Kiêu Kỵ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo đà cho nông thôn mới kiểu mẫu
Người dân Kiêu Kỵ làm giàu từ trồng cam VietGAP
Những năm gần đây, xã Kiêu Kỵ tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao và tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, giám sát. Tiêu biểu, địa phương hiện có mô hình trồng Cam tại Cửa Đình, thôn Xuân Thụy được Trung tâm phân tích và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cấp giấy chứng nhận VietGAP SỐ 0544/GCN - TTPT ngày 17/12/2020.
Anh Trần Văn Bình hiện có 8 ha trồng cam VietGAP tại xã Kiêu Kỵ chia sẻ: “Được cán bộ nông nghiệp TP Hà Nội tập huấn, người trồng cam chúng tôi thay đổi tập quán sản xuất cũ, tạo thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP, vườn cam của gia đình tôi luôn được khách hàng tin dùng, cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm”.
Vườn cam của anh Trần Văn Bình cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm |
Đến nay, diện tích cây trồng chủ lực của xã đạt 60.5 ha trồng cam, 60.1 ha trồng ổi, 5.2 ha trồng táo, bưởi, 42.2 ha trồng cây cảnh và cây công trình. Xã Kiêu Kỵ chủ trương phối hợp với Sở KHCN thực hiện đăng ký cấp mã vùng nguyên liệu, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số để truy xuất nguồn gốc các sản phẩm bằng mã QR code. Đặc biệt, có đến 35% tổng sản lượng nông sản chủ lực của xã Kiêu Kỵ đang được quảng bá và tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử.
Nhận thấy mô hình trồng cam công nghệ cao là một trong những hướng đi bền vững, phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp sạch của thủ đô, Hội Nông dân xã Kiêu Kỵ đã phối hợp với Học viện Nông nghiệp I và Hội làm vườn thành phố tổ chức 4 buổi tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 350 hội viên về kỹ thuật chuyên canh cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP. Song song với đó, xã cũng tổ chức 7 lớp học nghề ngắn hạn cho 245 hội viên xây dựng thương hiệu cam Kiêu Kỵ.
Tăng cường xây dựng thương hiệu làng nghề truyền thống
Xã Kiêu Kỵ từ xa xưa nổi tiếng có làng nghề dát vàng độc nhất vô nhị cả nước. Với hơn 40 năm giữ lửa nghề sơn son thếp vàng, nghệ nhân ưu tú Lê Bá Chung bồi hồi chia sẻ, làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ đã trải qua nhiều thăng trầm, có lúc tưởng như mai một. Nhưng đến nay, Kiêu Kỵ vẫn bảo tồn, duy trì được tinh hoa của làng nghề. Ngày 09/03/2021, Nghề quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
Năm 2021, xã Kiêu Kỵ có 5 sản phẩm làng nghề truyền thống dát vàng bạc quỳ được thành phố cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao gồm: Cá rồng phong thủy dát vàng, lộc bình vinh quy bái tổ dát vàng, bình hút lộc phong thủy dát vàng, thiềm thừ dát vàng, chữ phúc dát vàng. Trong đó, cơ sở của ông Chung có 2 sản phẩm đạt OCOP 4 sao là bình hút lộc phong thủy dát vàng và thiềm thừ dát vàng. “Từ khi có các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, cơ sở sản xuất của tôi được nhiều người biết tới hơn. Khách hàng từ khắp các tỉnh thành tìm về tận nơi để trao đổi hợp tác. Hai người con trai của tôi từng nhận dát vàng cho những công trình ở tận đảo Trường Sa” ông Chung phấn khởi chia sẻ thêm.
2 sản phẩm đạt OCOP 4 sao là bình hút lộc phong thủy dát vàng và thiềm thừ dát vàng của nghệ nhân Lê Bá Chung |
Với mong muốn bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của địa phương, xã Kiêu Kỵ chỉ đạo HTXCN quỳ vàng và Hội dát vàng bạc quỳ hàng năm phối hợp với Liên minh hợp tác xã tổ chức các lớp học nghề cho con em địa phương. Nhờ vậy mà Kiêu Kỵ đã có thêm nhiều thế hệ kế cận đầy nhiệt huyết. Nữ nghệ nhân Hoàng Thị Anh - Chủ cơ sở dát vàng Phương Nam và Phúc Lộc Thọ là đại diện cho những người trẻ đang từng ngày tìm tòi, sáng tạo hướng đi mới để quảng bá và phát triển làng nghề truyền thống.
Cơ sở Phúc Lộc Thọ của cô hiện có hợp đồng liên kết theo chuỗi giá trị ổn định và dài hạn với các công ty, khách sạn, siêu thị và nhiều đơn vị nhỏ lẻ khác. Đặc biệt, cơ sở của cô đang chuẩn bị làm một công trình tượng Phật của Tập đoàn Sungroup. Công trình nếu được thực hiện sẽ mang ý nghĩa của một công trình thế kỷ, tạo được dấu ấn lớn, Hoàng Anh chia sẻ.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - thương mại
Là xã có làng nghề truyền thống, bên cạnh có khu đô thị Vinhomes Ocean Park, có trục đường 5B chạy qua, hệ thống giao thông thuận lợi, Kiêu Kỵ có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế ngành nghề, thương mại, dịch vụ.
Từ năm 2010 - 2022, xã Kiêu Kỵ đầu tư trên 20 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể trên địa bàn. Địa phương cũng tăng cường các hoạt động quảng bá hình ảnh, điểm du lịch văn hóa tâm linh, trải nghiệm nông nghiệp của xã trên nền tảng internet, mạng xã hội.
Ông Đinh Văn Giảng - Chủ tịch UBND xã Kiêu Kỵ |
"Trong đó cụm làng nghề, di tích Đình - Đền Chùa thôn Kiêu Kỵ được quay 3D quảng bá trên Cổng du lịch Gia Lâm, lắp đặt biển quét mã QR, thuyết minh tự động trên ứng dụng Audio guide. Các lễ hội tiêu biểu tại các thôn Kiêu Kỵ cũng được quảng bá sống động dưới dạng video, clip" ông Đinh Văn Giảng - Chủ tịch UBND xã Kiêu Kỵ cho biết.
Kiêu Kỵ đang từng bước phấn đấu xây dựng mô hình kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị. Trong đó, đổi mới cơ cấu kinh tế chính là yếu tố quyết định nhằm tạo ra tiềm lực kinh tế vững chãi cho nhân dân. Những thành tựu đã đạt được trên sẽ là điểm tựa cho hành trình xây dựng NTM kiểu mẫu của Kiêu Kỵ vững vàng hơn trong tương lai.
Minh Vân
Tin liên quan
Nam Định: Nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
09:52 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Hương Ngải nâng cao chất lượng nông thôn mới kiểu mẫu
10:58 | 25/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu, nâng cao năng lực marketing sản phẩm thủ công mỹ nghệ
14:17 | 21/11/2024 Nông thôn mới
Tin mới hơn
Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới
15:11 | 12/12/2024 Nông thôn mới
Bắc Kạn: Nỗ lực của hương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện
09:25 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Bắc Kạn: Duy trì hiệu quả chuỗi liên kết nông sản từ củ nghệ
09:24 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới kinh nghiệm từ huyện Ba Bể: Thuận lợi và Thách Thức
09:20 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Thanh Hóa: Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng nông thôn, vùng khó khăn
09:19 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững
13:56 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Tin khác
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn
13:54 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Hiệu quả từ các dự án giảm nghèo bền vững
13:52 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP
10:40 | 04/12/2024 Du lịch làng nghề
Đồng Tháp: Phát huy vai trò hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới
13:31 | 03/12/2024 Nông thôn mới
Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới
23:51 | 01/12/2024 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Xuân Lộc (Đồng Nai): Để nông dân có đời sống thịnh vượng hơn
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Yên Bình (Thạch Thất – Hà Nội): xây dựng nông thôn mới nâng cao bền vững, dân vận khéo
08:53 | 28/11/2024 Nông thôn mới
Xã Bình Yên (Thạch Thất): Đẩy mạnh quy hoạch quản lý đất đai, trật tự xây dựng, giải phóng mặt bằng
13:46 | 25/11/2024 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:52 | 25/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự
14:19 | 21/11/2024 Nông thôn mới
Bình Định: Sắc đỏ trên ngôi làng kiểu mẫu của đồng bào Hrê
11:39 | 19/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thất (Hà Nội): Hương Ngải nâng cao chất lượng NTM toàn diện kết hợp đẩy mạnh quản lý đất đai
09:29 | 18/11/2024 Nông thôn mới
Thanh Hoá: Huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
10:55 | 13/11/2024 Nông thôn mới
Lạng Sơn: Khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới
09:27 | 11/11/2024 Nông thôn mới
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường