Hiu quạnh làng nghề guốc mộc nức tiếng một thời
Đến năm 1999, địa phương chính thức công nhận tên đường và ghi chép vào hệ thống các đơn vị hành chính thuộc thành phố Thủ Dầu Một. Ra đời nhằm phục vụ nhu cầu làm đẹp của con người, mỗi năm, làng nghề sản xuất hàng ngàn đôi guốc thô, nuôi sống gần 1.000 người thợ với mức sinh hoạt khá giả và sung túc. Cùng thời, làng guốc mộc ở Bình Nhâm cũng vang danh xa gần với 100 hộ gia đình theo nghề truyền thống.
Làng nghề guốc mộc trăm năm tuổi sắp thất truyền
Nhờ chất lượng bền đẹp và mẫu mã phong phú, guốc gỗ Bình Dương dần khẳng định được tên tuổi trên thương trường. Người dân địa phương cũng không ngừng cải tiến sản phẩm khi kết hợp chúng với tranh sơn mài truyền thống, tạo nên những thành phẩm có hoa văn và màu sắc bắt mắt. Các họa tiết trên guốc mộc chủ yếu là hoa, lá, cỏ cây, phong cảnh, chim muông,... được nhiều phụ nữ thời bấy giờ ưa chuộng. Đặc biệt, ngoài tiêu dùng trong nước, thị trường tiêu thụ của các sản phẩm guốc Bình Dương còn mở rộng ra các quốc gia Đông Nam Á như Lào, Campuchia,...
Làng nghề guốc mộc vào thời hoàng kim đã nuôi sống hàng ngàn hộ gia đình
Trải qua thời kỳ hoàng kim là vậy, thế nhưng các làng nghề guốc mộc Bình Dương không tránh khỏi nguy cơ lụi tàn và dần bị thay thế. Từ thập niên 70, sự cạnh tranh gay gắt của các loại giày, dép hiện đại với kiểu dáng đa dạng, đẹp mắt khiến nhu cầu làm đẹp của nữ giới không chỉ dừng lại ở đôi guốc đơn sơ, mộc mạc. Dần dà, guốc truyền thống mất đi chỗ đứng trên thị trường và hình ảnh người phụ nữ chân mang guốc gỗ chỉ còn tồn tại trong ký ức của người dân Việt Nam. Do đó, nhiều nghệ nhân dù yêu nghề đến mấy cũng phải chuyển sang công việc khác chỉ vì làm guốc mộc không đủ trang trải sinh hoạt phí. Theo báo Bình Dương, hiện nay toàn phường Phú Thọ còn hơn 6 hộ theo nghề, phường Bình Nhâm còn 1 cơ sở sản xuất ra thành phẩm và trên 10 hộ làm giai đoạn đầu (cưa cây, gia công đế guốc).
Các hoa văn, họa tiết trên guốc mộc hết sức độc đáo và tinh tế
Để làm ra một đôi guốc người thợ phải mất rất nhiều công đoạn từ: cưa, xẻ gỗ, mài thô, mài nhẵn, phun sơn, đóng quai, đế. Tuy nhiên, những hộ dân còn trụ được đến ngày nay chỉ có thể gia công đế guốc, sau đó bán cho các tỉnh thành khác tạo thành phẩm.
Cũng như áo dài, nón lá, đôi guốc mộc giản đơn đã in dấu bền bỉ suốt hàng trăm năm trong tiến trình lịch sử của dân tộc, trở thành bản sắc văn hóa đáng lưu giữ. Tuy nhiên, những khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, giá bán thấp trong khi chi phí nguyên vật liệu lại cao đã tạo ra một bài toán kinh tế hóc búa cho làng nghề guốc mộc Bình Dương. Vì vậy, các cơ quan ban ngành cần có những giải pháp thích hợp như tổ chức những cuộc thi thiết kế guốc góp phần đa dạng hóa mẫu mã của sản phẩm truyền thống, khơi gợi được sự yêu thích của khách hàng để đôi guốc không chỉ tồn tại trong ký ức người dân. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy du lịch tham quan làng nghề sẽ gìn giữ được nét đẹp văn hóa dân tộc, đồng thời tạo thêm thu nhập, việc làm ổn định và động lực để người dân tiếp tục duy trì làng nghề truyền thống.
Bài, ảnh: Kim Khánh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Một số làng nghề truyền thống ở Hà Nội
09:26 | 01/06/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Độc đáo nghề làm hương trám đen làng Chóa
14:10 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề tủ thờ truyền thống hơn 100 tuổi
14:10 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá làng nghề Sơn Đồng nghìn năm tuổi
14:00 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Doanh nghiệp và hợp tác xã thúc đẩy sự phát triển của làng nghề
09:59 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát triển nghề nón lá truyền thống
16:18 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề chạm bạc của người Nùng Hà Giang
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Cô gái trẻ đam mê với hát Then
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ra mắt mô hình CLB Dệt thổ cẩm tại xã Axan
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Công nhận nghề làm bánh tráng Thuận Hưng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:49 | 22/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân đam mê sinh vật cảnh và sưu tầm cổ vật
10:50 | 19/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân bàn tay vàng tạo hình xếp mâm ngũ quả
11:53 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Đậm sâu gốm Kim Lan
11:52 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Có một nghề như thế…
11:45 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội gìn giữ, quảng bá nghề thủ công truyền thống
11:45 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh: Người giữ lửa điệu múa Tắc Xình
15:35 | 16/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nâng cao ý thức sản xuất sạch để tạo lập các làng nghề "xanh"
15:39 | 15/05/2023 Môi trường

Nghị lực của cô gái một chân làm nghề điêu khắc gỗ
14:43 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Rối nước Đào Thục lưu giữ tinh hoa, hoà nhập quốc tế
14:42 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Mây tre đan Tăng Tiến đứng vững trên thị trường
14:32 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân cao tuổi truyền nghề cho con cháu
14:31 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Nồng ấm rượu men lá bản Xiềng
12:47 OCOP

Nghệ nhân lưu giữ, lan tỏa hương vị ẩm thực Hà thành
12:46 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội tổ chức nhiều chương trình khuyến mại tập trung
12:46 Khuyến công

Khuyến công Hải Phòng hỗ trợ tích cực cho Nghệ nhân Làng nghề
12:46 Khuyến công

Chương trình điều phối xây dựng nông thôn mới ở Hải Phòng
12:45 Nông thôn mới










