Kiên Giang: Làng nghề nồi đất ở Hòn Đất
Những người lớn tuổi trong làng cho biết, nghề ra đời vào khoảng thế kỷ XX, tương truyền, vị tổ nghề là một người Khmer dần dà trở thành một nghề đặc sắc của người dân sinh sống tại vùng Hòn Đất. Trong đó, nghề này phát triển nhất vào mùa nông nhàn, khi vụ gặt vừa xong người ta lại chuyển sang nghề làm nồi đất, tận dụng nguyên liệu đất sét sẵn có, vừa tiết kiệm thời gian vừa có thêm thu nhập.
Đến với làng làm nồi đất, điều khiến mọi người ấn tượng nhất là hình ảnh những chiếc bếp, chiếc nồi... được phơi ngay ngắn đón ánh nắng mặt trời tại các khoảng sân trống. Bên cạnh đó, những tiếng cười nói của những người thợ vẫn vang lên rộn rã mặc kệ những các nắng gắt giữa trưa hay giọt mồ hôi rơi đầy trên mặt, lưng áo.
Để hoàn thành được một chiếc nồi đất khá vất vả, trải qua nhiều công đoạn và cần nhiều kinh nghiệm lẫn sự khéo léo từ đôi tay người thợ. Nguyên liệu đất sét dùng để chế biến phải thật dẻo, mịn và chắc, chịu nhiệt và kết dính tốt. Sau đó, người thợ phải tiến hành nhào nặn, vỗ và tạo hình sản phẩm, làm bóng và tạo hoa văn cho sản phẩm. Qua các công đoạn kể trên, người thợ tiếp tục xếp các sản phẩm lên những tấm ván để phơi ngoài sân nắng, cho các sản phẩm kiệt nước. Khoảng một tuần hoặc cho đến 10 ngày, mới bắt đầu cho các sản phẩm bằng đất sét vào lò nung. Đồng thời, tùy vào độ dày mỏng của các sản phẩm khác nhau mà người ta sẽ xếp theo trật tự dày ở trong, mỏng ở ngoài. Đặc biệt, khi đốt lò nung, thợ đứng lò sẽ xếp các sản phẩm khắp khuôn lò, nhét rơm khô vào bên trong các bình. Cùng lúc đó chất thêm rơm và than củi bên trên các sản phẩm để chín đều từ trong ra ngoài, hạn chế sự chênh lệch nhiệt độ tránh dẫn đến hiện tượng sản phẩm bị rạn nứt hoặc “chín” không đều.
Và chỉ tận mắt chứng kiến các công đoạn làm mới có thể thấy được việc cho ra đời một sản phẩm như ý đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao, đôi tay uyển chuyển, mềm mại, sáng tạo và cả sự cần cù, chịu thương chịu khó. Chính điều này đã khiến mọi người khắp miền ưu ái gọi tên người thợ làm nồi đất huyện Hòn Đất là “Những người thổi hồn cho đất”. Có thể nói, sự khéo léo, tài hoa của họ đã biến những thớ đất vô tri vô giác thành biết bao vật dụng hữu ích cho đời sống con người. Trong đó, mỗi sản phẩm với một sắc vóc riêng, tổng hòa thành sự phong phú cho làng nghề nắn nồi đất.
Nghề làm nồi đất tại Hòn Đất - lưu giữ, văn hóa đặc trưng của miền đồng quê sông nước.
Đặc biệt, khi đặt chân đến nơi đây hình ảnh những cụ ông, cụ bà tuổi đã ngoài 70 vẫn còn theo nghề, bởi trong trái tim họ lòng yêu nghề này luôn cháy bỏng. Bằng kinh nghiệm, bằng những hiểu biết, họ truyền lại cho thế hệ trẻ tình yêu với đất, với lửa, với muôn hình vạn trạng những sản phẩm từ đất đai quê hương. Tính đến nay, làng nghề vẫn còn hơn 100 hộ gia đình lưu giữ và gắn bó với nghề. Các mặt hàng nơi đây được tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh miền Đông Nam bộ.
Mặc dù ngày nay có nhiều sản phẩm dùng trong nhà bếp làm bằng những nguyên liệu kim loại hoặc hợp kim khá thuận tiện, tuy nhiên, nghề làm nồi đất ở Hòn Đất - Kiên Giang vẫn giữ vững một vị trí nhất định cho mình, góp phần bảo tồn những giá trị truyền thống, dấu ấn văn hóa vùng.
Nghề làm nồi đất tại Hòn Đất, Kiên Giang minh chứng cho sức sống của một làng nghề truyền thống vượt qua thời gian không gian, lưu giữ những kỷ niệm đẹp, văn hóa đặc trưng mang bóng hình của miền đồng quê sông nước bình dị.
Bài và ảnh: An Yên
Tin liên quan
Tin mới hơn
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội