Kiên Giang: Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Thực hiện Đề án 1956 về dạy nghề cho lao động nông thôn, đã có trên 60.000 lao động được cấp chứng chỉ học nghề. Trong đó, số lao động nông thôn có việc làm là 47.650 lao động, đạt tỷ lệ 78,6% so với tổng số lao động học nghề xong. Tỷ lệ lao động học nghề dưới 3 tháng học xong có việc làm đạt 82%. Số lao động được doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng là 3.408 lao động, số lao động được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm là 794 lao động; số lao động tự tạo việc làm là 43.019 lao động, số lao động thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp là 429 lao động.
Làng nghề đan lục bình tại xã Vĩnh Thạnh, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
Các học viên tham gia các lớp đào tạo nghề đã phát huy được hiệu quả kiến thức áp dụng vào sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. Trước đây, nông dân ở huyện Vĩnh Thuận chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nay được học nghề, có thêm nhiều nghề mới. Người dân có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển kinh tế gia đình. Bà Nguyễn Thị Đào, ngụ ấp Vĩnh Trinh, xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận cho biết, do tuổi đã cao, bà không làm ruộng được. Năm 2014, bà được tham gia lớp học nghề đan hạt cườm. Ban đầu tập đan những vật phẩm đơn giản như các vật dụng nhỏ để treo móc khóa, giờ đây, bà đã có thể hoàn thành các sản phẩm như ví cầm tay, túi xách với nhiều kiểu dáng mới lạ. Hiện mỗi tháng, trung bình bà Đào có thu nhập trên hai triệu đồng từ bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, góp phần ổn định cuộc sống gia đình.
Theo Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thuận Huỳnh Thanh Bình, hơn 7 năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện, hiệu quả lớn nhất là đã thay đổi được nhận thức của người dân. Nếu như trước đây, người dân sản xuất nông nghiệp theo hướng nhỏ lẻ, đến nay nhiều người đã mạnh dạn mở rộng sản xuất sau khi được dự các lớp tập huấn, các chương trình đào tạo nghề, từ đó đem lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh.
Không chỉ mở mang nhiều nghề mới cho thu nhập khá, trong sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ nông dân đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Xác định kinh tế chủ yếu của huyện Vĩnh Thuận là sản xuất nông nghiệp, trong đó chú trọng trồng lúa và nuôi tôm, gắn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi với xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua, huyện đã mở nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm, trồng lúa, kỹ thuật trồng hoa màu cho người dân.
Một số xã như Vĩnh Bình Bắc, Tân Thuận, Bình Minh, Vĩnh Thuận, Vĩnh Bình Nam…đang thực hiện mô hình trồng màu - nuôi tôm; mô hình tôm - lúa; mô hình nuôi tôm sú kết hợp nuôi tôm càng xanh…. Điển hình như gia đình chị Nguyễn Thị Mỹ Hằng, ngụ ấp Ba Đình, xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, sau khi tham gia lớp dạy nghề nuôi tôm càng xanh, gia đình chị đã ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, mỗi năm thu về lợi nhuận trên 200 triệu đồng từ mô hình nuôi tôm càng xanh xen tôm sú.
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, qua đó tạo tiền đề thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Theo ông Huỳnh Thanh Bình, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thuận, để khắc phục những khó khăn, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 đến năm 2020, thời gian tới, huyện Vĩnh Thuận tập trung đào tạo các nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Thanh Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội