Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Hải Dương: Xây dựng nông thôn mới dựa vào sức dân

LNV - Tỉnh Hải Dương vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào ngày 15/3/2023. Bước sang giai đoạn mới tỉnh tập trung nỗ lực xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững, hướng đến nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh...Để đạt được điều đó, việc phát huy sức mạnh của người dân vô cùng quan trọng điều đó được khẳng định qua những việc làm hết sức thiết thực.

Hiến đất làm đường ở Tam Kỳ

Những ngày cuối năm, không khí của bà con tại thôn Nại Đông, xã Tam Kỳ phấn khởi hơn ai hết vì con đường trục chính của thôn được mở rộng. Từ con đường chật hẹp, xuống cấp, nhiều ổ gà thì nay đã được xi măng hóa thẳng tắp, khang trang hơn. Đề làm được điều này người dân xã Tam Kỳ (Kim Thành, Hải Dương) đã không ngần ngại tự nguyện hiến hàng nghìn m² đất, chung sức cùng với chính quyền làm đường giao thông nông thôn.

Ông Nguyễn Tiến Quynh, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Kỳ cho biết: Ngay từ khi có chủ trương, kế hoạch cải tạo, mở rộng đường giao thông, xã Tam Kỳ đã tổ chức họp bàn công khai trong toàn hệ thống chính trị từ các ban, ngành, đoàn thể ở xã và từng thôn. Quá trình họp bàn, lấy ý kiến của nhân dân, Đảng ủy, UBND xã đều cử cán bộ xuống dự cùng, ghi nhận toàn bộ ý kiến của nhân dân, từ đó đưa ra phương án triển khai phù hợp nhất. Theo đó, xã đã công khai cho nhân dân biết, bàn và quyết định nội dung công việc, mức đóng góp. Quyền làm chủ của người dân được phát huy nên việc huy động đóng góp trở nên thuận lợi, đặc biệt bà con đã tự nguyện hiến hàng nghìn m² đất để mở đường”.

Vì thế, sau khi có chủ trương mở rộng đường làng, ngõ xóm một số người dân đã đồng lòng ủng hộ, phá dỡ cổng, tưởng để hiến đất cải tạo tuyến đường. Như dòng họ Nguyễn Đình thôn Nại Đông xã Tam Kỳ.

Đồng chí Lê Anh Dũng, TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện cùng đ/c Nguyễn Ngọc Tuyến – Phó Bí thư thường trực Huyện ủy đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện xây dựng các công trình trọng điểm của huyện. Đoàn đã đi kiểm tra dự án đường trục Đông Tây, đoạn Nút giao vòng xuyến Ngũ Phúc, trục đường Bệnh viện huyện đến thôn Quỳnh Khê, xã Kim Xuyên, và công trình mở rộng đường trục thôn Nại Đông, xây dựng NTM nâng cao tại xã Tam Kỳ.

Ông Lê Anh Dũng, TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Kim Thành, cùng đ/c Nguyễn Ngọc Tuyến – Phó Bí thư thường trực Huyện ủy đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện xây dựng các công trình trọng điểm tại huyện.

Ông Nguyễn Phi Sơn, Ông Nguyễn Phi Sơn, đại diện cho dòng họ Nguyễn Đình nói: “Mở rộng đường làng, ngõ xóm là chủ trương đúng, hợp lòng dân. Chính vì vậy, khi Ban Công tác mặt trận thôn tuyên truyền, vận động, cả dòng họ chúng tôi đã thống nhất, đồng thuận hiến trên 40 m² đất”.

Bên cạnh đó, để hiến đất làm đường, dòng họ Nguyễn Đình còn phải phá dỡ toàn bộ tường rào, cổng, trị giá trên 60 triệu đồng đã xây trước đó, đồng thời tiếp tục đầu tư trên 50 triệu đồng để xây lại.

Nhờ sự đồng lòng của nhân dân, hiện nay 100% đường giao thông thôn, xóm ở xã Tam Kỳ đã được cải tạo, mở rộng, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, giúp địa phương hoàn thành mục tiêu về đích xã nông thôn mới nâng cao.

Hay tại xã Hà Kỳ, huyện Tứ kỳ, tỉnh Hải Dương trước thực trạng đường giao thông còn nhỏ hẹp, một số tuyến đã xuống cấp khiến việc đi lại, giao thương gặp khó khăn. Vì thê, xã Hà Kỳ đã vận động nhân dân đóng góp công sức cải tạo, một số tuyến đường giao thông thôn xóm trong toàn xã.

Tiêu biểu như các hộ dân thuộc đội 3 thôn Đại Hà (đoạn từ nhà ông Sán đến nhà ông Hoàng) đã tự nguyện hiến đất và đóng góp góp kinh phí để làm đường giao thông.

Toàn tuyến đường dài 328 mét, đường được đổ bê tông mặt rộng trên 3.5 mét, dày 18 cm, có hệ thống thoát nước dọc tuyến đường. Mỗi khẩu trong tuyến đóng góp 2.050.000 đồng/khẩu, ngoài ra xóm nhận được gần 100.000.000 đồng tiền hỗ trợ từ con em xa quê và mạnh thường quân để tu bổ xây dựng lại con đường sạch đẹp.

Nhân rộng mô hình sản xuất giỏi

Việc nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả đang được áp dụng thành công tại tỉnh Hải Dương với nhiều cách làm hay, sáng tạo. Trong đó một số mô hình trồng dưa lưới nhà màng đang được người dân xây dựng có hiệu quả như mô hình trồng dưa lưới tại HTX Tân Minh Đức, xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc.

Từ thành công của mô hình này, tỉnh đã nhân rộng và áp dụng thành công tại các đơn vị khác như mô hình dưa lưới tại HTX sản xuất và kinh doanh rau quả sạch Long Xuyên, thị xã Kinh Môn… Hay mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao của HTX Âu Việt Farm, tại xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành.

Về thăm mô hình của HTX Âu Việt Farm, tại xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành mới thấy khu màng khang trang, hiện đại, được đầu tư bài bản, bên trong là hàng nghìn cây dưa lưới xanh mướt, sai trĩu quả.

HTX Âu Việt Farm, tại xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành
Nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, một năm HTX Âu Việt Farm (tại xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành ) trồng được 3 vụ dưa, với nhiều ưu điểm vượt trội về năng suất, mẫu mã và giá trị kinh tế so với phương thức truyền thống.

Triển khai từ tháng 10 năm 2020, do ông Bùi Công Khương làm chủ cơ sở với vốn đầu tư hơn 10 tỷ đồng. Tập trung phát triển nhà màng, nhà lưới theo hướng an toàn. Đến nay HTX đã mở rộng 2 cơ sở nhà màng lớn tại xã Kim Xuyên và xã Tuấn Việt, huyện Kim Thành với hệ thống nhà màng rộng trên 30.000 m2 được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, mỗi năm cho thu lợi nhuận khoảng 3,5 tỷ đồng.

Ông Bùi Công Khương cho biết: Với đam mê về nông nghiệp sạch từ lâu, sau nhiều năm bôn ba kiếm sống tại nước ngoài, tôi đã đi thăm quan học tập các mô hình trồng nông nghiệp công nghệ cao tiên tiến trên thế giới như Israel và Nhât Bản. Từ đó, tôi nung nấu ý định muốn về quê hương thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân quê mình từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang quy trình nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Sau gần hai năm áp dụng trồng dưa lưới trồng công nghệ cao, mỗi năm trồng được 3 vụ dưa, với nhiều ưu điểm vượt trội về năng suất, mẫu mã và giá trị kinh tế so với phương thức truyền thống. Sau 2 năm HTX đã thu lại được số vốn đầu tư ban đầu.

Do được canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP nên sản phẩm dưa lưới của HTX rất được thị trường đón nhận. Để xây dựng sản phẩm uy tín, chất lượng, có chỗ đứng trên thị trường, HTX đã chủ động liên kết với doanh nghiệp đã giảm thiểu được rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, sản phẩm dưa lưới của HTX đã có mặt tại các cửa hàng siêu thị tại Hà Nội, Hải Dương: WinMart, VinMart, Vineco, Cocopus, Big C…, chợ đầu mối Long Biên, Hà Nội; Hải Phòng; Quảng Ninh. Ngoài hiệu quả kinh tế, HTX còn tạo việc làm cho 12 - 14 lao động địa phương với mức lương từ 5 - 7 triệu đồng/tháng, là nơi tham quan, học tập của nhiều đoàn trong và ngoài tỉnh để học tập kinh nghiệm.

Ông Phạm Quang Hưng - Chủ tịch UBND huyện Kim Thành cho biết, mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao là một trong những mô hình tiêu biểu của huyện góp phần vào định hướng ngành nông nghiệp của huyện đang chuyển dịch theo hướng sản xuất tập trung, hàng hóa giá trị kinh tế cao, nông nghiệp hữu cơ. Hiện nay, huyện đã quy vùng 109 vùng sản xuất lúa; trong đó, trên 500 ha lúa chất lượng cao được bao tiêu sản phẩm; có 6 vùng trồng đã được cấp mã vạch. Thời gian tới, Kim Thành phấn đấu để trở thành vùng sản xuất nông nghiệp xanh, sạch và chất lượng cao, liên kết chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo ra nhiều sản phẩm OCOP chất lượng cao.

Mô hình dưa lưới Hải Dương
Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao là một trong những mô hình tiêu biểu của huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.

Hay tại thành phố Chí Linh, anh Nguyễn Minh Hưng đã mạnh dạn chuyển đổi, đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng mô hình nhà màng, nhà lưới để phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp theo hướng hữu cơ và bước đầu đã gặt hái được những thành công.

Sau quá trình trong thử nghiệm, nhận thấy giống dưa lê Hàn Quốc và dưa lưới Nhật Bản trong điều kiện nhà màng cây sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao. Đầu năm 2022 anh Hưng đã quyết định đầu tư, xây dựng 4000 m2 nhà màng, nhà lưới để sản xuất nông sản sạch. Trang trại được đặt tại khu đất cao ráo, xung quanh trang trại được thiết kế vành đai tiêu thoát nước, đất không bị nén chặt sẽ hạn chế được bệnh hại.

Anh Hưng cho biết: Cơ duyên đến với nông nghiệp công nghệ cao có lẽ là từ khi anh đi học cao học về quản lý ruộng đất và được tham gia thực hiện đề tài “Đánh giá về hiệu quả sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương”. Anh nhận thấy địa phương có đất đai vẫn còn lãng phí nhiều, chưa tối ưu hóa lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp. Với mong muốn tạo ra những sản phẩm nông sản sạch, đảm bảo sức khỏe để cung cấp cho người dân, anh đã trồng dưa lưới cho được hiệu quả tốt. Hiện nay anh Hưng có 3 vườn dưa thu hoạch xen kẽ nhau với diện tích mỗi vườn là 1300 m² nhà màng. Nhờ chăm sóc đúng quy trình, theo dõi chặt chẽ chế độ dinh dưỡng nên diện tích dưa lê Hàn Quốc và dưa lưới Nhật Bản của gia đình anh Hưng phát triển tốt, có mã quả rất đẹp và lượng đường đảm bảo tiêu chuẩn.

Từ những mô hình đó, đã góp phần tích cực trong bức tranh nông thôn mới Hải Dương theo hướng bền vững, cuộc sống người dân ấm no, hạnh phúc.

Để nông thôn mới “không cũ”

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương đúng đắn đã được minh chứng bằng những kết quả thực tiễn. Sau khi hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2020, các xã trong tỉnh bắt đầu bước vào chặng đường mới. Hiện Hải Dương có 4 xã được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu, 43 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Dự kiến đến hết năm 2023, tỉnh có 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 67 xã cán đích nông thôn mới nâng cao.

Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hải Dương: Với mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025, toàn tỉnh có ít nhất 60% số xã (107 xã) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (dự kiến 107 xã) và có ít nhất 20% số xã (36 xã) đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Vì vậy, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các địa phương tích cực thực hiện từ việc đăng ký đến việc nâng cao, hoàn thiện các tiêu chí để xét, công nhận đạt chuẩn nâng cao, kiểu mẫu theo quy định.

Tại xã Ngọc Sơn (TP Hải Dương), cuối năm 2019, Ngọc Sơn được công nhận xã nông thôn mới. Cùng thời điểm này, địa phương chính thức sáp nhập vào TP Hải Dương. Đây là bước chuyển mình mạnh mẽ, mang lại sự thay đổi to lớn từ diện mạo nông thôn đến môi trường sống của người dân. Ngọc Sơn xác định xây dựng nông thôn mới nâng cao theo hướng đô thị hiện đại nhưng vẫn giữ được vẻ yên bình của làng quê ở ven đô.

Theo ông Đoàn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn: địa phương xác định xây dựng nông thôn mới nâng cao luôn gắn liền với định hướng phát triển đô thị, góp phần đồng bộ hoá hạ tầng nông thôn, hướng tới việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Xã giao trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên, thành lập Ban Phát triển nông thôn ở cả 3 thôn, đồng thời khảo sát, đánh giá thực trạng các tiêu chí làm cơ sở triển khai và hoàn thiện các tiêu chí còn thiếu. Địa phương nêu rõ Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương. Diện mạo nông thôn của Ngọc Sơn sẽ tiếp tục được thay đổi khang trang, cuộc sống người dân ấm no hơn, hạnh phúc hơn.

Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hải Dương đã nhận được sự chung tay và sự đồng thuận từ các cấp, phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới ngày càng lan tỏa tích cực.

Nhiều mô hình hay trong chương trình được thể hiện rõ nét. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các địa phương trong tỉnh đã đề xuất 5 mô hình hay trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo yêu cầu của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương. Đó là, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội tại xã Tân Kỳ, thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang ở thị trấn Tứ Kỳ (cùng huyện Tứ Kỳ); xã hội hóa lắp đặt dụng cụ thể thao tại xã Chi Lăng Nam (Thanh Miện); hiến đất mở rộng đường giao thông và trồng, chăm sóc các tuyến đường hoa, cây xanh ở xã Đức Chính (Cẩm Giàng); mô hình nặn tò he tại thôn Hoàng Dương, xã An Lâm (Nam Sách).

Đây đều là những mô hình tiêu biểu có tác động tích cực nâng cao đời sống văn hóa người dân, góp phần làm đẹp nông thôn mới của Hải Dương. Một số mô hình còn góp phần đẩy lùi hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh.

diện mạo nông thôn Hải dương
Sau hơn 10 năm kiên trì, nỗ lực, quyết liệt phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền, cả hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Hiện nay, tỉnh đã thực hiện 6 chương trình chuyên đề trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, đã ban hành Kế hoạch thực hiện gồm: Kế hoạch triển khai Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Kế hoạch thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hải Dương giai đoạn 2023-2025.

Những Chương trình chuyên đề đang trong giai đoạn hoàn thiện Kế hoạch để ban hành gồm: Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh; Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Tuy nhiên, một số văn bản hướng dẫn thực hiện của một số Bộ, ngành Trung ương còn có độ trễ về mặt thời gian so với tiến độ thực hiện Chương trình. Tỉnh Hải Dương gặp khó khăn về nguồn lực thực hiện Chương trình: Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 có mức độ cao hơn cao so với giai đoạn trước, khi thực hiện cần nhiều nguồn lực. Hiện nay tỉnh Hải Dương không được hỗ trợ kinh phí từ Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, nên gặp khó khăn về nguồn lực 128 thực hiện. Hay biên chế cho Văn phòng điều phối nông thôn mới cấp tỉnh, huyện còn hạn chế nên khi thực hiện nhiệm vụ gặp khó khăn.

Vì thế, để triển khai hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Ban chỉ đạo Các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hải Dương đề nghị Trung ương xem xét có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để triển khai thực hiện 6 Chương trình chuyên đề trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Tỉnh Hải Dương có diện tích tự nhiên 1.656 km2, dân số 2,1 triệu người, có 12 đơn vị hành chính cấp huyện; có 235 đơn vị hành chính cấp xã (178 xã, 47 phường và 10 thị trấn). Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bắt đầu triển khai ở Hải Dương từ năm 2011, thời điểm đó toàn tỉnh mới đạt bình quân 6,7 tiêu chí/xã, từ kết cấu hạ tầng, các mô hình phát triển sản xuất cho đến đời sống nhân dân khu vực nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Sau hơn 10 năm kiên trì, nỗ lực, quyết liệt phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền, cả hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đến hết 2020, toàn tỉnh có 100% các xã đạt chuẩn nông thôn mới, 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, tỉnh Hải Dương được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Tính đến ngày 30/6/2023, toàn tỉnh đã có 43 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 01 huyện đăng ký triển khai thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao từ đầu năm 2023.

( Trang thông tin có sự phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương)

Thanh Hậu

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nam Định: Phát huy vai trò của Hội Nông dân các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Nam Định: Phát huy vai trò của Hội Nông dân các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

LNV - Nhận thức rõ vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), giai đoạn 2019-2024 Hội Nông dân (HND) tỉnh Nam Định tiếp tục phát huy vai trò chủ thể của nông dân, tích cực tham gia thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động.
Thanh Hoá: Làng nghề Mật Sơn hối hả mùa tết trung thu

Thanh Hoá: Làng nghề Mật Sơn hối hả mùa tết trung thu

LNV - Từ đầu tháng 8 âm lịch, làng nghề Mật Sơn (phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa) lại hối hả, nhộn nhịp sản xuất đèn lồng, dèn ông sao để hoàn thiện các đơn hàng phục vụ nhu cầu của người dân.
Huyện Bá thước (Thanh Hoá): Tập trung đẩy nhanh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công

Huyện Bá thước (Thanh Hoá): Tập trung đẩy nhanh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công

LNV - Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 của huyện Bá Thước được phân bổ là 276.977 triệu đồng, trong đó vốn kế hoạch năm 2022, năm 2023 được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2024 là 40.076 triệu đồng, kế hoạch vốn được giao năm 2024 là 236.901 triệu đồng. Số vốn đã giải ngân đến ngày 10/6/2024 là 166.378 triệu đồng, đạt 60,2% kế hoạch vốn giao.
Bắc Kạn: Chung sức đồng lòng xây dựng nông thôn mới

Bắc Kạn: Chung sức đồng lòng xây dựng nông thôn mới

LNV - Với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và Nhân dân các cấp, đến tháng 6 năm 2024 tỉnh Bắc Kạn có 28 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 13 xã so với năm 2020); 04 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (tăng 02 xã so với năm 2020); lũy kế đến nay 74 thôn được công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 22 thôn thuộc các xã đặc biệt khó khăn (xã khu vực III). Bình quân cả tỉnh đạt 12,68 tiêu chí/xã (tăng 0,43 tiêu chí/xã so với năm 2020).
Bắc Kạn: Xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu gắn với bản sắc địa phương

Bắc Kạn: Xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu gắn với bản sắc địa phương

LNV - Xây dựng nông thôn mới không chỉ là thay đổi diện mạo nông thôn mà phải đi vào chiều sâu, gắn với bản sắc, giá trị nông thôn. Chính vì vậy, tỉnh Bắc Kạn đã từng bước khắc phục khó khăn để xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Hướng đến xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân chuyên nghiệp”.
Hệ thống nhà máy hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP tại Công ty Cổ phần Curcumin Bắc Hà

Hệ thống nhà máy hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP tại Công ty Cổ phần Curcumin Bắc Hà

LNV - Để phủ sóng thương hiệu của các sản phẩm OCOP ở thị trường trong và ngoài nước, theo định hướng của nhu cầu tiêu dùng hiện đại, công tác xúc tiến thương mại của tỉnh Bắc Kạn đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp xúc tiến trong đó lựa chọn xúc tiến nhiều nền tảng, đa dạng hóa kênh xúc tiến đang được triển khai một cách quyết liệt

Tin khác

Phú Yên: Xã Hòa Đồng đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu

Phú Yên: Xã Hòa Đồng đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - UBND huyện Tây Hòa vừa tổ chức Lễ công bố Quyết định của UBND tỉnh Phú Yên công nhận xã Hòa Đồng đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu về sản xuất năm 2024.
Huyện Thanh Thủy (Phú Thọ): Mặt trận tổ quốc xã Bảo Yên với phong trào nông thôn mới nâng cao

Huyện Thanh Thủy (Phú Thọ): Mặt trận tổ quốc xã Bảo Yên với phong trào nông thôn mới nâng cao

LNV - Bảo Yên là xã đồng bằng của huyện miền núi Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ) đã về đích nông thôn mới (NTM) năm 2017, tháng 8/2024 xã vừa vinh dự được UBND tỉnh Phú Thọ công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao.
Bắc Kạn: Rực rỡ nhiều đường hoa của phụ nữ góp phần dựng xây nông thôn mới

Bắc Kạn: Rực rỡ nhiều đường hoa của phụ nữ góp phần dựng xây nông thôn mới

LNV - Những ngày tiết trời dịu nhẹ, đến một số địa phương trong tỉnh Bắc Kạn dễ dàng bắt gặp nhiều con đường nông thôn mới sạch đẹp, khang trang với những tuyến đường hoa rực rỡ, đẹp như tranh vẽ. Đó là thành quả từ đôi bàn tay chăm sóc khéo léo, tỉ mỉ của hội viên Hội Phụ nữ địa phương.
Đồng Nai đầu tư hơn 179.000 tỉ đồng xây dựng nông thôn mới

Đồng Nai đầu tư hơn 179.000 tỉ đồng xây dựng nông thôn mới

LNV - Nhằm đạt được mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tỉnh Đồng Nai dự kiến sử dụng nguồn vốn lên đến 179.104 tỉ đồng cho chương trình này trong năm 2024.
Bình Định: Đường vui chào mừng ngày Quốc khánh

Bình Định: Đường vui chào mừng ngày Quốc khánh

LNV - Sau 2 năm thi công, Tuyến đường ĐT.637 đoạn từ xã Vĩnh Quang - thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh) đến nay đã hoàn thành, mở ra tương lai tươi sáng cho huyện miền núi Vĩnh Thạnh trên hành trình xây dựng nông thôn mới và quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2035.
Bến Tre: Xã Lộc Thuận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Bến Tre: Xã Lộc Thuận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại là một trong các địa phương có xuất phát điểm thấp, nhưng thời gian qua, xã đã có nhiều cố gắng, nỗ lực vươn lên và đạt được những thành tích đáng tự hào, và được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2022. Không dừng lại ở kết quả trên, đến năm 2023, xã tiếp tục được công nhận xã NTM nâng cao. Kết quả đó là động lực lớn và là tiền đề quan trọng để xã tiếp tục vượt mọi khó khăn, hạn chế, tiến về phía trước xứng đáng với công sức thế hệ cha anh để lại, để có quê hương Lộc Thuận văn minh, phát triển như hôm nay.
Bình Định: Công bố xã Phước Mỹ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Bình Định: Công bố xã Phước Mỹ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - UBND xã Phước Mỹ thuộc TP. Quy Nhơn vừa tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định công nhận xã Phước Mỹ đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2023 và Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập xã.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Ba Trại xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Ba Trại xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

LNV - Là một trong 07 xã vùng núi của huyện Ba Vì, xã Ba Trại có diện tích tự nhiên là 2017,4 ha, dân số 15.444 người, trong đó có 41% là đồng bào Mường, Dao, còn lại là đồng bào Kinh.
Huyện Lục Yên (Yên Bái): Ngành nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới

Huyện Lục Yên (Yên Bái): Ngành nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới

LNV - Huyện Lục Yên phấn đấu đến hết năm 2025 cơ bản trở thành huyện nông thôn mới, trong đó tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn là một tiêu chí khó đang được các cấp, các ngành huyện Lục Yên tập trung chỉ đạo thực hiện.
Xã Đông Cuông (Văn Yên) phát động chiến dịch "Ươm mầm dâu – đẹp, giàu quê hương"

Xã Đông Cuông (Văn Yên) phát động chiến dịch "Ươm mầm dâu – đẹp, giàu quê hương"

LNV - Ủy ban nhân dân xã Đông Cuông, huyện Văn Yên vừa tổ chức Lễ phát động thực hiện chiến dịch 'Ươm mầm dâu- đẹp, giàu quê hương' gắn với phong trào '2 chung, 5 cùng, 1 đích đến' tại thôn Cầu Khai.
Thanh Hoá: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thanh Hoá: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống gắn với phát triển du lịch

LNV - Khu vực miền núi Thanh Hóa là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số như: Mường, Thái, Mông, Dao, Thổ, Khơ Mú... Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, những năm qua các huyện miền núi trong tỉnh đã có nhiều giải pháp khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm, gắn với phát triển du lịch, qua đó tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Quảng Ngãi: Nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: Nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Thực hiện nội dung tiêu chí thành phần số 11 về tăng cường công tác giám sát, đánh giá, gắn với truyền thông về xây dựng nông thôn mới (NTM), các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã chú trọng nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở, gắn với kiểm tra, thẩm định kết quả các tiêu chí NTM nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả, thực chất.
Điện Biên: Xã Quài Tở đạt chuẩn nông thôn mới

Điện Biên: Xã Quài Tở đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Vừa qua, UBND huyện Tuần Giáo (Điện Biên) tổ chức công bố xã Quài Tở đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023. Đây là xã đầu tiên của huyện Tuần Giáo được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM.
Bình Định phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2025

Bình Định phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2025

LNV - Tỉnh Bình Định đề ra mục tiêu năm 2025 sẽ có 290 HTX; tư vấn, hướng dẫn thành lập mới 20 HTX; củng cố tổ chức KTTT (hợp nhất, sát nhập, giải thể) 6 HTX; số lượng thành viên HTX là 280.000 thành viên; doanh thu bình quân của HTX khoảng 3,6 tỷ đồng/HTX.
Yên Bái: Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới, thôn, bản kiểu mẫu ở Thạch Lương

Yên Bái: Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới, thôn, bản kiểu mẫu ở Thạch Lương

LNV - Mặc dù là xã khó khăn của thị xã Nghĩa Lộ, song với quyết tâm chính trị cao của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, năm 2020, Thạch Lương đã xây dựng thành công xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Đặc biệt, để tiếp tục xây dựng xã NTM nâng cao và các thôn, bản kiểu mẫu theo đúng kế hoạch, từ năm 2022, Đảng bộ xã Thạch Lương đã ban hành Nghị quyết lãnh đạo xây dựng thôn Bản Bát trở thành thôn NTM kiểu mẫu và phấn đấu hoàn thành trong quý IV/2024.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

LNV - “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân và “người thừa kế” Nguyễn Tiến Cường được xem là những người có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống mang sản phẩm dép lốp thủ công vươn tầm quốc tế. Ghi nhận những đóng góp đó, trong Đạ
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

LNV - Phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng là rất cần thiết, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ở khu vực nông thôn, không chỉ tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho nông dân, mà còn mang lại dấu ấn, bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền thông qua các sản phẩm văn hóa được lưu giữ từ đời này qua đời khác.
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

LNV - Thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và phát triển các bệnh mạn tính, trong đó có ung thư. Nghiên cứu cho thấy, các thực phẩm lành mạnh có nguồn gốc thực vật rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại nguy cơ bệnh tật.
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

LNV - Trước đây, ốc bươu đen hầu như có ở các ao vườn, người dân Nam bộ chỉ cần mất ít thời gian là có thể có ngay đĩa ốc hấp sả thơm lừng với vị ngọt, thơm và độ giòn, dai của thịt ốc. Đó cũng là một trong những món được chế biến từ ốc bươu đen. Ngày nay, ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều như trước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số người chọn mô hình nuôi ốc bươu đen để khởi nghiệp…
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động