Khách hàng tố Công ty CP Khai Sơn lừa đảo: Miếng bánh vẽ và cú lừa ngoạn mục 300 tỷ đồng!?
Miếng bánh vẽ không hoàn hảo!
Trước cơn sốt của thị trường bất động sản vào những năm 2005, Công ty Cổ phần Khai Sơn (phòng 15.05, tầng 15 tòa nhà Plaschem Tower, số 562 Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội) do ông Trần Quang Khai làm Tổng giám đốc đã vẽ lên một bức tranh hoàn hảo từ dự án có tên gọi: Khu đô thị Khai Sơn – Thuận Thành (xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh). Bằng hàng loạt những chiêu trò quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng, dự án này được Công ty CP Khai Sơn giới thiệu một cách mỹ miều: “Bạn muốn nâng cao chất lượng cuộc sống? Bạn muốn hòa đồng với thiên nhiên và thưởng ngoạn cuộc sống như thần tiên vùng thành cổ Luy Lâu xứ Kinh Bắc?! Chỉ với số tiền trên 1 tỷ VNĐ và trả góp trong vòng 12 tháng, bạn đã có thể sở hữu một căn biệt thự đẹp như trong mộng chỉ cách Hồ Gươm chưa đầy 15km. Chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành tâm nguyện lớn lao và cháy bỏng đó!”. Từ những lời quảng cáo đầy hoa mỹ đó là phối cảnh của 36 căn biệt thự đơn lập và 80 căn biệt thự song lập, hàng trăm căn nhà phố được phân lô rõ ràng, bố trí bao quanh là bể bơi, sân tennis… Cho đến nay những quảng cáo sai sự thật này vẫn còn trên website của Công ty CP Khai Sơn nhưng văn phòng đại diện của Công ty này thì đã không còn ở địa chỉ trên hợp đồng với khách hàng.
Miếng bánh vẽ của Công ty CP Khai Sơn được quảng cáo rầm rộ
Theo tiếng mời gọi của Công ty CP Khai Sơn, hàng loạt khách hàng đã tìm đến ký kết hợp đồng mong sao sớm được sở hữu những căn biệt thự như vậy, hoặc chí ít cũng có được lô đất để xây nhà ở, sinh sống ổn định. Nhưng trải qua nhiều năm ròng rã chờ đợi mỏi mòn, người ít thì nộp cả tỷ bạc đến nay vẫn chỉ nhận được mớ giấy lộn có dấu đỏ của Công ty CP Khai Sơn. Bà Nguyễn Thu Hằng (phố Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cùng cùng nhiều khách hàng đại diện gửi đơn thư kêu cứu đến các cơ quan báo chí cho biết: “Thông qua internet, tôi có biết đến dự án Khu đô thị của Công ty CP Khai Sơn, gia đình tôi có dành dụm được một số tiền mua một lô đất 300m2 ở đây. Tôi và Công ty Khai Sơn đã ký hợp đồng nguyên tắc số 102/HĐ – KS để mua lô đất B3b, theo như hợp đồng tôi phải trả tiền 4 lần gồm 1 lần đặt cọc và 3 lần thanh toán với tổng số tiền 882.000.000 đồng (Tám trăm tám mươi hai triệu đồng). Tôi đã thanh toán đầy đủ và đúng theo cam kết hợp đồng nhưng đến nay gia đình tôi chẳng nhận được bất cứ một mét vuông đất nào từ dự án của Công ty Cổ phần Khai Sơn…”.
Cũng như bà Hằng, ông Nguyễn Minh Chính (Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã nộp hết tiền mua lô đất B34 với giá 1.287.000.000 đồng (Một tỷ hai trăm tám bảy triệu đồng) cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự mà không biết phải xử lý như thế nào? Trường hợp của ông Doãn Tuấn Minh đã ký hợp đồng chuyển nhượng số 307/HĐ – KS với Công ty CP Khai Sơn mua lô đất A12a và đã nộp 2.300.000.000 đồng (Hai tỷ ba trăm triệu đồng) vào năm 2011. Ông Minh bức xúc: “Vào năm 2011, sau khi nộp hơn hai tỷ đồng để mua đất biệt thự từ dự án của Công ty Cổ phần Khai Sơn, tôi mới phát hiện ra mình bị lừa vì dự án trên không thực hiện được, người dân khu vực xã Xuân Lâm thì phản đối dự án vì cho rằng dự án bất minh. Lúc này tôi có đến Công ty CP Khai Sơn thắc mắc thì ông Trần Quang Khai – Tổng giám đốc công ty nói rằng: Anh cứ nộp hết tiền theo đúng hợp đồng, dự án của chúng tôi chả vướng mắc gì cả, nếu anh không nộp chúng tôi sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng và anh sẽ mất tiền…”. Ông Nguyễn Văn Thắng người ký hợp đồng chuyển nhượng số 306/HĐ-KS cũng đã nộp 3.460.000.000 đồng (Ba tỷ bốn trăm sáu mươi triệu đồng), thậm chí bà Phan Thị Hạnh người ký 2 hợp đồng số 298/HĐ-KS và 300/HĐ-KS còn nộp 4.500.000.000 đồng (Bốn tỷ năm trăm triệu đồng).
Mặc dù đã nộp đủ tiền theo hợp đồng nhưng người dân vẫn chưa nhận được bất cứ m2 đất nào từ dự án này
Từ viễn cảnh về tương lai tươi đẹp, hàng mấy trăm khách hàng đã thỏa thuận, ký hợp đồng và giao nộp tiền cho Công ty Cổ phần Khai Sơn. Sau khi nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, từ các năm 2009, 2012 đến nay đã liên tục gửi đơn thư tới các cấp lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh, Công an tỉnh Bắc Ninh cũng như nhiều lần làm việc với đại diện của công ty này. Nhưng không rõ phía sau dự án có nhiều dấu hiệu của sự khuất tất này là gì mà đến nay miếng bánh vẽ ấy bị đóng băng vô thời hạn.
Bản chất dự án Khu đô thị Khai Sơn!
Qua tìm hiểu của phóng viên, dự án mà Công ty CP Khai Sơn gọi là Dự án Khu đô thị Khai Sơn – Thuận Thành (xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) thực chất là dự án mang tên: “Khu sản xuất, dịch vụ thương mại, khách sạn, nhà nghỉ và căn hộ cho thuê” theo quyết định số 680/QĐ-CT ngày 18/5/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh ký. Dự án trên có quy mô 220.000,0m2 và hứa hẹn sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương. Như vậy, qua tên gọi gọi của dự án theo như quyết định phê duyệt 680/QĐ – CT của UBND tỉnh Bắc Ninh thì có thể thấy được bản chất của dự án không phải là làm Khu đô thị hay nhà ở như Công ty CP Khai Sơn đã gọi và quảng bá rầm rộ suốt nhiều năm qua. Vậy tại sao Công ty CP Khai Sơn lại dám phân lô bán nền cho hàng trăm người thu số tiền khổng lồ như vậy? Phải chăng Công ty CP Khai Sơn mà người đại diện là ông Trần Quang Khai biết sai nhưng vẫn làm vì lợi nhuận?
Trở lại với dự án trên, sau khi người dân địa phương biết Công ty CP Khai Sơn biến tướng mục đích sử dụng đất sang thực hiện Khu đô thị và bán cho khách hàng. Hàng trăm người dân địa phương đã làm đơn tố cáo Công ty CP Khai Sơn, quyết liệt phản đối dự án. Có mặt tại khu dự án trên của Công ty CP Khai Sơn, phía sau cổng chào hoành tráng, chúng tôi tận mắt chứng kiến nhiều căn biệt thự hoang tàn, những bãi cỏ dại mọc um tùm. Một dự án hàng trăm tỷ đồng mà giờ đây chỉ phục vụ cho những đàn bò của người dân địa phương, trong khi đó những khách hàng đã trót rót cả tỷ bạc mua đất, mua nhà ở đây thì nhìn dự án với ánh mắt vô vọng, chua xót.
Miếng bánh vẽ Khu đô thị Khai Sơn hiện là nơi thả bò
Theo Luật sư Nguyễn Huy An – Trưởng văn phòng Luật sư Huy An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) nhận định sự việc, đối với dự án trên của Công ty Cổ phần Khai Sơn thì người dân ở đây chỉ có nguyện vọng mua đất nền làm nhà ở, biệt thự để ở chứ không phục vụ mục đích khác và nội dung những hợp đồng ký kết giữa khách hàng và đại diện Công ty CP Khai Sơn – ông Trần Quang Khai đã thể hiện rõ. Đối với dự án trên của Công ty CP Khai Sơn, cái tên đã nói lên bản chất: “Khu sản xuất, dịch vụ thương mại, khách sạn, nhà nghỉ và căn hộ cho thuê” theo quyết định số 680/QĐ-CT ngày 18/5/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh ký. Như vậy ở đây, Công ty CP Khai Sơn phải thực hiện đúng mục đích sử dụng đất theo như phê duyệt của UBND tỉnh Bắc Ninh, nếu thay đổi mục đích thì phải làm thủ tục, hồ sơ pháp lý theo quy định của pháp luật. Và nếu Công ty CP Khai Sơn không được phê duyệt thực hiện dự án Khu đô thị thì ở đây chỉ có thể là bán vịt trời!? Căn cứ theo sự việc, quy định của pháp luật Luật sư Nguyễn Huy An nhận định: “Vụ việc trên đối với Công ty Cổ phần Khai Sơn đang có dấu hiếu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”.
Đề nghị các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc làm rõ sự việc và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc vụ việc trên.
An Yên
Tin liên quan
Tin mới hơn

Quảng Ngãi xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
15:59 | 14/11/2024 Bạn đọc và tòa soạn

Người nông dân Chăm HRoi của tỉnh Phú Yên được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
10:57 | 03/10/2024 Bạn đọc và tòa soạn

VLXD Khánh Huyền - Nơi cung cấp vật liệu xây dựng uy tín tại Hà Tĩnh
15:00 | 13/09/2024 Bạn đọc và tòa soạn

Ba Đình: Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết tại phường Phúc Xá
10:11 | 06/03/2024 Bạn đọc và tòa soạn

Hoạt động trong tình trạng “3 không”, CCN làng nghề Mẫn Xá đang bị đề nghị thanh tra
10:30 | 04/10/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Giấy chứng nhận OCOP giúp sản phẩm tiếp cận khách hàng
10:41 | 14/09/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Tin khác

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2023 với chủ đề “Hải Phòng - Tỏa sáng miền cửa biển”
16:34 | 04/05/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Làng Happy Homes – Hành trình đến những ngôi nhà hạnh phúc
11:31 | 29/04/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường
13:46 | 09/03/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Bộ Nội vụ đề xuất 9 nhóm đối tượng được áp dụng tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023
09:38 | 21/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Triển khai cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử từ 1/3/2023
10:35 | 16/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Kiến nghị cấp kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật tối thiểu theo đầu người dân
15:43 | 07/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Làm thế nào để đăng ký đóng BHXH tự nguyện ngay tại nhà?
15:30 | 31/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Xuân biên cương
10:33 | 17/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Người lao động đi làm vào Tết Âm lịch được trả lương ra sao?
14:56 | 10/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục đổi mới, bám sát đời sống thực tiễn
14:17 | 29/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn

Chính sách “sát sườn” liên quan người lao động có hiệu lực từ tháng 1/2023
14:11 | 26/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Trung tâm Tư vấn pháp luật địa chỉ tin cậy của các Làng nghề
15:43 | 19/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn

Lao động nữ sẽ có thêm 1 triệu đồng khi sinh con từ ngày 1/7/2023
15:01 | 18/11/2022 Bạn đọc và tòa soạn

Đề xuất quy định mới về chế độ nhuận bút lĩnh vực báo chí, xuất bản
14:34 | 16/11/2022 Bạn đọc và tòa soạn

Thử nghiệm ứng dụng thẻ CCCD gắn chip khi đi tàu bay từ tháng 4/2023
14:54 | 26/10/2022 Bạn đọc và tòa soạn

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:37 Tin tức

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 Văn hóa - Xã hội

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 Làng nghề, nghệ nhân