Hà Nội: 36°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 34°C Thừa Thiên Huế

Hưng Yên: Những tỷ phú nông dân xứ Nhãn bám đất làm giàu

LNV - Dám nghĩ, dám làm, sáng tạo, ham học hỏi là điểm chung của những tỷ phú nông dân xứ nhãn. Bằng sự nỗ lực, họ đã vượt qua những rào cản mà người nông dân còn đang vướng mắc, từng bước tiếp cận, nắm bắt khoa học - kỹ thuật áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn. Họ dám chịu thất bại để thành công, thay đổi quan niệm về sản xuất nông nghiệp “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Họ là những nông dân bình thường nhưng với nghị lực phi thường đã vươn lên làm giàu, trở thành những tỷ phú nông dân, tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn.
THEO ĐUỔI ĐAM MÊ CÂY CẢNH

Năm 2006, anh Nguyễn Văn Thơm, thôn 3, xã Xuân Quan (Văn Giang) khởi nghiệp với nghề trồng hoa, cây cảnh. Với hơn 2 sào ruộng, anh bắt tay trồng cau cảnh, sung, nguyệt quế… và đi bán ở các chợ trong và ngoài huyện. Sau thời gian gắn bó với cây cảnh, nắm bắt được nhu cầu của thị trường, năm 2010, anh Thơm chuyển hướng sang trồng thử nghiệm 1 sào hoa thảm, hoa trang trí. Anh Thơm chia sẻ: Bắt tay vào trồng hoa, cây cảnh, tôi gặp không ít thất bại do thiếu kinh nghiệm, thị trường không đón nhận. Tuy nhiên, với quyết tâm theo đuổi đam mê, năm 2012, tôi đã bàn với gia đình chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng cây cảnh trước đây sang trồng hoa hàng nền, hoa giỏ treo. Năm 2016, gia đình tôi tiếp tục đầu tư lắp đặt nhà lưới, nhà màng, hệ thống tưới tự động nhằm đi trước một bước trong sản xuất hoa, tăng vụ, đưa các giống hoa mới về gieo trồng.

Tỷ phú cây cảnh Nguyễn Văn Thơm, thôn 3, xã Xuân Quan (Văn Giang)


Từ hơn 2 sào ruộng trồng cây cảnh ban đầu, đến nay, gia đình anh Thơm đã mở rộng diện tích lên hơn 2 mẫu, trồng đa dạng các loại cây cảnh, hoa trang trí như: Dạ yến thảo, dừa cạn, đồng tiền, hoa giấy, bách thủy tiên, hoa hồng và bàng nhập ngoại… Ngoài ra, gia đình anh Thơm còn sản xuất một số loại hoa giống như: Hoa đồng tiền, ngọc thảo… để chủ động nguồn giống sản xuất và cung cấp cho các nhà vườn có nhu cầu.

Hàng năm, gia đình anh Thơm xuất bán trên 100 vạn cây và chậu hoa, cây cảnh các loại. Doanh thu trung bình mỗi năm đạt trên 2 tỷ đồng. Ngoài phát triển kinh tế gia đình, anh Thơm còn tích cực hỗ trợ, giúp đỡ các hộ dân trong xã về giống, kinh nghiệm canh tác, thị trường tiêu thụ hoa, cây cảnh. Hiện nay, nhà vườn Thơm Dung tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động với thu nhập trung bình 6 - 8 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2020, anh Nguyễn Văn Thơm vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì có thành tích trong xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định, giúp đỡ nhiều hộ nông dân xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

PHÁT HUY TINH THẦN DÁM NGHĨ, DÁM LÀM

Năm 1999, bằng vốn kiến thức được học, anh Lưu Văn Dũng (sinh năm 1976) ở xã Quang Hưng (Phù Cừ) bắt tay vào nuôi cá thương phẩm trên diện tích 3ha ao, hồ bỏ hoang của xã. Sau vài năm nuôi thả, nhận thấy lợi nhuận không cao do chưa chủ động được con giống; thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng bệnh thủy sản qua nhiều khâu trung gian; thị trường tiêu thụ bấp bênh do phụ thuộc vào thương lái.

Anh Lưu Văn Dũng, xã Quang Hưng (Phù Cừ) kiểm tra sự phát triển của cá thương phẩm


Năm 2004, anh Dũng đã bàn với gia đình mạnh dạn thuê thêm 3,5ha ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả của xã để áp dụng quy trình sản xuất khép kín từ khâu sản xuất con giống đến tiêu thụ sản phẩm. Để thành công trong khâu sản xuất con giống, anh Dũng đã đi tham quan nhiều trang trại sản xuất con giống thủy sản trên cả nước, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật từ các chuyên gia thủy sản... Với quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu đề ra, năm 2005, anh Dũng thành công với lứa cá chép giống đầu tiên. Từ thành công bước đầu, anh vừa làm vừa học hỏi, tự rút kinh nghiệm để nâng tỷ lệ ươm nở thành công cá giống. Những năm tiếp theo, anh Dũng còn thành công với việc nhân giống cá rô đồng, chép đỏ, trắm đen, trắm cỏ, chạch sông... Đến nay, trang trại của gia đình anh Dũng cung cấp trung bình 500 - 700 triệu con cá giống/năm cho các trang trại thủy sản ở trong và ngoài tỉnh. Doanh thu hàng năm đạt trung bình 13 tỷ đồng.

Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, năm 2017, anh Dũng còn tập hợp các hộ nuôi thủy sản trong xã thành lập HTX Thủy sản Hưng Phát. Các thành viên tham gia HTX được hỗ trợ con giống, kỹ thuật sản xuất, tiếp cận các chương trình, dự án thủy sản và bao tiêu sản phẩm. Do đó, các hoạt động và dịch vụ của HTX ngày càng đa dạng, lớn mạnh. Doanh thu trung bình của HTX đạt từ 20 đến 25 tỷ đồng/năm.

KHÁT VỌNG LÀM GIÀU TRÊN ĐỒNG ĐẤT QUÊ HƯƠNG

Tuổi thơ gắn bó với cây lúa, con gà, con lợn nên ông Trịnh Văn Hoan, thôn Văn Ổ, xã Đại Đồng (Văn Lâm) luôn coi đó là điểm tựa để ông “bám đất làm giàu”. Ông Hoan chia sẻ: Tận dụng đất rộng, gia đình tôi xây dựng dãy chuồng với tổng diện tích 1,7 nghìn m2 để nuôi lợn từ 20 năm nay. Tuy nhiên, chăn nuôi trong khu dân cư không bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Năm 2015, gia đình tôi thuê diện tích đất xa khu dân cư của xã để xây dựng trang trại rộng trên 13 nghìn m2, tập trung chăn nuôi lợn.

Trang trại nuôi lợn cho nghe nhạc của tỷ phú Trịnh Văn Hoan,
thôn Văn Ổ, xã Đại Đồng (Văn Lâm)


Vốn đã “bỏ túi” nhiều kỹ thuật chăm sóc lợn, có mối tiêu thụ ổn định, ông Hoan bắt tay xây dựng hệ thống chuồng nuôi lợn nái, lợn thịt, lắp đặt camera quan sát, hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, máng uống tự động. Để hạn chế dịch bệnh, chủ động sản xuất, tiết kiệm chi phí, gia đình ông Hoan sản xuất theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống đến xuất bán sản phẩm. Từ nhiều năm nay, nhờ áp dụng quy trình chăn nuôi VietGAHP, chất lượng sản phẩm đáp ứng các chỉ tiêu xuất bán vào siêu thị nên gia đình ông đã ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với Công ty cổ phần thực phẩm công nghệ Vinh Anh (Hà Nội). Đến nay, trang trại của gia đình ông thường xuyên duy trì gần 1 nghìn con lợn các loại, trung bình xuất bán cho Công ty cổ phần thực phẩm công nghệ Vinh Anh 70 con/chuyến. Lợi nhuận trung bình đạt trên 1,3 tỷ đồng/năm. Gia đình ông tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động với thu nhập trung bình 8 triệu đồng/người/tháng.

Mỗi người một lĩnh vực, một cách làm khác nhau nhưng đều có chung sự cần cù, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Thành công của họ là cả quá trình phấn đấu, học hỏi. Tin tưởng rằng, với những chính sách, cơ chế hỗ trợ trong phát triển lĩnh vực nông nghiệp của các cấp, ngành, địa phương; những chia sẻ, hỗ trợ của các tỷ phú nông dân đi trước sẽ làm dày thêm danh sách những tỷ phú nông dân “bám đất làm giàu”, góp phần thay đổi diện mạo quê hương, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

Bài, ảnh: Mai Đào

Tin liên quan

Tin mới hơn

Thanh Hoá: Nhân rộng mô hình thanh niên phát triển kinh tế

Thanh Hoá: Nhân rộng mô hình thanh niên phát triển kinh tế

LNV - Với nhiệt huyết và sức sáng tạo của tuổi trẻ, thời gian qua, nhiều đoàn viên, thanh niên huyện Như Thanh đã tích cực thi đua phát triển kinh tế. Đến nay có nhiều mô hình mới với cách làm hay, sáng tạo, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nông dân Châu Đức khởi nghiệp làm giàu

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nông dân Châu Đức khởi nghiệp làm giàu

LNV - Châu Đức có hệ sinh thái đa dạng, điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Phát huy lợi thế đó, nhiều nông dân trong huyện đã mạnh dạn đầu tư khoa học công nghệ, tìm kiếm những mô hình sản xuất hiệu quả, lợi nhuận cao.
Thanh niên bỏ phố về quê, làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp

Thanh niên bỏ phố về quê, làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp

LNV - Từ bỏ công việc ổn định tại thành phố, anh Mai Xuân Lâm quyết định trở về quê hương khởi nghiệp với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Sau nhiều nỗ lực và học hỏi, anh đã xây dựng thành công mô hình chăn nuôi cho thu nhập ổn định, trở thành tấm gương thanh niên làm kinh tế giỏi tại địa phương.
Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025

LNV - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025.
Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả

Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả

LNV - Sinh năm 1987, anh Bùi Văn Tú, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Thành An (Thạch Thành) không chỉ là một cán bộ đoàn năng nổ, nhiệt huyết với các phong trào đoàn thanh thiếu nhi ở địa phương, mà còn là một trong những người tiên phong, mạnh dạn đầu tư vốn phát triển mô hình nuôi dúi.
Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

LNV - “Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và là điểm đến tin cậy của những doanh nghiệp công nghệ tầm vóc khu vực và quốc tế!” là thông điệp mà Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn gửi đến cộng đồng startup, doanh nghiệp và nhà đầu tư tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6.

Tin khác

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

LNV - Sự kiện Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định và Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia là hai chương trình đặc biệt quan trọng nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 – 31/3/2025).
Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông

LNV - Nhận thấy nghề làm men lá truyền thống của người Mông đang dần bị mai một, cô gái trẻ bỏ việc ở Hà Nội để về quê Hà Giang khởi nghiệp và đã tạo ra một thương hiệu nổi tiếng.
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

LNV - Thực hiện Quyết định số 897, ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 - 2030, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ

LNV - Sau 10 năm khởi nghiệp với mô hình nuôi chim trĩ, ong dú, anh Tô Vũ Thành Tín (Ân Tín, huyện Hoài Ân, Bình Định) đã thành công ngoài mong đợi, lãi ròng gần 1 tỷ đồng/năm. Mới đây, anh được vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch

LNV - Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Phạm Văn Toàn ở thôn Thung Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thuỷ) đã đầu tư phát triển mô hình liên kết trồng và tiêu thụ rau, củ, quả. Hợp tác xã (HTX) của anh mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng chục tấn rau sạch qua 5 chợ đầu mối lớn ở miền Bắc.
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau

LNV - Những chiếc mo cau tưởng chừng bỏ đi đã được chị Trần Thị Ngọc An (30 tuổi, ngụ xã Định Hòa, H.Lai Vung, Đồng Tháp) chọn làm mô hình khởi nghiệp, sản xuất ra 15 dòng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ

LNV – Nắm bắt xu hướng người tiêu dùng quan tâm đến thực phẩm sạch, anh Phạm Mạnh Cường (xã Liên Phương, TP Hưng Yên) đã thử nghiệm trồng rau theo hướng hữu cơ trên diện tích gần 1ha. Sau một thời gian gieo trồng và chăm sóc, cây trồng sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn phương thức truyền thống.
Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ

LNV - Gia Lâm luôn xác định lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ thường xuyên quan tâm đầu tư. Hàng năm huyện đã đầu tư kinh phí hàng chục tỷ đồng khuyến khích sản xuất và hỗ trợ nông dân về giống và kỹ thuật, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng mô hình thử nghiệm giống cây trồng mới, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học cho biết.
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần

LNV - Từ lâu, rượu cần đã trở thành một nét văn hóa độc đáo gắn liền với đời sống của người Ba Na tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, bên cạnh nhạc cụ truyền thống như cồng chiêng. Để gìn giữ văn hóa và nghề thủ công truyền thống này, Tổ hợp tác Voi Rừng do chị Đinh Thị Đách làm trưởng nhóm đã quy tụ các chị em phụ nữ Ba Na cùng tham gia sản xuất, nhằm đưa hương vị rượu cần đặc trưng của dân tộc vươn xa hơn.
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024

LNV - Hội LHPN Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao giải chung kết Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024, với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi xanh” tại tỉnh Quảng Ngãi.
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam

LNV - Trần Quang Vũ một cái tên rất quen thuộc đối với các nghệ sĩ Guitar quốc tế. Trần Quang Vũ là một trong những người tiên phong âm thầm làm nên nét đẹp của Guitar một loại nhạc cụ phổ biến tại Việt Nam . Cùng lắng nghe câu chuyện của anh.
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

LNV - Trong 2 ngày 11 và 12/9 tại TP Quy Nhơn, Hội LHPN tỉnh Bình Định tổ chức Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp năm 2024 với chủ đề “Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh”.
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

LNV - Trước đây, ốc bươu đen hầu như có ở các ao vườn, người dân Nam bộ chỉ cần mất ít thời gian là có thể có ngay đĩa ốc hấp sả thơm lừng với vị ngọt, thơm và độ giòn, dai của thịt ốc. Đó cũng là một trong những món được chế biến từ ốc bươu đen. Ngày nay, ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều như trước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số người chọn mô hình nuôi ốc bươu đen để khởi nghiệp…
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

LNV - Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn ở xã Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đang phát huy hiệu quả khi mang lại sản phẩm sạch, vừa góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho các thành viên.
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

LNV - Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tỉnh đoàn Lai Châu nhằm tập hợp, đoàn kết thanh niên trong tỉnh. Tỉnh đoàn triển khai nhiều chương trình nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của thanh niên.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Giữ hồn quê qua từng mối đan

Giữ hồn quê qua từng mối đan

LNV - Giữa vùng núi rừng xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai (xã Phan Rang, Lục Yên , Yên Bái cũ), thôn Rầu Chang vẫn rộn ràng tiếng chẻ tre, vót nan – âm thanh thân quen của nghề đan rọ tôm. Nghề thủ công tưởng chừng chỉ gắn với miền sông nước nay đã bén rễ, lớn lên từ chính bàn tay cần mẫn của người vùng cao. Trải qua bao đổi thay, nghề không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là nhịp sống không thể thiếu của người dân nơi đây.
Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái

LNV - Sau khi được thành lập từ sự hợp nhất của ba xã cũ thuộc thị xã Sơn Tây, xã Đoài Phương (Hà Nội) đang từng bước vươn lên trở thành địa phương phát triển toàn diện. Với định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp và du lịch sinh thái, Đoài Phương đặt mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và xây dựng nền kinh tế bền vững.
Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP

LNV - Ngày 15/7 tới đây, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP.
Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương

LNV - Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/HNDTƯ ngày 27-7-2020 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn, Hội Nông dân thành phố Hà Nội từng bước khẳng định vai trò lực lượng nòng cốt trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nổi bật là hội xây dựng các mô hình chi hội, tổ hội nghề nghiệp đặc thù theo thế mạnh từng địa phương.
Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia

LNV - Từ chiều sâu lịch sử của miền Cố đô mộng mơ, Bún bò Huế vươn mình trở thành một tác phẩm văn hóa sống, nơi tinh hoa ẩm thực và trí tuệ dân gian hội tụ, được Nhà nước trao tặng chứng nhận "Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia" theo Quyết định số 2203/QĐ–BVHTTDL, ký ngày 27/6/2025
Giao diện di động