Làm mới bánh in truyền thống với nghệ thuật Pháp Lam
Tương truyền, trong một dịp cận Tết Nguyên đán, nhà vua trong lúc uống trà cảm thấy cần phải có một loại bánh gì đó để ăn kèm, ngài bèn vời các bô lão ở làng Kim Long - ngôi làng lúc bấy giờ khá nổi tiếng với nhiều của ngon, vật lạ - để truyền đạt yêu cầu này. Sau đó, các bô lão Kim Long đã tận dụng vật liệu đậu xanh vốn được trồng nhiều ở địa phương kết hợp với đường cát để làm nên một loại bánh dễ làm nhưng rất ngon. Do trên mặt bánh có in hình chữ “Thọ” để dâng vua, nên dân gian đã gọi tên nó là bánh in cho đến ngày nay.
Bánh in trước đây được đóng theo hình chữ nhật, hoặc hình vuông, nhưng nay có thêm nhiều kích cỡ, kiểu dáng như hình tròn, lục giác, bát giác. Ngoài loại nguyên liệu dân dã là đậu xanh và đường cát, sau này có thêm loại bánh phục linh (một dạng bánh in được làm bằng bột gạo nếp hay bột năng với nhân đậu xanh, nhân dừa non, đường, lá dứa…), bánh hạt sen ngọt thơm làm từ đậu xanh, đường, bột nếp rang, vani được rang trên bếp lửa than hồng… Đây là những loại bánh thường được dùng như một món điểm tâm sáng, để thưởng trà hoặc để dâng lên bàn thờ gia tiên mỗi dịp xuân về Tết đến.
Để phục vụ nhu cầu chú trọng thị giác của khách hàng, hình ảnh sản phẩm bánh in cũng được cải tiến đáng kể, thay vì chỉ gói đơn giản bằng lớp giấy ni lông một màu như trước đây. Chị Phạm Thị Diệu Huyền - CEO của Mộc Truly Hue’s đã dựa trên 5 màu cơ bản (gồm đỏ, tím, vàng, lục, xanh) của nghệ thuật Pháp Lam để bọc bánh theo kiểu xếp giấy như nghệ thuật origami của người Nhật. Loại giấy để gói bánh là sản phẩm của làng hoa giấy Thanh Tiên nổi tiếng.
Pháp Lam Huế là một trong những di sản văn hóa của triều Nguyễn để lại. Đây là loại hình nghệ thuật trang trí ra đời và phát triển hơn 60 năm (1827 - 1888), trải qua 8 đời vua - từ vua Minh Mệnh đến vua Đồng Khánh.
Về cơ bản, Pháp Lam vừa là cách gọi về một loại hình mỹ thuật, vừa là cách gọi của một loại vật liệu trang trí nội, ngoại thất cung đình thường thấy dưới thời nhà Nguyễn. Pháp Lam sử dụng lớp cốt bằng đồng, bên ngoài tráng lớp men nhiều màu, thường được sử dụng để tạo thành các đồ án trang trí hình khối gắn ở đỉnh điểm nóc, bờ mái… trên các cung điện, nghi môn trong hoàng cung và lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế. Sau này, nghệ thuật Pháp Lam còn được sử dụng để trang trí cách điệu đồ gia dụng, đồ tế tự và cả đồ lưu niệm.
Chị Phạm Thị Diệu Huyền cho biết, để làm bánh in trang trí kiểu Pháp Lam, việc chọn giấy gói khó một thì việc xếp vỏ thành nhiều lớp khó hơn mười lần, đòi hỏi sự kì công. “Tất cả đều được thực hiện hoàn toàn thủ công, tỉ mẫn và kiên nhẫn. Vì mỗi chiếc vỏ hộp được vẽ bằng tay cách điệu theo nghệ thuật Pháp Lam nên nó là độc bản. Chính vì vậy, vỏ hộp có thể được dùng làm vật trang trí trong nhà sau khi đã sử dụng hết phần bánh trong đó”, chị nói thêm.
Bài, ảnh: Ánh Tuân
Tin liên quan
Tin mới hơn

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng bá du lịch, làng nghề, ẩm thực Việt Nam tại Italia, Pháp, Thụy Sỹ
10:05 Du lịch làng nghề

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga
10:05 Tin tức

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 Làng nghề, nghệ nhân

Đồng Nai: Phát triển du lịch trên nền tảng nông thôn mới
10:04 Nông thôn mới

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 Làng nghề, nghệ nhân