Hải Dương: Xây dựng nông thôn mới dựa vào sức dân
Hiến đất làm đường ở Tam Kỳ
Ông Lê Anh Dũng, TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Kim Thành, cùng đ/c Nguyễn Ngọc Tuyến – Phó Bí thư thường trực Huyện ủy đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện xây dựng các công trình trọng điểm tại huyện |
Những ngày cuối năm, không khí của bà con tại thôn Nại Đông, xã Tam Kỳ phấn khởi hơn ai hết vì con đường trục chính của thôn được mở rộng. Từ con đường chật hẹp, xuống cấp, nhiều ổ gà thì nay đã được xi măng hóa thẳng tắp, khang trang hơn. Đề làm được điều này người dân xã Tam Kỳ (Kim Thành, Hải Dương) đã không ngần ngại tự nguyện hiến hàng nghìn m² đất, chung sức cùng với chính quyền làm đường giao thông nông thôn.
Ông Nguyễn Tiến Quynh, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Kỳ cho biết: Ngay từ khi có chủ trương, kế hoạch cải tạo, mở rộng đường giao thông, xã Tam Kỳ đã tổ chức họp bàn công khai trong toàn hệ thống chính trị từ các ban, ngành, đoàn thể ở xã và từng thôn. Quá trình họp bàn, lấy ý kiến của nhân dân, Đảng ủy, UBND xã đều cử cán bộ xuống dự cùng, ghi nhận toàn bộ ý kiến của nhân dân, từ đó đưa ra phương án triển khai phù hợp nhất. Theo đó, xã đã công khai cho nhân dân biết, bàn và quyết định nội dung công việc, mức đóng góp. Quyền làm chủ của người dân được phát huy nên việc huy động đóng góp trở nên thuận lợi, đặc biệt bà con đã tự nguyện hiến hàng nghìn m² đất để mở đường”.
Vì thế, sau khi có chủ trương mở rộng đường làng, ngõ xóm một số người dân đã đồng lòng ủng hộ, phá dỡ cổng, tưởng để hiến đất cải tạo tuyến đường. Như dòng họ Nguyễn Đình thôn Nại Đông xã Tam Kỳ.
Ông Nguyễn Phi Sơn, đại diện cho dòng họ Nguyễn Đình nói: “Mở rộng đường làng, ngõ xóm là chủ trương đúng, hợp lòng dân. Chính vì vậy, khi Ban Công tác mặt trận thôn tuyên truyền, vận động, cả dòng họ chúng tôi đã thống nhất, đồng thuận hiến trên 40 m² đất”.
Bên cạnh đó, để hiến đất làm đường, dòng họ Nguyễn Đình còn phải phá dỡ toàn bộ tường rào, cổng, trị giá trên 60 triệu đồng đã xây trước đó, đồng thời tiếp tục đầu tư trên 50 triệu đồng để xây lại.
Nhờ sự đồng lòng của nhân dân, hiện nay 100% đường giao thông thôn, xóm ở xã Tam Kỳ đã được cải tạo, mở rộng, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, giúp địa phương hoàn thành mục tiêu về đích xã nông thôn mới nâng cao.
Hay tại xã Hà Kỳ, huyện Tứ kỳ, tỉnh Hải Dương trước thực trạng đường giao thông còn nhỏ hẹp, một số tuyến đã xuống cấp khiến việc đi lại, giao thương gặp khó khăn. Vì thê, xã Hà Kỳ đã vận động nhân dân đóng góp công sức cải tạo, một số tuyến đường giao thông thôn xóm trong toàn xã.
Tiêu biểu như các hộ dân thuộc đội 3 thôn Đại Hà (đoạn từ nhà ông Sán đến nhà ông Hoàng) đã tự nguyện hiến đất và đóng góp góp kinh phí để làm đường giao thông.
Toàn tuyến đường dài 328 mét, đường được đổ bê tông mặt rộng trên 3.5 mét, dày 18 cm, có hệ thống thoát nước dọc tuyến đường. Mỗi khẩu trong tuyến đóng góp 2.050.000 đồng/khẩu, ngoài ra xóm nhận được gần 100.000.000 đồng tiền hỗ trợ từ con em xa quê và mạnh thường quân để tu bổ xây dựng lại con đường sạch đẹp.
Nhân rộng mô hình sản xuất giỏi
Việc nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả đang được áp dụng thành công tại tỉnh Hải Dương với nhiều cách làm hay, sáng tạo. Trong đó một số mô hình trồng dưa lưới nhà màng đang được người dân xây dựng có hiệu quả như mô hình trồng dưa lưới tại HTX Tân Minh Đức, xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc.
Nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, một năm HTX Âu Việt Farm (tại xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành ) trồng được 3 vụ dưa, với nhiều ưu điểm vượt trội về năng suất, mẫu mã và giá trị kinh tế so với phương thức truyền thống. |
Từ thành công của mô hình này, tỉnh đã nhân rộng và áp dụng thành công tại các đơn vị khác như mô hình dưa lưới tại HTX sản xuất và kinh doanh rau quả sạch Long Xuyên, thị xã Kinh Môn… Hay mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao của HTX Âu Việt Farm, tại xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành.
Về thăm mô hình của HTX Âu Việt Farm, tại xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành mới thấy khu màng khang trang, hiện đại, được đầu tư bài bản, bên trong là hàng nghìn cây dưa lưới xanh mướt, sai trĩu quả.
Triển khai từ tháng 10 năm 2020, do ông Bùi Công Khương làm chủ cơ sở với vốn đầu tư hơn 10 tỷ đồng. Tập trung phát triển nhà màng, nhà lưới theo hướng an toàn. Đến nay HTX đã mở rộng 2 cơ sở nhà màng lớn tại xã Kim Xuyên và xã Tuấn Việt, huyện Kim Thành với hệ thống nhà màng rộng trên 30.000 m2 được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, mỗi năm cho thu lợi nhuận khoảng 3,5 tỷ đồng.
Ông Bùi Công Khương cho biết: Với đam mê về nông nghiệp sạch từ lâu, sau nhiều năm bôn ba kiếm sống tại nước ngoài, tôi đã đi thăm quan học tập các mô hình trồng nông nghiệp công nghệ cao tiên tiến trên thế giới như Israel và Nhât Bản. Từ đó, tôi nung nấu ý định muốn về quê hương thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân quê mình từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang quy trình nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Sau gần hai năm áp dụng trồng dưa lưới trồng công nghệ cao, mỗi năm trồng được 3 vụ dưa, với nhiều ưu điểm vượt trội về năng suất, mẫu mã và giá trị kinh tế so với phương thức truyền thống. Sau 2 năm HTX đã thu lại được số vốn đầu tư ban đầu.
Do được canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP nên sản phẩm dưa lưới của HTX rất được thị trường đón nhận. Để xây dựng sản phẩm uy tín, chất lượng, có chỗ đứng trên thị trường, HTX đã chủ động liên kết với doanh nghiệp đã giảm thiểu được rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, sản phẩm dưa lưới của HTX đã có mặt tại các cửa hàng siêu thị tại Hà Nội, Hải Dương: WinMart, VinMart, Vineco, Cocopus, Big C…, chợ đầu mối Long Biên, Hà Nội; Hải Phòng; Quảng Ninh. Ngoài hiệu quả kinh tế, HTX còn tạo việc làm cho 12 - 14 lao động địa phương với mức lương từ 5 - 7 triệu đồng/tháng, là nơi tham quan, học tập của nhiều đoàn trong và ngoài tỉnh để học tập kinh nghiệm.
Ông Phạm Quang Hưng - Chủ tịch UBND huyện Kim Thành cho biết, mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao là một trong những mô hình tiêu biểu của huyện góp phần vào định hướng ngành nông nghiệp của huyện đang chuyển dịch theo hướng sản xuất tập trung, hàng hóa giá trị kinh tế cao, nông nghiệp hữu cơ. Hiện nay, huyện đã quy vùng 109 vùng sản xuất lúa; trong đó, trên 500 ha lúa chất lượng cao được bao tiêu sản phẩm; có 6 vùng trồng đã được cấp mã vạch. Thời gian tới, Kim Thành phấn đấu để trở thành vùng sản xuất nông nghiệp xanh, sạch và chất lượng cao, liên kết chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo ra nhiều sản phẩm OCOP chất lượng cao.
Hay tại thành phố Chí Linh, anh Nguyễn Minh Hưng đã mạnh dạn chuyển đổi, đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng mô hình nhà màng, nhà lưới để phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp theo hướng hữu cơ và bước đầu đã gặt hái được những thành công.
Sau quá trình trong thử nghiệm, nhận thấy giống dưa lê Hàn Quốc và dưa lưới Nhật Bản trong điều kiện nhà màng cây sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao. Đầu năm 2022 anh Hưng đã quyết định đầu tư, xây dựng 4000 m2 nhà màng, nhà lưới để sản xuất nông sản sạch. Trang trại được đặt tại khu đất cao ráo, xung quanh trang trại được thiết kế vành đai tiêu thoát nước, đất không bị nén chặt sẽ hạn chế được bệnh hại.
Anh Hưng cho biết: Cơ duyên đến với nông nghiệp công nghệ cao có lẽ là từ khi anh đi học cao học về quản lý ruộng đất và được tham gia thực hiện đề tài “Đánh giá về hiệu quả sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương”. Anh nhận thấy địa phương có đất đai vẫn còn lãng phí nhiều, chưa tối ưu hóa lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp. Với mong muốn tạo ra những sản phẩm nông sản sạch, đảm bảo sức khỏe để cung cấp cho người dân, anh đã trồng dưa lưới cho được hiệu quả tốt. Hiện nay anh Hưng có 3 vườn dưa thu hoạch xen kẽ nhau với diện tích mỗi vườn là 1300 m² nhà màng. Nhờ chăm sóc đúng quy trình, theo dõi chặt chẽ chế độ dinh dưỡng nên diện tích dưa lê Hàn Quốc và dưa lưới Nhật Bản của gia đình anh Hưng phát triển tốt, có mã quả rất đẹp và lượng đường đảm bảo tiêu chuẩn.
Từ những mô hình đó, đã góp phần tích cực trong bức tranh nông thôn mới Hải Dương theo hướng bền vững, cuộc sống người dân ấm no, hạnh phúc.
Để nông thôn mới "không cũ"
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương đúng đắn đã được minh chứng bằng những kết quả thực tiễn. Sau khi hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2020, các xã trong tỉnh bắt đầu bước vào chặng đường mới. Hiện Hải Dương có 4 xã được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu, 43 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Dự kiến đến hết năm 2023, tỉnh có 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 67 xã cán đích nông thôn mới nâng cao.
Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hải Dương: Với mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025, toàn tỉnh có ít nhất 60% số xã (107 xã) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (dự kiến 107 xã) và có ít nhất 20% số xã (36 xã) đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Vì vậy, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các địa phương tích cực thực hiện từ việc đăng ký đến việc nâng cao, hoàn thiện các tiêu chí để xét, công nhận đạt chuẩn nâng cao, kiểu mẫu theo quy định.
Tại xã Ngọc Sơn (TP Hải Dương), cuối năm 2019, Ngọc Sơn được công nhận xã nông thôn mới. Cùng thời điểm này, địa phương chính thức sáp nhập vào TP Hải Dương. Đây là bước chuyển mình mạnh mẽ, mang lại sự thay đổi to lớn từ diện mạo nông thôn đến môi trường sống của người dân. Ngọc Sơn xác định xây dựng nông thôn mới nâng cao theo hướng đô thị hiện đại nhưng vẫn giữ được vẻ yên bình của làng quê ở ven đô.
Theo ông Đoàn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn: địa phương xác định xây dựng nông thôn mới nâng cao luôn gắn liền với định hướng phát triển đô thị, góp phần đồng bộ hoá hạ tầng nông thôn, hướng tới việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Xã giao trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên, thành lập Ban Phát triển nông thôn ở cả 3 thôn, đồng thời khảo sát, đánh giá thực trạng các tiêu chí làm cơ sở triển khai và hoàn thiện các tiêu chí còn thiếu. Địa phương nêu rõ Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương. Diện mạo nông thôn của Ngọc Sơn sẽ tiếp tục được thay đổi khang trang, cuộc sống người dân ấm no hơn, hạnh phúc hơn.
Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hải Dương đã nhận được sự chung tay và sự đồng thuận từ các cấp, phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới ngày càng lan tỏa tích cực.
Hiện nay, tỉnh đã thực hiện 6 chương trình chuyên đề trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, đã ban hành Kế hoạch thực hiện gồm: Kế hoạch triển khai Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Kế hoạch thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hải Dương giai đoạn 2023-2025.
Những Chương trình chuyên đề đang trong giai đoạn hoàn thiện Kế hoạch để ban hành gồm: Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh; Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Vì thế, để triển khai hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Ban chỉ đạo Các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hải Dương đề nghị Trung ương xem xét có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để triển khai thực hiện 6 Chương trình chuyên đề trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Tin liên quan
Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới
09:09 | 25/12/2024 Nông thôn mới
Lạng Sơn: Khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới
09:27 | 11/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Hương Khê: Đề nghị thẩm tra, xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024.
09:46 | 30/10/2024 Nông thôn mới
Tin mới hơn
Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển
20:30 | 26/12/2024 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề kết hợp xây dựng Nông thôn mới nâng cao
22:00 | 24/12/2024 Nông thôn mới
Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới
10:57 | 23/12/2024 Nông thôn mới
Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới
15:11 | 12/12/2024 Nông thôn mới
Bắc Kạn: Nỗ lực của chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện
09:25 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Bắc Kạn: Duy trì hiệu quả chuỗi liên kết nông sản từ củ nghệ
09:24 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Tin khác
Xây dựng nông thôn mới kinh nghiệm từ huyện Ba Bể: Thuận lợi và Thách Thức
09:20 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Thanh Hóa: Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng nông thôn, vùng khó khăn
09:19 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững
13:56 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn
13:54 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Hiệu quả từ các dự án giảm nghèo bền vững
13:52 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP
10:40 | 04/12/2024 Du lịch làng nghề
Đồng Tháp: Phát huy vai trò hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới
13:31 | 03/12/2024 Nông thôn mới
Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới
23:51 | 01/12/2024 Nông thôn mới
Nam Định: Nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
09:52 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Xuân Lộc (Đồng Nai): Để nông dân có đời sống thịnh vượng hơn
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Yên Bình (Thạch Thất – Hà Nội): xây dựng nông thôn mới nâng cao bền vững, dân vận khéo
08:53 | 28/11/2024 Nông thôn mới
Xã Bình Yên (Thạch Thất): Đẩy mạnh quy hoạch quản lý đất đai, trật tự xây dựng, giải phóng mặt bằng
13:46 | 25/11/2024 Nông thôn mới
Hương Ngải nâng cao chất lượng nông thôn mới kiểu mẫu
10:58 | 25/11/2024 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:52 | 25/11/2024 Nông thôn mới
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức