Khởi nghiệp từ khôi phục nghề làm bánh nổ truyền thống
Về làm dâu làng Long Quang hơn 10 năm, có một điều mà chị Sương luôn thắc mắc là trong nhà chồng chị luôn giữ chiếc khuôn làm bánh nổ bằng gỗ như một kỉ vật. Bánh nổ vốn là sản phẩm truyền thống của địa phương. Ngày trước, mỗi khi tết đến, dù nghèo khó hay khá giả, mỗi gia đình đều dành một phần nếp để đóng bánh nổ, trước để cúng ông bà, tổ tiên, sau cho con cháu ăn hoặc đãi khi khách đến chơi nhà. Sự phát triển của xã hội cùng với nhiều loại thực phẩm thay thế, bánh nổ dần bị lãng quên, không còn xuất hiện trong các dịp tết ở vùng quê này. Bởi vậy nên thế hệ trẻ hiện nay hầu như không biết đến hương vị độc đáo, thơm ngon của loại bánh truyền thống này. Sau khi tìm hiểu rõ về quy trình làm bánh nổ, chị Sương đã quyết tâm khôi phục, tìm chỗ đứng cho sản phẩm bánh nổ truyền thống trên thị trường. “Nghề làm bánh nổ đến với tôi như có cơ duyên từ trước. Vẫn biết khôi phục lại một nghề vốn đã mai một sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhưng tôi vẫn quyết tâm thực hiện với mong muốn bảo tồn và phát triển bánh nổ trở thành một sản phẩm nông sản sạch mang thương hiệu của địa phương”, chị Sương cho biết.
Chiếc khuôn gỗ cũ giúp chị Sương khôi phục nghề bánh nổ truyền thống.
Tiếp chúng tôi bằng đĩa bánh nổ nóng hổi vừa ra lò lúc sáng sớm, chị Sương bắt đầu câu chuyện về hành trình đưa bánh nổ trở lại vùng quê này. Đó là vào khoảng tháng 6/2018, tranh thủ thời gian nghỉ hè, chị Sương tìm tòi, học công thức làm bánh nổ từ những bậc cao niên trong làng, sau đó chị tự tay lựa chọn nếp, đường, gừng rồi học cách pha trộn nguyên liệu để đóng bánh. 3 thanh bánh nổ đầu tay ra đời sau bao công sức và sự nỗ lực của chị Sương. Nhưng niềm vui chưa kéo dài bao lâu thì bánh đã đông cứng và sau 2 ngày, bánh hỏng hoàn toàn (bánh nổ truyền thống có thời hạn sử dụng 30 ngày). Thất bại từ mẻ bánh đầu tiên không làm chị Sương nản chí. Chị tiếp tục học hỏi kinh nghiệm từ những người lớn tuổi để tự điều chỉnh công thức pha chế, tăng giảm các thành phần cho các mẻ bánh tiếp theo. Do chưa từng biết đến hương vị bánh nổ truyền thống của Triệu Trạch nên chị Sương vừa sản xuất, vừa điều chỉnh hương vị bánh bằng cách kiên trì mang bánh đến nhờ những người lớn tuổi trong làng dùng thử. “Niềm đam mê với loại bánh nổ truyền thống đã thôi thúc tôi tìm mọi cách để khôi phục nghề bánh nổ. Sau mỗi mẻ bánh, tôi đóng gói cẩn thận rồi mang đến những buổi sinh hoạt, hội họp trong thôn, xóm, mời mọi người dùng thử rồi tỉ mĩ ghi chép ý kiến đóng góp của từng người. Cứ thế, sau mỗi lần mang bánh đi nhờ thử, tôi lại rút ra một chút kinh nghiệm để tiếp tục điều chỉnh cho mẻ bánh mới của mình. Cho đến một ngày, khi vị bánh nổ được mọi người đánh giá tương đối chuẩn, tôi bắt đầu chốt công thức và đưa ra thị trường những sản phẩm đầu tiên”, chị Sương kể.
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm truyền thống
Nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao, việc chọn mua những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được tạo ra từ nguyên liệu sạch đang trở thành nhu cầu tất yếu của người tiêu dùng. Nắm bắt được quy luật đó, chị Sương đã khôi phục nghề làm bánh nổ, cho ra đời một sản phẩm truyền thống mang thương hiệu bánh nổ Sương Mai. Để sản phẩm truyền thống của Triệu Trạch được mọi người biết đến, chị Sương đã sử dụng mạng xã hội để giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Đối với những người con của quê hương Triệu Trạch trên mọi miền đất nước, bánh nổ chính là một phần kí ức tươi đẹp của họ nên ngay từ lần đầu tiên đưa bánh nổ lên facebook đã nhận được rất nhiều lượt like và share. Cũng như nhiều sản phẩm khác, ban đầu mọi người mua vì hiếu kì, nhưng khi dùng sản phẩm, được thưởng thức hương vị truyền thống của quê hương, chính những khách hàng này lại trở thành cầu nối để bánh nổ đến với bạn bè, người thân, gia đình. Dần dần, bánh nổ đã trở thành món quà ý nghĩa để những người con xa quê trong mỗi dịp lễ, tết. Bên cạnh tăng số lượng sản xuất, chị Sương đặc biệt quan tâm đến toàn bộ quy trình sản xuất, từ khâu tuyển chọn nguyên liệu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đến việc điều chỉnh hương vị để bánh nổ phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, chị Sương đã sản xuất được khoảng 8.000 thanh bánh nổ để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
“Tiếng lành đồn xa”, bánh nổ Triệu Trạch đã trở thành sản phẩm truyền thống được nhiều người tiêu dùng trên thị trường biết đến. Nhận thấy sản xuất theo phương pháp thủ công (đóng bánh bằng khuôn gỗ) không thể đáp ứng đủ nhu cầu người tiêu dùng, với kiến thức sẵn có từ môn Vật lí (chị Sương và chồng đều là giáo viên dạy môn Vật lí), chị Sương cùng chồng đã nghiên cứu, sáng chế ra máy đóng bánh nổ bằng phương pháp nén thủy lực. Từ tháng 6/2019, máy đóng bánh nổ- sáng chế mới của chị Sương đã đi vào hoạt động, bình quân 2 phút sản xuất được 1 thanh bánh nổ (nếu sản xuất bằng phương pháp thủ công phải mất khoảng 15 phút). Ưu điểm của máy là sản xuất ra được những thanh bánh với kích thước, mẫu mã đồng nhất, đảm bảo về thẩm mĩ và đáp ứng các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện tại, trung bình 1 tháng, cơ sở của chị Sương sản xuất được khoảng 3.000 thanh bánh nổ, giải quyết việc làm cho 10 lao động địa phương với thu nhập bình quân
3,5 triệu đồng/người/tháng.
Chọn khởi nghiệp từ khôi phục nghề truyền thống thực sự là một cách làm hay, có tính bền vững mà chị Sương đã thực hiện khá thành công. Để bánh nổ Sương Mai được phát triển bền vững, tiếp tục phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, chị Sương mong muốn được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi và được tạo điều kiện để đăng kí sản xuất, kinh doanh và xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Bài viết Thanh Lê
Tin liên quan
Tin mới hơn

Thanh Hoá: Nhân rộng mô hình thanh niên phát triển kinh tế
15:19 | 10/06/2025 Khởi nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nông dân Châu Đức khởi nghiệp làm giàu
10:09 | 03/06/2025 Khởi nghiệp

Thanh niên bỏ phố về quê, làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp
09:26 | 15/05/2025 Khởi nghiệp

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025
13:35 | 16/04/2025 Khởi nghiệp

Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả
20:36 | 28/03/2025 Tin tức

Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
11:27 | 27/03/2025 Khởi nghiệp
Tin khác

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
10:40 | 19/03/2025 Khởi nghiệp

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông
19:32 | 25/02/2025 Khởi nghiệp

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 | 26/12/2024 Khởi nghiệp

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 | 25/12/2024 Khởi nghiệp

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP