Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Huyện Mê Linh (Hà Nội): Đạt chuẩn Nông thôn mới

LNV - Đến nay toàn huyện Mê Linh có 16/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đối với các tiêu chí huyện nông thôn mới theo Hướng dẫn số 108/HD-UBND ngày 24/5/2017 của UBND Thành phố Hà Nội, huyện đã đạt 9/9 tiêu chí theo quy định tại Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 5/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Mê Linh đã làm thay đổi diện mạo nông thôn khang trang, sáng - xanh sạch - đẹp, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao. Ngày 8/6/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 690/QĐ-TTg công nhận huyện Mê Linh đạt chuẩn nông thôn mới.
Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc của Thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 30km, với tổng diện tích đất tự nhiên 14.129,3 ha, bao gồm 18 đơn vị hành chính (16 xã và 02 thị trấn). Huyện Mê Linh nằm gần sân bay Quốc tế Nội Bài nên khả năng kết nối đối ngoại rất thuận lợi. Huyện có 02 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Cà Lồ, đây là 02 con sông có trữ lượng nước khá lớn, là nguồn chính đáp ứng yêu cầu về nguồn nước ngọt phục vụ phát triển sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn huyện.

Những nguồn lực cơ bản

Trên địa bàn huyện Mê Linh có tổng số 161 di tích. Trong đó, có 79 di tích đã xếp hạng (01 di tích quốc gia đặc biệt; 25 di tích cấp quốc gia; 53 di tích cấp Tỉnh, Thành phố). Có 82 di tích chưa xếp hạng. Một số các di tích tiêu biểu trên địa bàn, kể đến như: Đền Hai Bà Trưng (xã Mê Linh); Đình Bạch Trữ (xã Tiến Thắng), Đình Phú Mỹ (xã Tự Lập); Đình Bồng Mạc, Đình Liên Mạc (xã Liên Mạc); Đình Văn Lôi (xã Tam Đồng)…


Trụ sở Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Mê Linh


Huyện Mê Linh có 60 Lễ hội hàng năm, trong đó có một số Lễ hội tiêu biểu gồm: Lễ hội Đền Hai Bà Trưng (được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia); Lễ hội Đền - Chùa Chi Đông (tổ dân phố số 2, thị trấn Chi Đông); Lễ hội chùa Phù Trì (xã Kim Hoa); Lễ hội đền Hồ Đề (thôn Đông Cao, xã Tráng Việt); Lễ hội đền Ả Lư Minh Vương (thôn Tráng Việt, xã Tráng Việt); Lễ hội Đền Thạch Đà (xã Thạch Đà)...

Trên địa bàn huyện có 01 làng nghề truyền thống, 05 làng nghề và 01 làng có nghề. UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã có làng nghề xây dựng và lập 06 phương án bảo vệ môi trường đối với các làng nghề theo quy định tại Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Đến hết năm 2021 đã hoàn thành và phê duyệt phương án bảo vệ môi trường cho 05 làng nghề trên địa bàn huyện.


Phong cảnh huyện Mê Linh - Huyện Nông thôn mới của Thủ đô Hà Nội.


Làng nghề tiêu biểu huyện Mê Linh, gồm có: Làng hoa, cây cảnh Hạ Lôi; Làng hoa, cây cảnh Liễu Trì (xã Mê Linh); Làng nghề mây tre đan (thôn Nam Cường, xã Tam Đồng); Làng nghề mỳ, bún (thôn Yên Thị, Tiến Thịnh); Làng nghề bánh đa nem (thôn Trung Hà, Tiến Thịnh); Làng hoa Đại Bái, xã Đại Thịnh.

Huyện Mê Linh có vùng sản xuất hoa, cây cảnh quy mô từ 20ha trở lên tại các xã: Mê Linh (190 ha hoa hồng), Văn Khê (110 ha hoa hồng), Đại Thịnh (20ha hoa hồng và 60 ha hoa cúc), Thanh Lâm (20 ha hoa đào và hoa hồng), Kim Hoa (30ha hoa đào); Vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao quy mô từ 50 ha trở lên tại các xã: Tam Đồng, Liên Mạc, Kim Hoa, Tự Lập; Vùng sản xuất RAT tại các xã: Tráng Việt (200ha), Tiến Thắng (70ha), Tiền Phong (90ha), Văn Khê (90ha), Kim Hoa (30ha); Vùng sản xuất cây ăn quả phát triển theo hướng trồng tập trung có giá trị kinh tế cao, quy mô từ 20 ha trở lên: Chu Phan (20 ha chuối), Hoàng Kim (80 ha chuối), Tráng Việt (15 ha bưởi đỏ, 20 ha bưởi Diễn). Vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung tại các xã: Liên Mạc, Tự Lập, Tiến Thắng, Tam Đồng, Chu Phan…

Việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP được thực hiện theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020; UBND huyện Mê Linh đã kiện toàn BCĐ và lồng ghép nhiệm vụ triển khai Chương trình OCOP trong thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy. UBND huyện đã phối hợp với Văn phòng Điều phối chương trình NTM Thành phố tổ chức Hội nghị triển khai tổ chức Chương trình OCOP cho cán bộ, chủ thể tham gia chương trình trên địa bàn. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của chương trình, xây dựng kế hoạch triển khai chương trình tại địa phương, tổng hợp đăng ký các chủ thể tham gia chương trình, rà soát đăng ký với UBND huyện các sản phẩm tham gia chương trình OCOP. Kết quả, đến cuối năm 2020, Huyện có 35 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng đạt từ 03 sao trở lên, trong đó có 26 sản phẩm OCOP đạt 03 sao và 9 sản phẩm OCOP đạt 04 sao.

Hoa Mê Linh đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp bằng nhãn hiệu “Tập thể hoa Mê Linh”; nhằm bảo hộ thương hiệu cho các sản phẩm hoa Mê Linh, qua đó hướng tới quảng bá thương hiệu và tạo lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm hoa của các địa phương khác trên thị trường, góp phần giúp nghề trồng hoa trên địa bàn huyện Mê Linh phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, hàng năm huyện tổ chức Hội chợ hoa Mê Linh, thu hút lượng lớn du khách đến tham quan, mua sắm các sản phẩm hoa của địa phương.

Diện mạo Nông thôn thay đổi

Quá trình hơn 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới đã được Thành ủy, UBND Thành phố; các sở, ban, ngành; Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới Thành phố quan tâm; Huyện ủy, UBND huyện vào cuộc chỉ đạo quyết liệt, sự đóng góp, chung sức của nhân dân, cán bộ, doanh nghiệp trên địa bàn và sự giúp đỡ của các đơn vị, các quận trên địa bàn Thành phố.

Đến hết năm 2020, huyện Mê Linh đã có 16/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đến hết năm 2021 đã hoàn thành 09/09 tiêu chí của huyện nông thôn mới theo quy định tại Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Trong 10 năm, huyện đã huy động tổng nguồn lực đầu tư cho Chương trình là 4.011.405 triệu đồng để xây dựng nông thôn mới, trong đó nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước 3.627.454 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 90,43%), vốn huy động từ doanh nghiệp, nhân dân và các nguồn xã hội hóa khác 383.951 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 9,57%).


Đền thơ Hai Bà Trưng - Di sản lịch sử văn hóa cấp Quốc gia và cũng là điểm đến du lịch của huyện Mê Linh


Chương trình xây dựng Nông thôn mới đã tạo ra bộ mặt nông thôn mới khang trang, sạch đẹp, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, an sinh xã hội được đảm bảo, văn hóa, giáo dục, y tế phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.

Nhiều nhóm tiêu chí xây dựng nông thôn mới đạt kết quả cao như: 100% đường trục chính, đường liên thôn được cứng hóa, bê tông, rải nhựa; 100% trạm y tế các xã đã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế; 90,1% người dân tham gia BHYT, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, tỷ lệ đấu nối, cấp nước nước sạch đạt 86%, số hộ gia đình đã được sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện là 25.196 hộ; Tỷ lệ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu “Gia đình văn hóa” đạt 88%, tỷ lệ làng, thôn được công nhận và giữ vững danh hiệu “Làng văn hóa” đạt 85,3%, tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu là “Tổ dân phố văn hóa” đạt 94,4%; Tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2020 toàn huyện còn 01 hộ chiếm tỷ lệ 0,001% (toàn thành phố còn 4.463 hộ, chiếm tỷ lệ 5,96%) huyện không còn hộ nghèo thuộc diện chính sách người có công với cách mạng. Hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị luôn được phát huy, có hiệu lực, hiệu quả.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được quan tâm, đạt kết quả tốt. Hoạt động của HĐND huyện và các xã, thị trấn từng bước đổi mới và nâng cao chất lượng. Công tác quản lý, điều hành của chính quyền từ Huyện đến cơ sở được tăng cường. Hoạt động của Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể tiếp tục được đổi mới, hướng mạnh về cơ sở, đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao, lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự nghiệp đổi mới, sự lãnh đạo của Đảng tiếp tục được khẳng định.

Với những phấn đấu và nỗ lực phát triển không ngừng, huyện Mê Linh đã được Trung ương và Thành phố trao tặng nhiều bằng khen, danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng để ghi nhận những thành tích đã đạt được trong nhiều năm qua: Huân chương Lao động hạng Ba (2013), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2020), Bằng khen của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ năm 2011 và 2020, Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và PTNT về sơ kết phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” năm 2018. Danh hiệu Cờ “Đơn vị thi đua xuất sắc” của Thành phố các năm 2010, 2012, 2015, 2017, 2018, 2019, 2020 và nhiều Bằng khen, danh hiệu thi đua của Trung ương, Thành phố, sở, ban, ngành.

Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Mê Linh đã làm thay đổi diện mạo nông thôn khang trang, sáng - xanh sạch - đẹp, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao. Ngày 8/6/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 690/QĐ-TTg công nhận huyện Mê Linh đạt chuẩn nông thôn mới.

Lễ công bố và đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính Phủ công nhận huyện Mê Linh đạt chuẩn Nông thôn mới theo kế hoạch sẽ được tổ chức vào ngày 9 tháng 12 năm 2022. Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng và cũng là dịp để huyện giới thiệu, quảng bá thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, thành tựu trên các lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh. Mở ra một chặng đường mới, là tiền đề, động lực để Đảng bộ, nhân dân huyện Mê Linh tiếp tục quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, xây dựng mô hình Thành phố trực thuộc Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới.

Bài, ảnh: Văn Bình

Tin liên quan

Tin mới hơn

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

LNV - Với tinh thần đổi mới, chủ động, các HTX ở Tây Ninh đang đóng vai trò trụ cột trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững tại nhiều địa phương.
Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

LNV - GD&TĐ - Chương trình nông thôn mới không chỉ thay đổi diện mạo vùng quê mà còn nâng cao chất lượng học tập, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho học sinh.
Lào Cai: Đẩy mạnh công tác truyền thông xây dựng nông thôn mới

Lào Cai: Đẩy mạnh công tác truyền thông xây dựng nông thôn mới

LNV - Để đạt hiệu quả trong công tác xây dựng nông thôn mới, những năm qua, tỉnh Lào Cai đã nỗ lực đẩy mạnh công tác truyền thông, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội một cách quyết liệt.
Xã Chuyên Mỹ (Hà Nội): Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị cho cây sen

Xã Chuyên Mỹ (Hà Nội): Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị cho cây sen

LNV - Trong những năm gần đây, xã Chuyên Mỹ, Hà Nội đang từng bước trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó nổi bật là việc phát triển mô hình trồng sen gắn với chế biến, xây dựng nhãn hiệu và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái. Đây là hướng đi phù hợp với chủ trương của thành phố Hà Nội về phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.
Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới

LNV - Bản Nặm Dên, xã biên giới Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ nhờ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Diện mạo bản làng đổi thay rõ nét khi hạ tầng cơ sở được hoàn thiện, đời sống người dân nâng cao và các giá trị văn hóa truyền thống tiếp tục được phát huy.
Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX

LNV - Gần ba năm sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Lay Nưa (nay là xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên) đã và đang hiện rõ một diện mạo nông thôn khởi sắc, trù phú.

Tin khác

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái

LNV - Sau khi được thành lập từ sự hợp nhất của ba xã cũ thuộc thị xã Sơn Tây, xã Đoài Phương (Hà Nội) đang từng bước vươn lên trở thành địa phương phát triển toàn diện. Với định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp và du lịch sinh thái, Đoài Phương đặt mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và xây dựng nền kinh tế bền vững.
Nam Đàn đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024

Nam Đàn đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 921/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 về việc công nhận Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

LNV - Xã Hồng Sơn được hình thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: An Mỹ, Hồng Sơn, Hợp Tiến, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá (huyện Mỹ Đức).
Đời sống mới ở xã Lê Lợi

Đời sống mới ở xã Lê Lợi

LNV - Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019, xã Lê Lợi (huyện Thường Tín) không ngừng nâng chất các tiêu chí nông thôn mới đã đạt và thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao.
Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Nhằm huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình trong việc xây dựng và thụ hưởng thành quả từ chương trình này. Từ đó, người dân đã tích cực, tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới ngay tại địa phương.
Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

LNV - Xác định phát triển hệ thống lưới điện là động lực quan trọng “đi trước mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới, các xã: Na Son, Xa Dung, Pu Nhi, Mường Luân, Phình Giàng, Tìa Dình đã tập trung xóa bản “trắng” điện lưới quốc gia trên địa bàn.
Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

LNV - Trong 6 tháng đầu năm 2025, với vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục triệu đồng cùng nhiều mô hình sáng tạo nhằm cải thiện hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa. Sự chủ động, tích cực của nông dân không chỉ làm đổi thay diện mạo làng quê mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người dân trong công cuộc kiến thiết quê hương theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.
Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

LNV - Các mô hình vườn mẫu ở tỉnh Lạng Sơn đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao thu nhập và chất lượng sản phẩm nông sản, góp phần vào quá trình xây dựng nông thôn mới. Từ những vườn na, cam Canh đến các mô hình nông sản khác, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ từ chính quyền địa phương, và áp dụng các tiêu chuẩn như VietGAP đã tạo nên những thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, không chỉ nâng cao đời sống người dân, mà còn giúp hình thành các sản phẩm OCOP, hướng tới phát triển bền vững và cải thiện môi trường sống.
Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”

Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”

LNV - Sáng nay (30- 6), trên địa bàn xã Đan Phượng - một trong 3 xã mới thành lập của huyện Đan Phượng, các ngả đường đều rực rỡ cờ hoa, panô, áp phích chào đón ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 1-7.
Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước

Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước

LNV- Những giọt nước mắt đầy xúc động của người dân đôi bờ sông Hà Thanh trong ngày cầu Hóc Công khánh thành, phần nào đã khẳng định cây cầu không chỉ nối nhịp giao thông, mà còn là biểu tượng nhân văn sâu sắc, món quà đầy nghĩa tình của chính quyền huyện Tuy Phước dành cho người dân trước thời khắc địa phương sáp nhập, xóa bỏ cấp hành chính huyện theo chủ trương mới.
Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

LNV - Sáng ngày 28/6/2025, huyện Thường Tín (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ công bố và đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Sự kiện không chỉ là niềm vui lớn, mà còn là minh chứng sinh động cho hành trình bền bỉ, sáng tạo, đầy quyết tâm và đồng lòng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân địa phương suốt hơn một thập kỷ qua.
Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) :  Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.

Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) : Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.

LNV - Chiều 27/06/2025, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Ba Vì long trọng tổ chức gặp mặt cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì, tổng kết hoạt động chính quyền cấp huyện, triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện.
Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên ở các chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Nông Cống trở thành những hạt nhân xung kích trong triển khai thực hiện tiêu chí XDNTM.
Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch

LNV - Trong hành trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi số không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là động lực thúc đẩy phát triển bền vững ở các địa phương. Tại tỉnh Bắc Kạn – một tỉnh miền núi với nhiều tiềm năng về văn hóa, nông sản và du lịch sinh thái, chuyển đổi số đang từng bước được lồng ghép vào các hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, mở ra cơ hội mới trong quảng bá hình ảnh, thu hút khách du lịch và nâng cao thu nhập cho người dân.
Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc

Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc

LNV - Sau 10 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, Bắc Kạn đã có những chuyển biến rõ nét. Những con đường bê tông len qua bản làng, mái nhà kiên cố dần thay thế nhà tạm, mô hình kinh tế mới giúp người dân nâng cao thu nhập. Từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, Bắc Kạn đang dần hình thành những miền quê đáng sống – xanh hơn, sạch hơn và phát triển bền vững hơn từng ngày.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống
Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

OVN - Vừa qua, trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đợt 1 năm 2025, Hội đồng OCOP Trung ương đã công bố 47 sản phẩm mới đạt chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó, tỉnh Cà Mau vinh dự có 2 sản phẩm đầu tiên được xếp hạng ở cấp quốc gia.
HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

LNV - Với tinh thần đổi mới, chủ động, các HTX ở Tây Ninh đang đóng vai trò trụ cột trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững tại nhiều địa phương.
Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

LNV - Sau 7 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) không chỉ thúc đẩy kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn văn hóa và trao quyền cho cộng đồng. Đây là minh chứng sống động cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trong hành trình phát triển nông nghiệp Việt Nam.
Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

LNV - GD&TĐ - Chương trình nông thôn mới không chỉ thay đổi diện mạo vùng quê mà còn nâng cao chất lượng học tập, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho học sinh.
Giao diện di động