10 triệu đồng. Năm nay, do dịch bệnh Covid -19 nên lịch biểu diễn ít hơn, trung bình mỗi tháng 7-8 buổi, do vậy, thu nhập của mỗi nghệ nhân, diễn viên cũng khó khăn hơn, chỉ được khoảng 300 nghìn đồng/buổi diễn.
Để biểu diễn được 1 trò múa rối nước, theo nghệ nhân Nguyễn Thành Lai cần có sức khỏe và sự nhanh nhạy. Người có đủ yếu tố đó chỉ cần học 10 phút là có thể thực hiện. Tuy nhiên, để biểu diễn hay thì phải mất nhiều năm. Đòi hỏi phải có sự kết hợp nhịp nhàng, khớp giữa nhạc và lời nói. “Yếu tố tiên quyết để “thổi hồn” vào những vật vô tri là phải có lòng đam mê, có những người gắn bó nhiều năm nhưng không bao giờ diễn hay được”.
Biểu diễn được rối nước không khó, nhưng để làm cho con rối có “hồn” thì là việc không dễ. Vì vậy, điều mà các nghệ nhân có tuổi hiện nay vẫn đau đáu là làm sao để bảo tồn được nghề cổ. Nghệ nhân Nguyễn Thành Lai trăn trở: "Không phục dựng được thì đã lo rồi, nhưng phục dựng được rồi lại lo làm thể nào để giữ được nghề. Đó vừa là vinh dự nhưng cũng là thử thách to lớn".
Gắn bó với nghề từ năm 1986 đến nay, nghệ nhân Nguyễn Đăng Dung vẫn đau đáu nỗi lo: "Thực sự tôi vẫn lo múa rối nước Đồng Ngư bị thất truyền, mai một, giờ chỉ biết vận động con, cháu trong nhà theo học, còn người ngoài rất khó, nên rất trăn trở…”.
Trước nguy cơ thất truyền của nghề cổ này, tháng 10/2017, UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị múa rối nước làng Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh” Dự án triển khai từ năm 2018-2020, kinh phí gần 17 tỉ đồng, trong đó xây dựng lại các công trình phục vụ biểu diễn rối nước như: Thủy đình, nhà văn hóa…; Các phường múa rối nước cũng được tài trợ kinh phí để đầu tư sân khấu, hệ thống âm nhạc, con trò… Cùng với đó, tỉnh Bắc Ninh đã lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh nghệ thuật rối nước của làng Đồng Ngư là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng bằng sự nỗ lực của biết bao thế hệ, nghệ thuật rối nước phường Đồng Ngư đã vượt qua khỏi lũy tre làng, mang theo bản sắc quê hương Bắc Ninh - Kinh Bắc đến mọi miền của tổ quốc, quảng bá nghệ thuật truyền thần cho những con rối và lan tỏa Dân ca Quan họ Bắc Ninh thông qua các buổi biểu diễn tại nhiều Liên hoan sân khấu múa rối toàn quốc và đạt được những giải thưởng cao. Nổi bật là giải Nhất trong Liên hoan nghệ thuật múa rối không chuyên năm 2002 tại Hà Nội; Giải Nhất Liên hoan múa rối nước tại Liên hoan múa rối ở Huế năm 2004; Giải Nhì Liên hoan múa rối toàn quốc lần thứ nhất năm 2011 tại Hải Dương và được trao tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen của các đơn vị như Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Cục nghệ thuật biểu diễn, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam...
Bài, ảnh: Doãn Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 | 17/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
21:18 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống
13:59 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước
10:21 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết
10:20 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả
09:17 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết
14:41 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030
10:08 Nông thôn mới
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:01 OCOP
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 Văn hóa - Xã hội
Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn
09:57 Khuyến công
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 Làng nghề, nghệ nhân