Khai phá tiềm năng du lịch nông nghiệp, nông thôn
Trên thế giới, hình thức làm nông kết hợp trải nghiệm du lịch giải trí đã gặt hái những thành công đáng kể. Tính hiệu quả của mô hình thể hiện qua thu nhập người làm nông được cải thiện, thu hút du khách tham quan trải nghiệm miền quê, từ đó thúc đẩy bảo tồn, phát huy cảnh quan thiên nhiên và hình ảnh nông thôn.
Tại Việt Nam, nhiều mô hình tương tự đang trên đà phát triển và đạt một số thành tựu nhất định. Điển hình ở khu vực Tây Nguyên - Bắc Bộ có làng Kon Kơ Tu (tỉnh Kon Tum) và làng Lô Lô Chải (tỉnh Hà Giang) là những minh chứng cho việc bà con địa phương, dân tộc thiểu số thành công trong làm du lịch. Khi đến thăm hai làng văn hóa du lịch đạt OCOP 3 sao kể trên, du khách có dịp hòa mình với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ kết hợp với trải nghiệm văn hóa truyền thống bản địa.
Tồn tại hàng trăm năm qua, làng cổ Đường Lâm (thị trấn Sơn Tây, Hà Nội) lưu giữ những công trình cổ đậm phong cách Bắc Bộ xưa. Nơi đây còn nổi danh là “đất hai vua”, nơi sản sinh ra hai vị anh hùng dân tộc vua Ngô Quyền và vua Phùng Hưng. Ngôi làng được công nhận danh hiệu Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 2006.
Ở khu vực miền Trung, làng Gò Cỏ (tỉnh Quảng Ngãi) là một trong hai sản phẩm du lịch nông thôn đạt công nhận OCOP 3 sao năm 2020. Người dân được tìm hiểu về nguồn gốc văn hóa Sa Huỳnh và Chăm Pa của ngôi làng mình sống, sau đó họ tiếp nhận đào tạo rồi bắt đầu phát triển dịch vụ du lịch. Ở miền Nam, nổi bật có nhà cổ Ba Đức (tỉnh Tiền Giang) đã đạt chứng nhận OCOP 4 sao vào năm 2021. Khu nhà ghi dấu ấn bằng lối kiến trúc kết hợp Đông - Tây với tuổi đời gần 200 năm, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - truyền thống cùng bề dày lịch sử.
Một góc bản làng Thái Hải - đại diện duy nhất của Đông Nam Á nhận giải thưởng “Làng du lịch tốt nhất thế giới 2022”
Vừa qua, khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải ở tỉnh Thái Nguyên là đại diện Đông Nam Á duy nhất góp mặt trong top 32 “Làng du lịch tốt nhất” năm 2022 do Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) công bố. Giải thưởng là minh chứng cho thấy khả năng vươn tầm quốc tế của làng du lịch Việt Nam, tạo động lực thúc đẩy cho các làng khác tại nước nhà và hướng đến hoàn thiện bức tranh du lịch tổng thể.
Khai thác thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên kết hợp bản sắc vùng miền, nhiều địa phương khác đạt những thành tựu nhất định. Trong năm 2022, tỉnh Thanh Hóa đón hơn 10 nghìn lượt khách du lịch, doanh thu đạt hơn 19 nghìn tỷ đồng, vượt 6,4% so với kế hoạch ban đầu. Cùng loại hình du lịch truyền thống, nông - du lịch đóng góp đáng kể vào lợi nhuận kể trên cũng như góp phần xây dựng hình ảnh du lịch của tỉnh.
Làng cổ Đường Lâm
Bên cạnh những mô hình đang phát triển, nhiều nơi còn “thờ ơ”, chưa nhìn nhận toàn diện tiềm năng của những kiến trúc cổ xưa được ví như “mỏ vàng bị lãng quên” tại địa phương. Ngoài ra, một số mô hình còn phát triển theo hình thức tự phát, “mạnh ai nấy làm”, chưa có sự liên kết và phát triển đồng bộ. Điển hình, tại miền Đông Nam Bộ, đô thị, công nghiệp chiếm ưu thế, du lịch nông nghiệp chưa có đất phát triển. Hàng loạt dự án phần lớn còn nằm ở bước khảo sát và đề xuất.
Do vậy, các bộ, ban, ngành cần nhìn nhận lại giá trị tiềm năng và đưa nông - du lịch vào trung tâm hạt nhân của công tác phát huy giá trị truyền thống cũng như thúc đẩy giá trị thương mại. Song song đó, chính quyền địa phương cần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp xây dựng linh hoạt để phù hợp điều kiện sẵn có cũng như định hướng của từng địa phương; tận dụng nguồn lực sẵn có từ nền văn hóa làng xã, nông nghiệp lúa nước tiến tới phát triển du lịch, kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới.
Sản phẩm OCOP nông - du lịch là một “mỏ vàng” tiềm năng. Cần phát triển du lịch nông thôn gắn với chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới kết hợp chương trình OCOP nhằm hỗ trợ các hộ dân tiếp cận nguồn vốn, đào tạo nghiệp vụ để phát triển phù hợp nhu cầu thị trường. Từ đó, nông - du lịch mới có thể đóng vai trò bàn đạp thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, hướng tới phát triển bền vững nhằm góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân và đổi mới hình ảnh nông thôn Việt Nam.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An: Cơ hội tiêu thụ sản phẩm OCOP Ninh Bình
11:34 | 01/06/2023 OCOP

Nhiều sản phẩm OCOP tại Quảng Bình bị "hạ sao"
11:34 | 01/06/2023 OCOP

Sử dụng tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm OCOP
09:26 | 01/06/2023 OCOP

Vĩnh Phúc: Hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
13:40 | 31/05/2023 OCOP

Sản phẩm OCOP rộng đường xuất khẩu qua nâng hạng sản phẩm
15:54 | 30/05/2023 OCOP

Hòa Bình: Sản phẩm OCOP nâng cao giá trị nông sản địa phương
09:58 | 30/05/2023 OCOP
Tin khác

Đưa nhung hươu Hà Tĩnh vào xây dựng chuỗi liên kết các sản phẩm OCOP
11:28 | 29/05/2023 OCOP

Dưa hấu Hàm Ninh sản phẩm OCOP 3 sao
16:16 | 26/05/2023 OCOP

Các sản phẩm OCOP từ nhung hươu gắn với phát triển cộng đồng
10:00 | 26/05/2023 OCOP

Bình Phước: Sản phầm hạt điều được công nhận OCOP 5 sao quốc gia
08:58 | 25/05/2023 OCOP

Hội thảo khoa học "Pháp luật về đăng ký bản quyền cho các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề OCOP"
16:35 | 23/05/2023 OCOP

Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP
08:54 | 23/05/2023 OCOP

Ngày hội quảng bá sản phẩm OCOP của 15 tỉnh thành khu vực miền trung - Tây Nguyên
10:52 | 19/05/2023 OCOP

Mô hình thí điểm phát triển Chương trình OCOP giai đoạn 2
10:52 | 19/05/2023 OCOP

Thêm 19 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia Hà Nội
16:00 | 17/05/2023 OCOP

Sản phẩm OCOP - Phát triển linh hoạt, phù hợp.
14:12 | 17/05/2023 OCOP

Cà Mau rà soát, đề xuất nâng hạng sản phẩm OCOP
10:37 | 16/05/2023 OCOP

Thơm thảo hồn quê xứ Đoài
10:37 | 16/05/2023 OCOP

Can Lộc có thêm 6 sản phẩm đạt chuẩn OCOP
15:39 | 15/05/2023 OCOP

Chương trình OCOP tăng giá trị cho sản phẩm làng nghề
14:06 | 11/05/2023 OCOP

Hỗ trợ phát triển thị trường cho các sản phẩm OCOP
14:06 | 11/05/2023 OCOP



Phụ nữ tích cực tham gia xử lý rơm rạ sau thu hoạch
15:29 Tin tức

Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An: Cơ hội tiêu thụ sản phẩm OCOP Ninh Bình
11:34 OCOP

Nhiều sản phẩm OCOP tại Quảng Bình bị "hạ sao"
11:34 OCOP

Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11:28 Văn hóa - Xã hội

Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp
11:28 Nghiên cứu trao đổi










