Khai thác tiềm năng cây dược liệu ở Sóc Sơn
Nông dân xã Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn) trồng dược liệu theo hướng hữu cơ, cho giá trị kinh tế cao. Ảnh: Nguyễn Tùng
Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBND xã Xuân Giang (huyện Sóc Sơn), đồng thời cũng là chủ nhân vườn dược liệu 7ha, cho biết: “Năm 2015, được sự hỗ trợ của Hợp tác xã Bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn, gia đình tôi đã thuê lại ruộng đất của các hộ dân để trồng dược liệu. Những năm đầu, gia đình được huyện hỗ trợ 50% chi phí giống, phân bón; được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây dược liệu theo phương pháp hữu cơ. Khi thu hoạch, được doanh nghiệp thu mua toàn bộ sản phẩm, nhờ đó gia đình tôi có mức thu nhập khá, yên tâm mở rộng sản xuất”.
Không chỉ ở Xuân Giang, cây dược liệu còn phát triển tại nhiều xã khác của huyện Sóc Sơn như: Minh Trí, Bắc Sơn, Hồng Kỳ, Minh Phú, Nam Sơn, Hiền Ninh... Theo Giám đốc Hợp tác xã Bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn Nguyễn Thanh Tuyền, vùng đồi gò ở huyện Sóc Sơn có tiềm năng lớn để trồng dược liệu. Từ diện tích ban đầu (năm 2014) là 15ha, đến nay hợp tác xã đã mở rộng lên 66ha và bảo tồn được 80 loại dược liệu, trong đó có nhiều dược liệu quý, như: Trà hoa vàng Hakoda, hoa lan thạch hộc tía, kim ngân hoa, bạch hoa xà, chi tử, cát sâm...
Hiện nay, các loại dược liệu này đều được Hợp tác xã Bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn chế biến thành trà thảo mộc cung cấp cho thị trường. Đặc biệt, hợp tác xã đã mời một số chuyên gia Nhật Bản sang nghiên cứu, liên kết sản xuất, chế biến thành các sản phẩm trà thảo mộc chất lượng cao để xuất khẩu... Hợp tác xã Bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn còn chế biến thành 25 sản phẩm từ thảo dược như: Trà ướp hoa, trà hoa; các loại thảo dược túi lọc dùng tiện dụng, tinh dầu; gối chườm, mỹ phẩm thảo dược bán trực tiếp đến người tiêu dùng. Ngoài ra, huyện Sóc Sơn cũng được các chuyên gia sản xuất các loại trà thảo mộc Nhật Bản lựa chọn là vùng cung cấp nguyên liệu sạch cho nhà máy chế biến trà thảo mộc chất lượng cao xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và các thị trường khác. Thành công này sẽ mở ra hướng sản xuất mới cho nông dân Sóc Sơn.
Đánh giá hiệu quả kinh tế từ phát triển cây dược liệu thời gian qua, Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn Hoàng Chí Dũng khẳng định: "Nhờ đưa các giống dược liệu thuần chủng vào trồng và ứng dụng kỹ thuật thâm canh hữu cơ, cơ giới hóa khâu sản xuất, chế biến... nên cây dược liệu ở vùng đồi gò huyện Sóc Sơn mang lại giá trị kinh tế cao, đạt 420 triệu đồng/ha, gấp 3 lần cây trồng khác. Đời sống của người dân trên địa bàn nhờ đó ngày càng được nâng cao, góp phần tích cực vào mục tiêu giảm nghèo bền vững ở Sóc Sơn".
Cũng theo ông Hoàng Chí Dũng, hiện Sóc Sơn đang xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển vùng dược liệu và ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực chế biến. Dự kiến, hết năm 2020, toàn huyện sẽ mở rộng diện tích chuyên canh cây dược liệu hữu cơ lên khoảng 100ha. Mặt khác, để định danh cho sản phẩm dược liệu của địa phương, UBND huyện Sóc Sơn đã có văn bản đề xuất Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể “Cây dược liệu hữu cơ Sóc Sơn”.
Khi hình thành được cơ chế, chính sách, quy hoạch, chắc chắn cây dược liệu của Sóc Sơn sẽ trở thành thương hiệu mạnh của ngành Nông nghiệp Thủ đô.
Theo Hoàng Văn(NSHN)
Tin mới hơn
Bình Định điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư
10:36 | 20/01/2025 Kinh tế
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
10:35 | 20/01/2025 Kinh tế
Phú Thọ: Bước đột phá về giao thông nông thôn ở huyện Thanh Sơn
09:22 | 16/01/2025 Kinh tế
Chuyển mình của doanh nghiệp vận tải Việt Phúc trong thời kỳ mới
21:43 | 15/01/2025 Kinh tế
An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm
21:42 | 15/01/2025 Kinh tế
Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín
11:21 | 30/12/2024 Kinh tế
Tin khác
Mô hình sản xuất hoa lily ứng dụng công nghệ cao ở Lệ Chi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/vụ
20:30 | 26/12/2024 Kinh tế
Hạt điều hữu cơ Đồng Thuận: Bước đột phá vươn ra thị trường trong và ngoài nước
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế
Táo tươi Trường Thọ của Ninh Thuận - Sản phẩm OCOP 3 sao
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế
Cây đỗ tương thuần Việt thành sản phẩm sạch chống biến đổi gen
09:11 | 23/12/2024 Kinh tế
Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm
00:00 | 22/12/2024 Kinh tế
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 | 19/12/2024 Kinh tế
Gạo sạch Phước Chính: Điểm sáng từ mô hình HTX trồng lúa sạch
09:53 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhộn nhịp mùa thu hoạch cà phê ở Đắk Lắk
09:53 | 19/12/2024 Kinh tế
Tay ngang lập chuỗi nhà hàng
10:26 | 18/12/2024 Kinh tế
Dưa lưới Bái An Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao
09:21 | 17/12/2024 Kinh tế
HTX nho Ninh Thuận EVERGREEN: Hành trình nâng tầng giá trị nông sản Việt
09:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Công ty CP TM& DV An Khang Group Khai trương văn phòng đại diện tại Quảng Bình
09:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Thương binh Trần Văn Lung phát huy bản chất tốt đẹp “Bộ đội cụ Hồ” trong cuộc sống thời bình
09:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Hưng 15 năm xây dựng và phát triển - Kiến tạo giá trị phồn vinh
15:43 | 16/12/2024 Kinh tế
Bình Định thu ngân sách 15.615 tỷ đồng
09:10 | 12/12/2024 Kinh tế
Mang hương mùi già vào miền Nam bán Tết
15:30 OCOP
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 Nghiên cứu trao đổi
Rau dớn " gọi" mùa Xuân xứ Quảng
15:28 Văn hóa - Xã hội
Xã Thái Hòa (TP. Hà Nội): Ra mắt bộ máy chính quyền mới sau hợp nhất ba xã
15:27 Tin tức
Ông giáo làng đưa nước mắm truyền thống thành sản phẩm OCOP
10:05 OCOP