Hướng phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Tiềm năng lớn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất nằm trong khu vực châu thổ sông Mekong, với khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt đới nóng ẩm quanh năm và đất phù sa màu mỡ. Khu vực này có diện tích 40.578 km², dân số khoảng 17 triệu người, gồm 1 thành phố trực thuộc trung ương (TP. Cần Thơ) và 12 tỉnh. Thông tin từ Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Vietnam National Innovation Center), ĐBSCL được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sông ngòi chằng chịt, kênh rạch phong phú, nguồn tài nguyên dồi dào với 24,5 triệu tấn lúa gạo (56% sản lượng cả nước), 1,4 triệu tấn cá (98% sản lượng cả nước) và 4,3 triệu tấn trái cây (60% sản lượng cả nước).
Nông nghiệp xanh là hướng đi bền vững cho vùng ĐBSCL |
Nông nghiệp xanh là hướng đi bền vững cho vùng ĐBSCL |
Khu vực này sở hữu nhiều ao hồ nước ngọt, rừng ngập mặn cung cấp gỗ và hải sản, cùng với nguồn thủy hải sản dồi dào từ Biển Đông, Biển Tây và đầm phá ven biển, tạo ra nền ngư nghiệp xa bờ phát triển. Bên cạnh đó, ĐBSCL có những nét đặc trưng kinh tế - xã hội đáng chú ý, với nông nghiệp là chủ đạo khi sở hữu sản lượng lúa gạo lớn nhất cả nước, cùng sự phát triển mạnh mẽ của nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm và cá nước ngọt. Ngành du lịch cũng đang có bước phát triển với các điểm tham quan nổi bật như chợ nổi, vườn trái cây và các khu di tích lịch sử.
Về dân số, ĐBSCL có dân số đông thứ 03 cả nước, với tỉ lệ dân số trẻ cao. Mật độ dân cư tập trung chủ yếu dọc theo các con sông, kênh rạch và ven biển. Dân tộc Kinh chiếm đa số (90%), còn lại là các dân tộc Khmer, Hoa, Chăm, tạo nên sự đa dạng văn hóa phong phú. Nền văn hóa của vùng đất này mang đậm dấu ấn của người Khmer và người Việt, nổi bật với các loại hình nghệ thuật đặc sắc như đờn ca tài tử, hát bội và một nền ẩm thực phong phú, đa dạng, với nhiều món ăn đặc sản. Nét văn hóa này tạo sức thu hút mạnh mẽ đối với du khách.
ĐBSCL sở hữu nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, khai thác du lịch sinh thái và du lịch |
Với tiềm năng phát triển lớn, ĐBSCL có nhiều cơ hội để phát triển bền vững, bao gồm việc phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, khai thác du lịch sinh thái và du lịch biển, cùng với phát triển năng lượng tái tạo để bảo vệ môi trường và đảm bảo nguồn năng lượng lâu dài cho khu vực.
Bảo vệ môi trường - yếu tố quan trọng của phát triển bền vững
Trao đổi với PV, Thạc sĩ Lê Năng Hùng, Quản lý cấp cao R&D tại RETECK Việt Nam, thành viên Ban Thường vụ Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. HCM (HANE) cho rằng: “Những ưu thế của vùng ĐBSCL đang bị mai một do các tác động của biến đổi khí hậu, khai thác quá mức và các yếu tố môi trường khác. Một trong những nguy cơ lớn nhất là biến đổi khí hậu, gây ra các hiện tượng như xâm nhập mặn, hạn hán và lũ lụt. Điều này dẫn đến thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân”.
Theo chuyên gia, những vấn đề này không dễ sửa chữa và đòi hỏi hành động khẩn cấp để giảm thiểu tác động. Bên cạnh đó, phân mảnh sản xuất, với đất đai trồng trọt nhỏ lẻ và thiếu sự liên kết giữa các nông dân, khiến cho hiệu quả sản xuất chưa cao và khó tạo ra giá trị gia tăng. Rủi ro thị trường là một thách thức lớn, khi mùa màng và giá cả biến động không ổn định, làm giảm thu nhập của nông dân. Thiếu ứng dụng công nghệ trong sản xuất cũng dẫn đến năng suất thấp, trong khi ô nhiễm môi trường gia tăng do việc sử dụng quá mức các hóa chất và khai thác tài nguyên không bền vững.
Quá trình phát triển bền vững trong nông nghiệp cần đảm bảo tăng trưởng ổn định, tạo việc làm, thu nhập và chú trọng công tác giảm nghèo |
Để đối phó với những thách thức trên, chuyên gia cho rằng định hướng phát triển bền vững là điều kiện tiên quyết, nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cải thiện hiệu quả sản xuất và xây dựng một nền kinh tế xanh, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Đại diện HANE khuyến nghị: “Cần chuyển sang sản xuất nông nghiệp bền vững bằng cách sử dụng giống cây trồng, vật nuôi chịu mặn, hạn và phát triển thủy lợi khoa học để bảo vệ nguồn nước; ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao và chuyển đổi số trong quản lý sản xuất sẽ nâng cao hiệu quả; tăng cường liên kết, hợp tác giữa nông dân và doanh nghiệp, cùng phát triển chuỗi giá trị và hợp tác xã sẽ giúp tăng trưởng. Đồng thời, xây dựng thương hiệu mạnh và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Cuối cùng, cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và áp dụng canh tác bền vững để giảm ô nhiễm và bảo vệ tài nguyên”.
Phát triển bền vững cần gắn với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị
Khái niệm “Phát triển bền vững” lần đầu tiên được đề cập đến trong báo cáo của Ủy ban Môi trường và Phát triển Liên Hợp Quốc năm 1987, còn gọi là “báo cáo Brundtlan”. Trong đó, song song với bảo vệ môi trường, để phát triển bền vững cần đảm bảo sự tăng trưởng ổn định, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân, chú trọng đến công bằng, giảm nghèo và cải thiện chất lượng sống.
Để làm được điều này, việc tận dụng tính đặc trưng vùng, phát triển sản phẩm hữu cơ từ nông nghiệp có thể giúp tối ưu hóa chuỗi giá trị, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, có giá trị cao. Điển hình có thể kể đến các chương trình xúc tiến thương mại cho sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu; sản phẩm đặc trưng, truyền thống gắn với cộng đồng địa phương thông qua chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP);...
NGƯT. PGS. TS. Trần Văn Ơn cho biết, chương trình OCOP góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn |
Trong đó, chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) có mối tương quan chặt chẽ với phát triển bền vững và nông nghiệp xanh khi thúc đẩy phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, nâng cao giá trị nông sản, đồng thời bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên hiệu quả. Các sản phẩm OCOP không chỉ được sản xuất theo hướng hữu cơ, chú trọng đến quy trình sản xuất bền vững và bảo vệ môi trường mà còn góp phần vào phát triển kinh tế mà còn giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
NGƯT. PGS. TS. Trần Văn Ơn - Cố vấn Quốc gia chương trình OCOP cho biết, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giúp phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn bằng cách khai thác các lợi thế địa phương như sản phẩm nông sản, tri thức và văn hóa truyền thống. Chương trình hỗ trợ phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn và có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, OCOP còn thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, tạo việc làm, thu nhập ổn định, giảm tình trạng di cư và bảo vệ môi trường, đồng thời gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống.
Việc phát triển nông sản hữu cơ và các mô hình sản xuất xanh trong chương trình OCOP cũng tạo cơ hội tăng cường thu nhập cho người dân, đồng thời bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển nông thôn bền vững. Vì vậy, OCOP là một trong những công cụ quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững và nông nghiệp xanh, tạo ra giá trị kinh tế lâu dài trong khi vẫn bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.
Tin liên quan
Chương trình OCOP phát huy tiềm lực nghành, nghề nông thôn
13:17 | 09/05/2024 OCOP
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng
15:03 | 17/04/2024 OCOP
Sản phẩm OCOP khẳng định vị thế, mang về lợi ích kinh tế kép cho nông thôn
09:29 | 21/03/2024 OCOP
Tin mới hơn
Hà Nội công nhận 83 cơ sở đạt danh hiệu "Sử dụng Năng lượng xanh năm 2024"
23:00 | 10/12/2024 Tin tức
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Festival làng nghề nông sản địa phương
09:22 | 09/12/2024 Tin tức
Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra chung
22:09 | 08/12/2024 Tin tức
Hơn 700 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước cho bảo tồn di tích tại TP. HCM
22:09 | 08/12/2024 Tin tức
Hướng phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
22:08 | 08/12/2024 Tin tức
Tin khác
Khai mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024
15:04 | 05/12/2024 Tin tức
Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần 3
15:03 | 05/12/2024 Tin tức
Tuyển phóng viên, cộng tác viên
09:10 | 05/12/2024 Tin tức
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga
10:43 | 04/12/2024 Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã
15:23 | 03/12/2024 Tin tức
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
Làng nghề mộc Vạn An đón nhận danh hiệu Làng nghề Hà Nội
23:50 | 01/12/2024 Tin tức
TP Quý Dương và TP. HCM: Cầu nối hợp tác bền vững Việt – Trung
23:49 | 01/12/2024 Tin tức
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ
23:29 | 30/11/2024 Khuyến công
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV
15:22 | 30/11/2024 Tin tức
Phú Yên đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển
17:00 | 28/11/2024 Tin tức
Hà Nội: Tinh hoa nghề lụa truyền thống hội tụ tại làng nghề Vạn Phúc
09:10 | 28/11/2024 Tin tức
Huế đón bằng công nhận Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng là di sản tư liệu của UNESCO
09:10 | 28/11/2024 Tin tức
Thừa thiên-Huế: Công nhận thêm 2 nghề truyền thống
09:09 | 28/11/2024 Tin tức
Bình Định: Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng
09:26 Văn hóa - Xã hội
Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP
09:18 OCOP
Bình Định thu ngân sách 15.615 tỷ đồng
09:10 Kinh tế
TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân
14:52 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 Làng nghề, nghệ nhân