Làng nghề thời Văn Lang
Đỉnh cao của nghề đúc đồng trên thế giới
Từ cách đây gần 1,5 thế kỷ, các nhà nghiên cứu người Pháp khi chứng kiến những chiếc trống đồng được phát hiện tại huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) đã phác thảo ra một nền văn minh rực rỡ ở Đông Dương cách ngày nay hơn 2 thiên niên kỷ, đặt tên là “Nền Văn hóa Đông Sơn”. Văn hoá Đông Sơn được các nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá là trung tâm phát triển của Đông Nam Á, cũng là một nền văn hoá thời đại kim khí cách ngày nay khoảng 2000-2500 năm. Văn hoá Đông Sơn ra đời và phát triển rực rỡ dựa trên nền tảng của cả một quá trình hội tụ lâu dài từ những nền văn hoá trước đó. Nguồn gốc cơ bản để hình thành nên Văn hóa Đông Sơn đó là các giai đoạn "Tiền Đông Sơn" từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu đến Gò Mun. Nền Văn minh Đông Sơn có nguốn gốc bản địa với địa bàn phân bố rộng (từ biên giới phía Bắc đến tỉnh Quảng Bình ở Bắc Trung Bộ) và bao gồm nhiều nhóm di tích có niên đại sớm, muộn khác nhau.
![]() |
Hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ |
Công cuộc truy tập và nghiên cứu trống đồng được triển khai bài bản bởi Viện Viễn Đông Bác Cổ, để rồi vào những năm đầu thế kỷ 20, nhà nghiên cứu người Áo F. Heger đã xuất bản tập sách "Những trống kim khí ở Đông Nam Á". Heger chia trống đồng thành bốn loại chính theo thứ tự từ cổ nhất đến gần đây nhất, gồm: Heger I, Heger II, Heger III và Heger IV. Trong đó, nhóm Heger I là những trống đồng có niên đại từ thế kỷ thứ VI Trước Công nguyên đến thế kỷ I trước công nguyên, cách ngày nay 2.500 năm đến 2.000 – đây là thuộc “loại cổ nhất, cơ bản nhất và từ loại này mà các loại khác ra đời”. Thống kê đến thời điểm hiện nay, trên thế giới đã phát hiện được tất cả gần 250 trống đồng Heger I. Trong đó, có 137 chiếc ở Việt Nam, 73 ở Trung Quốc (đều tập trung ở khu vực phía Nam các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam - gần với Việt Nam), 8 ở Thái Lan, 9 ở Lào, 2 ở Campuchia, 4 ở Malaysia, 12 ở Indonesia, và 5 ở Myanmar.
Trên thế giới, thời đại đồ đồng được cho là xuất hiện đầu tiên tại khu vực Trung Đông, nơi người cổ đại phát hiện ra những mỏ đồng đầu tiên vào cách ngày nay gần 4.00 năm. Theo nhiều nhà nghiên cứu, tại Bắc Bộ nước ta cách nay khoảng 2.500 năm, người xưa phát hiện ra những mỏ đồng lộ thiên lớn, thuộc loại đồng thau. Đây là loại đồng có lẫn kẽm, khi nấu chảy và để nguội tạo vật liệu
rắn hơn so với đồng đỏ. Nhờ có khối lượng đồng mỏ dồi dào, nghề chế tác đồng của cư dân Đông Sơn – Văn Lang đã phát triển lên đỉnh cao nhất thế gới lúc bấy giờ.
Cư dân Văn Lang không chỉ đúc trống đồng sử dụng làm nhạc cụ, mà còn chế tác rất nhiều công cụ, đồ vật bằng đồng, như bình, gò, thập, mâm, chậu, nồi đồng, chiêng, ché… Đặc biệt, sự ra đời của lưỡi cày đồng chính là loại công cụ tiến bộ nhất lúc bấy giờ, đánh dấu bước nhảy vọt trong nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, cùng với sự bắt đầu phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, đã đưa Văn Lang trở thành quốc gia cường thịnh.
Đến tham quan Bảo tàng Lịch sử quốc gia, được chiêm ngưỡng nhiều trống độc, trong đó trống đồng Ngọc Lũ được đánh giá là đẹp nhất, hoa văn tinh xảo nhất trên thế giới, cũng là một trong những trống đồng có kích thước lớn nhất. Trống đồng này được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia đợt 1 theo Quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 1/10/2012. Trống đồng Ngọc Lũ có niên đại khoảng 2.500 năm là biểu tượng cường thịnh của nền văn hóa Đông Sơn mà ở đó có đầy đủ yếu tố kỹ thuật đúc đồng, trình độ mỹ thuật và chế tác đồ đồng rất cao mà ngày nay chúng ta vẫn vô cùng thán phục. Không chỉ đúc trống đồng, mà người Việt cổ còn đúc nhiều sản phẩm khác như thạp đồng, trang sức bằng đồng…
Các làng nghề chế tác gỗ đã hưng thịnh
Các hình ảnh chạm khắc trên mặt, trên tang và thân trống đồng Ngọc Lũ cho ta nhìn thấy được đời sống, nhà cửa, nghề nghiệp của cư dân đất nước Văn Lang. Hình ảnh những ngôi nhà được khắc trên trống đồng, cho thấy nhà của người Việt xưa chủ yếu là nhà sàn làm bằng gỗ, mái cong, sàn thấp, mái rủ xuống như mái tranh đến tận sàn, có cầu thang lên xuống. Kiểu nhà này rất giống với nhà hình mai rùa của người dân tộc Mường ở Hòa Bình ngày nay. Điều này vô cùng dễ hiểu, bởi cư dân của nước Văn Lang xưa chủ yếu là người Mường. Cho đến thời kỳ Bắc thuộc, người Mường từ trên núi và trung du mới đi xuống vùng đồng bằng và hình thành người Kinh.
![]() |
Người Mường Hòa Bình |
Nhìn bên ngoài ngôi nhà sàn của người Mường thời Văn Lang – Đông Sơn thường có bốn mái, hai mái trước và sau có hình thang cân; hai mái đầu hồi có hình tam giác cân. Kết cấu của nhà sàn người Mường được chịu lực bởi bộ khung bằng gỗ, thường có 2 vì kèo, 4 cột cái và 8 cột con, giữa hai đầu cột cái nối với nhau gọi là xà ngang, ngoài ra còn có các đòn tay nối các vì kèo với nhau và trên đòn tay có các hàng rui nối từ nóc nhà hàng mè nằm vuông góc với rui. Trên cùng gác trên đầu các vì kèo (nóc nhà) có đòn nóc. Sàn nhà thường lát bằng những cây bương hoặc bằng gỗ nhưng phổ biến vẫn là cây bương (cây bương to, già để cả cây theo chiều dài tự nhiên, bổ tách đôi và dát thanh từng miếng liền, xếp sát nhau trên toàn bộ diện tích sàn nhà). Cột nhà làm bằng gỗ tròn hoặc vuông nhưng phổ biến là tròn; chân cột thường được chôn xuống đất nhưng cũng có nơi dùng các hòn đá tảng để kê.
Khác với người bên Trung Hoa thời kỳ đó, ngựa là phương tiện đi lại chủ yếu, thì trên mặt trống đống Ngọc Lũ nói riêng, trống đồng Đông Sơn nói chung không có hình ảnh ngựa hoặc người cưỡi ngựa. Phương tiện đi lại phổ biến của cư dân Văn Lang là thuyền trên các con sông rạch. Những hình ảnh nhà gỗ, thuyền gỗ trên trống đồng, cùng với nhiều di vật bằng gỗ còn tìm thấy với niên đại hơn 2.000 năm, cho thấy vào thời đại Văn Lang, không chỉ nghề đúc đồng phát triển, mà nghề chế tác đồ gỗ cũng đã rất thịnh, từ làm nhà bằng gỗ, đóng thuyền gỗ, chế tác tượng và đồ thủ công bằng gỗ.
Một trong những khối di sản khảo cổ tìm thấy của nền văn hóa thời Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2.500 năm, đó là “Mộ thuyền Đông Sơn”. “Với người Việt từ cách đây hàng nghìn năm, ma chay là một tục lệ quan trọng, nên mộ thuyền Đông Sơn trở thành di sản quan trọng trong khảo cổ ở nước ta. Mộ thuyền Đông Sơn lại mang tâm thức Việt rất rõ”, PGS.TS Bùi Văn Liêm, nguyên Phó viện trưởng Viện Khảo cổ nhận định.
![]() |
Nhà mai rùa của người Mường 2 |
Đã có hàng trăm chiếc quan tài mộ thuyền thời Đông Sơn đã được tìm thấy ở nước ta, đang được bảo lưu gìn giữ tại hệ thống các Viện bảo tàng, các Viện nghiên cứu trên toàn quốc. Mộ thuyền Đông Sơn thường có cấu trúc là một đoạn thân cây gỗ tròn hoặc gần tròn, khoét rỗng hình lòng máng, hai đầu chừa lại (hoặc ghép thêm ván) làm vách ngăn. Liên kết tấm thiên và tấm địa là những lỗ chốt hoặc mộng khớp, một số áo quan có 4 tay khiêng 4 góc của tấm thiên và tấm địa. Trong lòng những con thuyền đầy tính tâm linh ấy, người Việt thời xa xưa đặt vào đó rất nhiều đồ quý. Khảo cổ học cho thấy đại đa số đồ tùy táng là di vật điển hình của văn hóa Đông Sơn. Một số di vật trong mộ thuyền có đặc trưng riêng như đồng lưỡi xéo gót nhọn, cuốc sắt, công cụ xới đất bằng gỗ... là những nông cụ thích ứng canh tác ruộng trũng. Những trống đồng, thạp đồng hoa mỹ cũng thấy trong mộ thuyền. Còn có cả bộ vũ khí với số lượng nhiều nhất là lao thích ứng với thủy chiến trên thuyền vùng sông nước.
Nghề nông, chăn nuôi, dệt lụa
Các vật dụng sinh hoạt gia đình của người dân Văn Lang rất phong phú, đa dạng chất liệu bằng gốm, đồ đựng bằng tre, nứa, mây... cho thấy các nghề thủ công mỹ nghệ như nung gốm, nghề mây tre đan đã phát triển từ thời bấy giờ.
Nền văn minh lúa nước ra đời cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á. Vào khoảng nửa đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên, công cụ lao động bằng đồng thau đã trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt. Nhờ vậy, cư dân đã khai phá và biến vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả thành những cánh đồng màu mỡ với nền nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày với sức kéo của trâu, bò. Thóc gạo là nguồn lương thực chủ yếu của cư dân Văn Lang. Họ biết dùng gạo nếp để thổi cơm, làm bánh chưng, bánh giầy. Để phục vụ canh tác nông nghiệp, họ đã tự chế tạo ra những công cụ phù hợp để sản xuất và khai thác như cuốc, liềm, cối....
Những hình ảnh chạm khắc trên mặt trống đồng cho thấy nghề chăn nuôi đã phát triển vào thời đại Văn Lang. Người Việt cổ đã biết trồng dâu, nuôi tằm, dệt tơ tằm bông. Bên cạnh đó còn bắt cá, tôm, trồng rau củ và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
![]() |
Trống đồng ngọc Lũ ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia |
Những hình ảnh trên trống đồng cũng cho thấy vào thời đại Văn Lang, nghề dệt đã rất phát triển, họ đã sản xuất được nhiều loại vải khác nhau từ sợi đay, gai, tơ tằm, bông... Trong cuộc sống hằng ngày nam thường đóng khố, nữ mặc váy. Khố của nam giới có hai loại đó là loại quấn đơn và loại quấn kép. Váy của nữ giới có loại váy quấn và loại váy chui được làm từ một mảnh vải dài, rộng. Phụ nữ còn có yếm che kín ngực, áo xẻ giữa, thắt lưng quấn ngang bụng và khăn quấn đầu. Vào các ngày lễ hội, trang phục của họ rất đẹp: mũ có lông chim, váy xòe kết bằng lông chim hoặc lá cây mang nhiều đồ trang sức đẹp như khuyên tai, hạt chuỗi, nhẫn, vòng tay... Chính sự phát triển về kinh tế, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của nghề thủ công và kỹ thuật luyện kim tạo điều kiện cho sự đa dạng phong phú những mẫu trang sức.
Tin liên quan
Tin mới hơn

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:37 Tin tức

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 Văn hóa - Xã hội

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 Làng nghề, nghệ nhân