Hà Nội: 24°C Hà Nội
Đà Nẵng: 22°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 20°C Thừa Thiên Huế

Hậu Giang: Tập trung quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức

LNV - Bằng những giải pháp cụ thể, sự quyết tâm của ngành chức năng và người dân, thị xã Long Mỹ (Hậu Giang) đã hoàn thành mục tiêu Chương trình OCOP đề ra.


Sản phấm cá thát lát của cơ sở chế biến Ngọc Như Ý được trung bày tại Đại hội đại biểu MTTQ Hậu Giang. Ảnh: Ngọc Diễm.


Không để những hạn chế, khó khăn cản bước

Xác định Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” là chương trình phát triển kinh tế trọng tâm, gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, 2 năm qua, các cấp, các ngành của thị xã Long Mỹ đã vào cuộc mạnh mẽ, người dân đồng lòng ủng hộ, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã tích cực tham gia.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng bộc lộ những hạn chế, vướng mắc. Điều đáng mừng là những hạn chế, vướng mắc này đã được các cấp, các ngành và doanh nghiệp tập trung tháo gỡ. Nhờ đó, chương trình xây dựng sản phẩm OCOP của thị xã đã đạt kết quả quan trọng bước đầu.

Ở thị xã Long Mỹ trong quá trình triển khai chương trình cũng đã cho thấy những bất cập, hạn chế, cũng như các khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Đó là, sản phẩm đặc trưng của các địa phương nhiều, nhưng sản xuất chủ yếu vẫn mang tính tự phát, theo phương thức thủ công. Chất lượng, quy cách mẫu mã sản phẩm hạn chế, thiếu sức cạnh tranh. Nhận thức của người sản xuất về việc tham gia chương trình OCOP, dù đã có những chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn nhiều chủ thể chưa hiểu được ý nghĩa và lợi ích của việc xây dựng và phát triển sản phẩm theo tiêu chuẩn OCOP.

Không để những hạn chế, khó khăn nói trên cản bước, phường Bình Thạnh đã tổ chức khảo sát, đánh giá để chọn ra những sản phẩm có tiềm năng. Sau đó chủ động liên hệ để tuyên truyền cho các chủ thể hiểu được vai trò, ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng của chương trình này, từ đó khơi dậy ý chí tự tin, sáng tạo của người dân và cộng đồng khi tham gia OCOP. Nhờ vậy mà Bình Thạnh là địa phương có nhiều sản phẩm OCOP nhất của thị xã Long Mỹ.

Ông Võ Hoàng Kiếm - Chủ tịch UBND phường Bình Thạnh chia sẻ: Với lợi thế về điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, năm 2021 phường Bình Thạnh đã có 5 sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh. Để làm được việc này, chúng tôi đã đồng hành cùng các chủ thể hoàn tất các thủ tục cần thiết trước khi đưa ra hội đồng đánh giá”.

10 sản phẩm OCOP cấp tỉnh


Chị Hà và công nhân đang chuẩn bị nguồn hàng phục vụ tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Ảnh Ngọc Diễm.


Đến nay, toàn thị xã đã có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Trong đó, có 2 sản phẩm đạt 4 sao là gạo sạch Liên Hưng (giống lúa OM 5451) và gạo sạch Liên Hưng (giống lúa Đài thơm 8), có 8 sản phẩm đạt 3 sao là kẹo đậu phộng Tân Mỹ, bánh hạnh nhân Tân Mỹ, mứt mãng cầu, chả cá thát lát nguyên chất; cá thát lát tẩm gia vị; cá thát lát rút xương và chả cá thát lát cuộn.

Cơ sở thu mua và chế biến cá thát lát ở khu vực Bình Hoà, phường Vĩnh Tường là đơn vị đầu tiên có sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh với sản phẩm cá thát lát tẩm gia vị. Là thương hiệu đã quen thuộc với người dân thị xã Long Mỹ hơn 10 năm qua, trong những năm gần đây cơ sở đã trở mình mạnh mẽ bằng việc đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Nhờ vậy mà món cá thát lát tẩm gia vị của cơ sở anh được công nhân sản phẩm OCOP 3 sao.


Chị Hà và công nhân đang chuẩn bị nguồn hàng phục vụ tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Ảnh Ngọc Diễm.
Anh Võ Đình Chiến - chủ Cơ sở thu mua và chế biến cá thát lát phấn khởi nói: “Nếu như trước khi chưa được công nhận sản phẩm OCOP thì bình quân mỗi tháng cơ sở chỉ tiêu thụ khoảng 200-300kg cá thát lát, còn bây giờ thì số lượng tăng lên gấp 2 lần và dự kiến vào dịp tết này sản lượng tăng gấp 3 lần so với thời điểm bình thường”

Nhận thấy việc tham gia vào chương trình OCOP sẽ là cơ sở để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn nhằm từng bước đổi mới và hoàn thiện sản phẩm, nhất là về bao bì, mẫu mã, chị Nguyễn Thị Phương Hà, chủ cơ sở nuôi và chế biến cá thát lát Ngọc Như Ý, cũng đã tích cực tham gia. Thời gian qua, chị từng bước hoàn thiện nâng cao chất lượng một số sản phẩm như: cá thát lát tẩm gia vị, cá thát lát rút xương, chả cá thát lát nguyên chất và chả cá thát lát cuộn...

Điều đáng phấn khởi là vào đầu tháng 12 vừa qua cơ sở có 4 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt 3 sao là chả cá thát lát nguyên chất; cá thát lát tẩm gia vị; cá thát lát rút xương và chả cá thát lát cuộn. Khi được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh, sản phẩm chế biến từ cá thát lát của cơ sở chị ngày càng có sức hút trên thị trường, được người tiêu dùng tin tưởng chọn lựa.

Chị Hà phấn khởi nói: “Thời gian qua sản phẩm của cơ sở tôi đã có mặt ở một số tỉnh thành miền Bắc và miền Trung. Sau khi được cán bộ chuyên môn huyện hướng dẫn, định hướng tham gia chương trình OCOP, tôi nhận thấy đây là cơ hội để quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường như mong muốn của mình. Tôi đã tham gia và được hỗ trợ nhiều mặt thủ tục, giấy tờ, kiểm nghiệm,… Đến nay, sản phẩm của tôi đã được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP và hy vọng sau khi được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP sản phẩm của cơ sở sẽ có mặt ở khắp mọi miền đất nước”

Nếu như năm 2020, thị xã Long Mỹ chỉ mới có duy nhất 1 sản phẩm đạt chuẩn OCOP thì năm 2021 này, thị xã Long Mỹ có thêm 9 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Như vậy, sau thời gian chăm bồi và thực hiện nhiều công việc liên quan cho những sản phẩm tiềm năng thì thị xã đã có 10 sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh. Tới đây địa phương tiếp tục vận động người dân đẩy mạnh sản xuất nông sản sạch nhằm tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và theo định hướng của Nghị quyết Tỉnh ủy đề ra.

Ông Trịnh Minh Tình – Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Long Mỹ cho biết: “Thời gian tới, phòng sẽ cùng các đơn vị liên quan đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm đã được công nhận. Xây dựng điểm giới thiệu, bán hàng, tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, thị xã tiếp tục lựa chọn những sản phẩm tiềm năng vượt trội để tiến lên trở thành thương hiệu OCOP tiếp theo. Với những giải pháp đồng bộ, mong muốn rằng sản phẩm của người dân làm ra được nâng tầm chất lượng, vừa tăng thu nhập cho người sản xuất và thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển”

Bằng những giải pháp cụ thể, sự quyết tâm của ngành chức năng và người dân, thị xã Long Mỹ đã hoàn thành mục tiêu Chương trình OCOP đề ra. Việc triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” sẽ góp phần thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Theo Ngọc Diễm

Tỉnh Hậu Giang đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình OCOP theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm, để chương trình trở thành động lực kinh tế trọng tâm ở nông thôn. Phát triển vùng sản xuất chuyên canh. Đẩy mạnh thâm canh ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học, ứng dụng công nghệ cao, đổi mới giống cây trồng, tiếp tục phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Tập trung quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức chú trọng thực hiện xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm đạt từ 3-5 sao.

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

OVN - Nhắc đến nước mắm Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung, không chỉ những người trong nước mà cả nước ngoài đều tấm tắc khen hương vị đặc biệt thơm ngon, đậm đà khi đã một lần dùng thử. Có lẽ nhờ bí quyết ủ chượp và chiều dài lịch sử hơn 300 năm, đã kết tinh nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết.
Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết

Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết

LNV - Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt, xã Tam Đa (huyện Phù Cừ) đã và đang trở thành một trong những địa phương tiêu biểu về các mặt hàng nông sản, đặc biệt là sản phẩm OCOP cam Bố Hạ. Đến hẹn lại lên, mỗi dịp cuối năm người dân nơi đây lại “phấn khởi” bước vào vụ thu hoạch để cung cấp những trái cam đạt chất lượng cao phục vụ cho thị trường Tết Nguyên Đán.
TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

LNV - Từ ngày 20 - 22/12, chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” lần thứ I đã thu hút đông đảo người dân và du khách ghé thăm, mua sắm.
TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP

TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP

OVN - Báo cáo từ Sở Công Thương TP. HCM, tính đến tháng 12/2024, địa phương dẫn đầu về số lượng website và ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT), chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các tỉnh thành trên khắp cả nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy các ngành hàng, đặc biệt là sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP

Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP

OVN - Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định công nhận 84 sản phẩm của các chủ thể đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 đến 4 sao. Đây là kết quả từ chương trình đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của các đặc sản địa phương trên thị trường.
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn

Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn

OVN - Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP cho ra đời 377 sản phẩm OCOP chất lượng, uy tín, chinh phục được người tiêu dùng. Tỉnh Phú Yên xác định Chương trình OCOP là bước đi quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn.

Tin khác

Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới

Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới

OVN - Nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai chương trình OCOP, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, thúc đẩy sản xuất phát triển và tạo động lực quan trọng cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024

Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024

OVN - Theo thống kê của UBND TP. Hà Nội, đến hết năm 2024, 30 quận, huyện, thị xã đã thực hiện đánh giá, phân hạng được 606 sản phẩm từ 3 sao OCOP trở lên của 239 chủ thể. Con số này bằng gần 152% so với kế hoạch đề ra từ đầu năm 2024...
Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

LNV - Sáng ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ hội Nông sản”.
Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

LNV - Đến nay, cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên và trong số hơn 7.000 chủ thể OCOP, có hơn 2.000 hợp tác xã (HTX) có sản phẩm OCOP.
Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP

Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP

LNV - Hà Nội đang đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo vùng chuyên canh, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho khoảng 10 triệu dân sinh sống trên địa bàn Thủ đô; một phần cung cấp cho các địa phương khác và hướng đến xuất khẩu.
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

LNV - Ngành nuôi hươu lấy nhung tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự chăm sóc kỹ lưỡng của người dân, nghề nuôi hươu không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần nâng cao đời sống kinh tế và xã hội, khẳng định vị thế của Hương Sơn là "thủ phủ hươu nhung" của cả nước.
“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh

“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh

OVN - Rượu Sâm Báo An Tâm là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao, do UBND tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận năm 2023, đến nay sản phẩm Rượu Sâm Báo An Tâm của Lương y Đỗ Quang Dũng - Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh rượu An Tâm (Khu 3 thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đang tiếp tục khảng định chất lượng và thương hiệu, từng bước vươn ra thị trường để đến với người tiêu dùng.
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương

Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương

OVN - Vân Cù, một làng nghề thủ công truyền thống làm bún nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế, đã tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm lịch sử. Nơi đây không chỉ lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm bún chất lượng cao cho thị trường.
Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP

Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP

LNV - Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP, trong đó có 451 sản phẩm đạt hạng OCOP 3 sao (chiếm tỷ lệ 90,74%), 46 sản phẩm đạt hạng OCOP 4 sao (chiếm tỷ lệ 9,26%).
Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao

Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao

LNV - Ngày 30-12, Hội đồng OCOP thành phố Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội nghị đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao năm 2024.
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao

Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao

LNV - Ngày 25/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP có tiềm năng đạt 4, 5 sao năm 2024.
Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

LNV - Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, nổi bật với những tiềm năng du lịch phong phú và sản phẩm OCOP đa dạng. Việc phát triển du lịch gắn với quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Lạng Sơn không chỉ giúp tăng trưởng kinh tế mà còn nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa, nông sản đặc sản của địa phương.
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

OVN - Từ ngày 20 - 22/12, chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” lần thứ I đã thu hút đông đảo người dân và du khách ghé thăm, mua sắm.
OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh

OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh

LNV - Bên cạnh nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia của tỉnh, giai đoạn này, Thanh Hóa phát triển nhanh về số lượng sản phẩm OCOP gắn với bảo tồn, gây dựng thương hiệu, phát huy bản sắc văn hóa xứ Thanh.
Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn

Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn

LNV - Phát triển bền vững các làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) là một trong những giải pháp quan trọng trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các địa phương, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Việc chú trọng vào khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, cùng với việc du nhập và phát triển các nghề mới, không chỉ giúp duy trì bản sắc văn hóa địa phương mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân

Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân

LNV - Hồng Hà là xã ven Sông Hồng, nằm ở phía bắc huyện Đan Phượng của Hà Nội, nền kinh tế chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp và ngành nghề. Năm 2020 xã Hồng Hà đã về đích NTM nâng cao, năm 2022 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hồng Hà đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xây dựng xã NTM kiểu mẫu, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng cao.
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

LNV - Theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 của huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang), địa phương có 17/27 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 62,9%); 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Thái Bình, Mỹ Bằng, Hoàng Khai, Kim Quan, Phúc Ninh, Nhữ Hán); 03 xã Thái Bình, Mỹ Bằng, Phúc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó, năm 2024 có thêm 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Lang Quán); 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Nhữ Hán); xã Phúc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

OVN - Nhắc đến nước mắm Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung, không chỉ những người trong nước mà cả nước ngoài đều tấm tắc khen hương vị đặc biệt thơm ngon, đậm đà khi đã một lần dùng thử. Có lẽ nhờ bí quyết ủ chượp và chiều dài lịch sử hơn 300 năm, đã kết tinh nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết.
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký các Quyết định công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt  hóa thành sắc màu mùa xuân

Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân

LNV - Bao lì xì không chỉ là món quà mang lời chúc may mắn, mà còn là nét đẹp trong văn hóa phong tục của người Việt Nam vào mỗi dịp Tết. Với những nét vẽ ngây thơ, trong sáng và giản dị trên bao lì xì, các em học sinh của Trường PTCS Dân lập dạy trẻ câm
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động