Hà Nội: 31°C Hà Nội
Đà Nẵng: 36°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 36°C Thừa Thiên Huế

Cây chè giúp đồng bào vùng cao Lai Châu xóa đói giảm nghèo

LNV - Nhằm góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân, tỉnh Lai Châu đã đẩy mạnh chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây chè. Sau nhiều năm bén rẽ trên mảnh đất Lai Châu, cây chè đã từng bước khẳng định vị thế và trở thành cây trồng mũi nhọn của địa phương.


Chè Lai Châu được các công ty, doanh nghiệp thu mua với đầu ra ổn định. Ảnh: Việt Hoàng-TTXVN​


Hiệu quả kinh tế cao

Hiện nay, toàn tỉnh Lai Châu có gần 8.900 ha chè; trong đó, diện tích chè kinh doanh hơn 6.930 ha, năng suất chè búp tươi bình quân đạt 73,1 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 45 nghìn tấn/năm, tương ứng 11.000 tấn chè búp khô các loại. Theo đó, diện tích chè tham gia liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trên 5.700 ha, chiếm khoảng 64% tổng diện tích.

Chè Lai Châu tập trung chủ yếu tại các huyện Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ, thành phố Lai Châu với giống chè như: chè Shan, Kim Tuyên, PH8, chè cổ thụ. Trong đó, Tam Đường, Than Uyên, Tân Uyên là những địa phương có diện tích chè lớn của tỉnh Lai Châu. Tận dụng ưu thế về điều kiện tự nhiên, cơ chế chính sách và nguồn lao động dồi dào, các huyện đã xây dựng thành công thương hiệu chè “sạch” chất lượng cao với sự tham gia của các Công ty, doanh nghiệp và hàng nghìn hộ dân.

Hiện, Lai Châu có 92 cơ sở chế biến chè; trong đó, có 23 công ty doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết sản xuất với nông dân từ việc tham gia trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm; có 69 cơ sở chế biến nhỏ lẻ tập trung nhiều ở thành phố Lai Châu và huyện Tân Uyên. Từ việc trồng chè, thu nhập của người dân Lai Châu được nâng lên, nhiều gia đình có thu nhập ổn định từ 60-120 triệu đồng/năm.

Tam Đường là huyện cửa ngõ của tỉnh Lai Châu, có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây chè. Những năm qua, huyện đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng; trong đó, chú trọng phát triển cây chè trở thành cây trồng mũi nhọn của huyện nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân.

Chè Lai Châu được các Công ty thu mua với giá từ 5-10.000 đồng/kg. Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN


Bản Bo - một trong những xã có diện tích trồng chè lớn của huyện Tam Đường. Xác định cây chè là cây trồng chủ lực, đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân địa phương, từ năm 2008 đến nay, xã vận động bà con chuyển đổi diện tích trồng ngô, lúa một vụ kém hiệu quả sang trồng chè; tập đầu tư thâm canh, mở rộng vùng chè chất lượng cao với diện tích trên 800ha. Từ trồng chè mỗi năm đem lại nguồn thu cho người dân trên địa bàn xã Bản Bo từ 50 - 60 tỷ đồng.

Chị Phạm Thị Lý, ở bản Hưng Phong, xã Bản Bo, huyện Tam Đường chia sẻ: “Gia đình tôi trồng hơn 2ha chè kim tuyên, mỗi lứa thu được từ 5 - 6 tấn chè, bán với giá từ 7.000 - 10.000 đồng/kg. Vài năm gần đây, gia đình tôi không hái chè bằng tay nữa mà sử dụng máy cắt chè mini để thu hoạch chè, không chỉ tiết kiệm thời gian và công sức mà còn nâng cao năng suất. Chè hái đến đâu, công ty thu mua tới đó, nhờ trồng chè mỗi năm gia đình tôi có thu nhập từ trên 200 triệu đồng, cây chè đã giúp gia đình tôi có cuộc sống ấm no và sung túc hơn”.

Đến nay, toàn huyện Tam Đường có gần 2.000ha chè, trong đó có hơn 1.200 ha chè kinh doanh với năng suất 80 tạ/ha, sản lượng ước đạt 10.200 tấn/năm. Từ trồng chè, thu nhập của bà con được nâng lên, cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa, ngô, nhiều gia đình có thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng/năm.

Có thể thấy, với sự quan tâm, đầu tư của tỉnh Lai Châu trong phát triển cây chè, đã giúp người dân trong tỉnh đem lại nguồn thu nhập cao, tạo động lực để bà con gắn bó, phát triển cây chè.

100% cơ sở chế biến chè xanh, chè xanh chất lượng cao của Lai Châu đã ứng dụng cơ giới hóa vào các khâu sao, vò chè. Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN


Phát triển bền vững

Toàn tỉnh Lai Châu hiện có một số doanh nghiệp như: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển chè Tam Đường, Công ty Cổ phần trà Than Uyên, Công ty Cổ phần chè Hồng Đức đã đầu tư công nghệ chế biến sâu, với các sản phẩm đóng gói tiêu thụ trực tiếp ra thị trường như: Trà Ô long, Matcha, Sencha, Đông Phương Mỹ Nhân, Hồng trà, trà xanh... Các sản phầm chè còn lại chủ yếu là trà xanh sao lăn được chế biến thô, xuất bán cho đơn vị khác ngoài tỉnh để đóng gói, chế biến, tiêu thụ.

Chè Lai Châu có hương thơm nồng đượm, vị ngọt đậm và chát dịu, nước chè sánh trong vắt, không lẫn tạp chất, rất đặc trưng. Các sản phẩm chè Lai Châu đã xuất khẩu đi các thị trường như: Đài Loan (Trung Quốc), châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ…;trong đó, xuất khẩu trực tiếp đạt 33,7% sản lượng, xuất khẩu ủy thác khoảng 60%. Ngoài việc xuất khẩu, các công ty, doanh nghiệp sản xuất chè cũng đang hướng đến kênh nội tiêu đưa vào các chuỗi siêu thị lớn trong nước.

Để phát triển bền vững, Lai Châu có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển giống chè, cơ sở chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong, ngoài nước, từng bước xây dựng thương hiệu chè Lai Châu. Tỉnh cũng quan tâm chuẩn hóa quy trình trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn nông nghiệp sạch. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 200ha chè được cấp giấy chứng nhận theo các quy trình kỹ thuật an toàn như: VietGAP, hữu cơ, RA (Rainforest Alliance), nông nghiệp bền vững.

Hiện, 100% cơ sở chế biến chè xanh, chè xanh chất lượng cao của Lai Châu đã ứng dụng cơ giới hóa vào các khâu sao, vò chè. Các thiết bị chế biến thủ công, lạc hậu đã được thay thế bằng các thiết bị chế biến mới, bán công nghiệp, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Các cơ sở sản xuất cũng tăng cường đầu tư cho khâu đóng gói, bảo quản, cải tiến mẫu mã sản phẩm, bao bì, dán tem nhãn để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, góp phần nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm chè của Lai Châu.

Đến nay, Lai Châu có 10 sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP; trong đó, có 7 sản phẩm đạt 4 sao, 3 sản phẩm đạt 3 sao; 2 bộ sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, một bộ sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp khu vực và quốc gia. Bên cạnh đó, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm chè của huyện Tân Uyên và huyện Tam Đường.

Sản phẩm trà xanh sao lăn được các doanh nghiệp Lai Châu chế biến thô, xuất bán cho đơn vị khác ngoài tỉnh để đóng gói, chế biến, tiêu thụ. Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN


Cùng đó, UBND tỉnh Lai Châu ban hành Đề án phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, đến năm 2025, tổng diện tích chè toàn tỉnh trên 10.000 ha; thực hiện bảo tồn, trồng mới và trồng bổ sung 300ha chè cổ thụ gắn với phát triển du lịch sinh thái. Tỉnh sẽ hỗ trợ 100% giống trồng mới, phân bón lót theo quy trình; hỗ trợ chuyển đổi đất, khai hoang, làm đất, phát dọn thực bì…

Theo ông Hà Trọng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, trải qua nhiều năm thăng trầm, đến nay, cây chè đã khẳng định được vị thế và trở thành sản phẩm có giá trị, tiềm năng của tỉnh; góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Nhằm nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu chè, thời gian tới, Lai Châu tiếp tục tăng cường học hỏi, trao đổi kinh nghiệm của một số tỉnh có vùng nguyên liệu lớn để quản lý thâm canh theo hướng an toàn. Tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người dân trồng chè thực hiện ký hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi với doanh nghiệp, hợp tác xã.

Cùng với đó, tỉnh quản lý chặt chẽ việc sử dụng vật tư đầu vào trong vùng nguyên liệu như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; tiếp tục đầu tư vào các khâu trồng mới, chăm sóc, thu hoạch; đầu tư thâm canh và cải tạo chè xuống cấp. Mặt khác, tỉnh hỗ trợ xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu chè nhằm mang lại giá trị cao nhất, đưa thương hiệu chè Lai Châu ngày càng vươn xa.

TTXVN

Tin liên quan

Tin mới hơn

Tái canh cây đặc sản cam Cao Phong

Tái canh cây đặc sản cam Cao Phong

LNV - Nhằm phát triển bền vững vùng cây có múi, đặc biệt là cây cam Cao Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình) triển khai "Đề án Tái canh cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2021 - 2025”.
Cô gái trẻ phát triển thương hiệu lạp sườn gia truyền

Cô gái trẻ phát triển thương hiệu lạp sườn gia truyền

LNV - Dù mới chỉ 23 tuổi Nguyễn Thị Thoa TP.Sông Công (tỉnh Thái Nguyên) đã tạo dựng cho mình thương hiệu lạp sườn gia truyền, phấn đấu trở thành sản phẩm tiêu biểu và sản phẩm OCOP của địa phương.
Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 - 2025

Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 - 2025

LNV - Ngày 6/4, Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam đã tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025 với sự tham gia của các thành viên thuộc Ban chấp hành (BCH) Hội cùng hơn 40 đại biểu chính thức và hàng trăm doanh nhân là những người con quê Thái Bình.
Chàng trai Mường giàu nghị lực vươn lên thoát nghèo

Chàng trai Mường giàu nghị lực vươn lên thoát nghèo

LNV - Bà Nguyễn Thị Tiến, gần 70 tuổi, người dân tộc Mường, xóm Quýt, xã Yên Bài kể lại, cách đây vài chục năm, gia đình nhà bà thuộc diện hộ nghèo nhất xã. Vợ chồng bà sinh được 03 người con, 02 gái 01 trai, chồng già yếu đã mất, một mình bà bươn chải kiếm sống nuôi 03 con nhỏ. Đức là con trai út, khi hai chị đi lấy chồng, Đức còn đang học lớp 09. Vì nhà quá nghèo, thương mẹ nên Đức nghỉ học ở nhà để phụ giúp mẹ lo toan cuộc sống gia đình…
Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025

Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025

LNV - Ngày 6/4, Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam đã tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025 với sự tham gia của các thành viên thuộc Ban chấp hành (BCH) Hội cùng hơn 40 đại biểu chính thức và hàng trăm doanh nhân là những người con quê Thái Bình.
Hải Phòng: Họp phiên thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024

Hải Phòng: Họp phiên thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024

LNV - Ưu tiên, tập trung nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ đưa huyện Thủy Nguyên trở thành thành phố trực thuộc thành phố, huyện An Dương đạt tiêu chí thành lập quận - đó là kết luận nhấn mạnh của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng trong Phiên họp thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024.

Tin khác

Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

LNV - Vừa qua, Sở NN&PTNT Quảng Ninh, Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức họp báo về "Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh".
Chàng trai bỏ phố về quê nuôi gà thảo dược

Chàng trai bỏ phố về quê nuôi gà thảo dược

LNV - Hà Minh Nguyện, một kỹ sư điện trẻ tuổi ở Thanh Hóa, đã bỏ lại công việc với mức lương cao ở thành phố để về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà bằng thảo dược. Sau nhiều nỗ lực và thất bại, mô hình của anh đã thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương.
Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP

Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP

OVN - Một thời, lạc là nông sản xuất khẩu chủ lực của Nghệ An. Nhưng đã có giai đoạn cây lạc bị mai một. Nhận thấy giá trị đặc hữu của lạc sen Nghệ An, huyện Diễn Châu và doanh nghiệp đã xây dựng thành công sản phẩm lạc sen đạt chuẩn 4 sao OCOP.
Lập nghiệp tại quê với đồ gỗ mỹ nghệ

Lập nghiệp tại quê với đồ gỗ mỹ nghệ

LNV - Sau gần 20 năm hoạt động, đến nay HTX đồ gỗ mỹ nghệ Luận Hiền đã có một cơ ngơi bề thế. Là nơi sản xuất, giới thiệu, mua bán sản phẩm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ.
Vinacel: Xây dựng niềm tin sản phẩm Việt

Vinacel: Xây dựng niềm tin sản phẩm Việt

LNV - Ra đời cách đây 10 năm với nhiều gian nan thử thách Công ty Cổ phần Truyền thông Thương hiệu Nổi tiếng Việt Nam (Vinacel) nay đã trở thành địa chỉ uy tín của người tiêu dùng muốn mua sản phẩm chất lượng.
Trà Vinh: Mô hình tôm càng xanh xen lúa mang lại thu nhập cao

Trà Vinh: Mô hình tôm càng xanh xen lúa mang lại thu nhập cao

LNV - Xã cù lao Long Hòa, huyện Châu Thành là địa phương có mô hình sản xuất lúa hữu cơ kết hợp nuôi thủy sản (tôm càng xanh) khá phát triển và mang lại thu nhập cao. Với mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh, nông dân cù lao Long Hòa thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng/ha/năm và tỷ lệ rủi ro chỉ chiếm khoảng 10%.
Thanh Hoá: Nguồn vốn tín dụng chính sách Góp phần phát triển Làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP

Thanh Hoá: Nguồn vốn tín dụng chính sách Góp phần phát triển Làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP

OVN - Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng chính sách không chỉ giúp hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, thoát nghèo bền vững, vươn lên trong cuộc sống mà còn góp phần duy trì và phát triển đối với các sản phẩm OCOP, phát triển các nghề, làng nghề truyền thống.
Nam Định: Mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Nam Định: Mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

LNV - Phát triển kinh tế tuần hoàn được cho là giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xanh, bền vững. Xã Tân Thành (Vụ Bản) đã xây dựng thành công mô hình kinh tế tuần hoàn trên quy mô lớn với sự liên kết giữa các hộ trồng hoa, rau màu và chăn nuôi gà mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Điểm sáng mặt hàng may mặc tại Tây Nguyên

Điểm sáng mặt hàng may mặc tại Tây Nguyên

LNV - Trải qua gần 28 năm xây dựng và trưởng thành (1996 - 2024), Xí nghiệp may Kon Tum đang dần khẳng định vị thế của một doanh nghiệp tiềm năng, phát triển bền vững, có nhiều đóng góp đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động tại chỗ, nhất là lao động người đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.
Nông dân ở “thủ phủ” đào phai Hà Tĩnh tất bật chăm sóc đào kịp nở hoa đón Tết

Nông dân ở “thủ phủ” đào phai Hà Tĩnh tất bật chăm sóc đào kịp nở hoa đón Tết

LNV - Những ngày này, ở Làng nghề hoa cây cảnh Bắc Sơn xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh), người nông dân đang bận rộn đi tuốt lá, chăm sóc, nuôi dưỡng nụ hoa cho cây đào phai, hứa hẹn một mùa hoa tươi thắm đón Tết Nguyên Đán 2024.
Hà Nội: Hàng Việt sẽ lên ngôi trong Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội: Hàng Việt sẽ lên ngôi trong Tết Nguyên đán 2024

LNV - Để phục vụ nguồn hàng cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán 2024, Sở Công Thương Hà Nội đang tích cực phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, triển khai chương trình bình ổn thị trường mà UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt.
Đắk Lắk: Nỗ lực bình ổn giá thị trường dịp Tết Nguyên đán

Đắk Lắk: Nỗ lực bình ổn giá thị trường dịp Tết Nguyên đán

LNV - Tỉnh Đắk Lắk đã triển khai kế hoạch bình ổn giá thị trường, nhằm hạn chế tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất, kích cầu tiêu dùng cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
10 dấu ấn nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

10 dấu ấn nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

LNV - Khép lại năm 2023, trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội và thuận lợi, tình hình diễn biến bất thường, phức tạp vượt mọi dự báo trước đó, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, nhiều lĩnh vực đạt thành tựu, dấu ấn nổi bật.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khởi công dự án nhà ở xã hội hơn 4000 căn hộ tại Hải Phòng

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khởi công dự án nhà ở xã hội hơn 4000 căn hộ tại Hải Phòng

LNV - Ngày 6/1/2024 UBND thành phố Hải Phòng Phối hợp với công ty cổ phần Vinhomes - thuộc Tập đoàn Vingroup, tổ chức Lễ khởi công dự án nhà ở xã hội mang thương hiệu Happy Homes, địa chỉ tại phường Tràng Cát quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
Siết chặt kiểm soát dịch cúm gia cầm, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Siết chặt kiểm soát dịch cúm gia cầm, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

LNV - Để bảo đảm nguồn cung thịt gia cầm phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ngành nông nghiệp Hà Nội đang chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp nhằm kiểm soát chặt dịch bệnh, nhất là cúm gia cầm.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định: Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP

Bình Định: Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 25 đến ngày 27/4/2024, UBND huyện Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu huyện Tuy Phước năm 2024 tại công viên Can Lộc, nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng
Mặt trận Tổ quốc xã Thọ Văn tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

Mặt trận Tổ quốc xã Thọ Văn tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

LNV - Thọ Văn là xã miền núi của huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ), có tổng diện tích 1.417,5 ha, dân số 4.115 nhân khẩu với 08 khu dân cư. Đảng bộ xã có 12 chi bộ cơ sở gồm 192 Đảng viên.Những năm qua Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị xã cùng cán bộ nhân dân xã Thọ Văn đã đoàn kết phấn đấu, vượt mọi khó khăn, xây dựng địa phương không ngừng phát triển và đổi mới.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một giai đoạn lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

LNV - Ngày 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 chính thức khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Năm nay, Lễ hội được tổ chức mang chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam”, hứa hẹn nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

OVN - UBND tỉnh Bình Định xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động