Hà Nội phát huy tiềm năng to lớn của làng nghề
Nón làng Chuông là một trong những làng nghề ở Hà Nội hút khách du lịch |
Hà Nội công nhận thêm 50 làng nghề truyền thống
Thành phố Hà Nội có lịch sử nghìn năm văn hiến với kho tàng di sản văn hóa giàu giá trị. Thành phố cũng là nơi tập trung số lượng làng nghề và các nghệ nhân nhiều nhất cả nước. Trong số gần 5.000 làng nghề ở Việt Nam, Hà Nội chiếm 1/3 với khoảng 1.350 làng nghề. Tính đến hết năm 2021, Hà Nội có 318 làng nghề, làng nghề truyền thống tiêu biểu được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã, trong đó có 48 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống, 270 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề (làng nghề sơn mài, khảm trai; làng nghề nón, mũ lá; làng nghề mây tre, giang đan; làng nghề chế biến lâm sản; làng nghề thêu ren; làng nghề dệt may; làng nghề da giày, khâu bóng; làng nghề cơ kim khí; làng nghề chạm, điêu khắc; làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm; làng nghề cây sinh vật cảnh và các làng nghề thuộc các ngành nghề khác, như gốm sứ, làm đàn, át quỳ vàng bạc…).
Ông Nguyễn Mạnh Quyền,Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cho biết, nguồn lực về làng nghề Hà Nội là rất lớn trên cả hai phương diện: Kinh tế và văn hóa. Đặc biệt, phát triển làng nghề, nghề truyền thống cũng là một chỉ tiêu được đề ra trong Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”.
Theo đó, đến hết năm 2023, Thành phố công nhận thêm 15 làng nghề, nghề truyền thống; 12 làng nghề, nghề truyền thống được hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể. Đến năm 2025, thành phố công nhận thêm 50 làng nghề, nghề truyền thống; có ít nhất 100 làng nghề, nghề truyền thống được hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể; 100% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận thuộc danh mục được đánh giá tác động môi trường.
Thực trạng làng nghề Hà Nội
Theo các chuyên gia, những làng nghề của Hà Nội là nơi bảo lưu nhiều giá trị văn hóa, nghệ thuật và tạo việc làm, thu nhập cho hàng vạn lao động ở khu vực nông thôn. Đây cũng là tiềm năng để khai thác, phát triển du lịch, nhất là du lịch làng nghề. Số liệu thống kê cho thấy, năm 2021, doanh thu của các làng nghề được công nhận ở Hà Nội đạt khoảng 22.000 tỷ đồng. Các làng nghề đã có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và xuất khẩu qua các năm qua, trong đó, có khoảng 100 làng nghề đạt doanh số từ 10 đến 20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20 đến 50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm, đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương. Thu nhập bình quân của người lao động ở các làng nghề ở mức từ 4 đến 5 triệu đồng/người/tháng.
Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND Thành phố, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng cục XTTM Bộ Công Thương, ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Bộ NN&PTNT; cùng đại diện các sở ban ngành; lãnh đạo huyện Ba Vì tham quan các gian hàng tại Festival |
Bên cạnh những thuận lợi, các làng nghề ở Hà Nội cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Mặc dù, Đảng bộ và nhân dân Thủ đô đã rất nỗ lực để bảo tồn và phát triển làng nghề, song số làng nghề trên địa bàn vẫn giảm nhanh và đối mặt với những khó khăn, không ít nghề truyền thống đứng trước nguy bị cơ mai một..
Những năm gần đây, mặc dù Chính phủ và thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng các làng nghề vẫn là ngành kinh tế yếu thế. Đã thế kết cấu hạ tầng, đặc biệt là giao thông ở các làng nghề xuống cấp nghiêm trọng hoặc chưa đồng bộ. Các làng nghề gắn với phát triển du lịch chưa được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, như: Bãi đỗ xe, khu vệ sinh, nhà hàng, khách sạn, hệ thống giao thông, chiếu sáng, đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên... Hầu hết doanh nghiệp làng nghề trên địa bàn đều có hoạt động ở quy mô nhỏ, tự phát và gặp không ít khó khăn khả năng cạnh tranh của làng nghề còn thấp, nguồn nguyên liệu không ổn định, chưa tạo nhiều thương hiệu hàng hóa, sức tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, một số sản phẩm truyền thống bị mai một, suy giảm... Bên cạnh đó, do những cơ sở này ở xen lẫn với khu dân cư nên tình trạng ô nhiễm môi trường nguồn nước, không khí, tiếng ồn ngày càng gia tăng. Một số làng nghề có tiềm năng phát triển du lịch, thì lại hạn chế về mặt bằng để xây dựng trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, khu vệ sinh…
Mặc dù, Thành phố đã ban hành những chính sách hỗ trợ các làng nghề vốn vay để sản xuất hàng xuất khẩu, nhưng thực tế có tới 80% các làng nghề, chủ nghề không tiếp cận được với các nguồn vốn hỗ trợ, ưu đãi. Đã thế, thị trường tiêu thụ sản phẩm lại rất bấp bênh, trải qua nhiều khâu trung gian, sức cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu kém, vẫn bị ép giá trên thị trường. Thêm vào đó, công tác quảng bá thương hiệu sản phẩm của làng nghề chưa mạnh; Công nghệ sản xuất tại các làng nghề phần lớn là thủ công, các sản phẩm xuất khẩu có chất lượng chưa tốt, chưa đồng đều, trình độ thẩm mỹ chưa cao, mẫu mã ít được đổi mới.Hiện công tác phát triển nghề và làng nghề vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam và các đại biểu tham quan sản phẩm OCOP |
Theo Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí, thực trạng phát triển ngành nghề nông thôn và công tác bảo tồn, phát triển làng nghề của Thủ đô hiện nay cho thấy, nhiều nơi mang tính tự phát, phân tán, thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, đầu tư, cải tiến và áp dụng công nghệ tiên tiến chưa nhiều, dẫn đến chất lượng sản phẩm và trình độ thẩm mỹ chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp. Trong khi đó, lao động ở các làng nghề có phần bị hạn chế về trình độ học vấn, đa số không qua đào tạo cơ bản, nên gặp khó khăn khi tiếp thu công nghệ mới, hoạt động nghề còn mang tính thời vụ trong lúc nông nhàn. Đáng chú ý, hầu hết các làng nghề đều chưa có hệ thống hạ tầng đạt yêu cầu, như: Giao thông đã xuống cấp, hệ thống điện ở một số nơi chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, hệ thống cấp thoát nước còn chưa đồng bộ. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng về nguồn nước, không khí, tiếng ồn, do hầu hết sản xuất tại nhà xen lẫn với sinh hoạt hằng ngày và ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa tốt đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Những khó khăn, bất cập nêu trên đang là rào cản cho mục tiêu bảo tồn, phát huy được các yếu tố truyền thống, phát triển nghề, làng nghề một cách bền vững, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa làng nghề
Bên cạnh những thuận lợi, các làng nghề ở Hà Nội cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Làm gì để bảo tồn, phát triển làng nghề là vấn đề đang được Đảng bộ và nhân dân Thủ đô đặc biệt quan tâm.
Làng nghề truyền thống giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Sự tồn tại của các làng nghề không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống.
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, toàn thành phố hiện có 70 cụm công nghiệp, với tổng diện tích là 1.686ha đã đi vào hoạt động. Các cụm công nghiệp đã thu hút được 4.169 hộ, doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, kinh doanh, thu hút gần 80.000 lao động. Thành phố cũng đang triển khai các giải pháp nhằm phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng gắn với bảo tồn, phát triển làng nghề, như: Xây dựng các trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, khu vệ sinh, khu sản xuất tập trung, điểm du lịch cho khách tham quan…
Làng gồm Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống có niên đại lâu đời nhất tại Hà Nội – hơn 500 năm tuổi |
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho rằng, những trăn trở, băn khoăn, kiến nghị, đề xuất của các làng nghề, người làm nghề và chính quyền các cấp cũng là thể hiện niềm mong mỏi được lưu giữ, phát huy những nét văn hóa và nâng cao đời sống kinh tế của người dân ở mỗi làng nghề. Đây cũng là sức mạnh để làng nghề truyền thống còn lại với thời gian, kết nối giữa quá khứ và hiện đại, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hiện đại ngày nay.
Vì vậy, thành phố sẽ tập trung vào rà soát, hoàn thiện các chính sách bảo tồn và phát triển làng nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề về đất đai, mặt bằng sản xuất. Bên cạnh đó, ưu tiên các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm ngành nghề nông thôn trong làng nghề được vay vốn tín dụng. Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề; có cơ chế, chính sách để duy trì phát triển đội ngũ nghệ nhân; đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề theo chương trình xúc tiến thương mại - du lịch, chương trình OCOP…
Đặc biệt, Sở NN&PTNT tiếp tục cùng các đơn vị triển khai xây dựng Trung tâm sáng tạo, thiết kế và giới thiệu các sản phẩm OCOP gắn với du lịch, dịch vụ du lịch, lựa chọn các sản phẩm làng nghề truyền thống được chứng nhận đưa vào quảng bá. Sở NN&PTNT và Sở Du lịch Hà Nội sẽ phối hợp các địa phương có làng nghề truyền thống gắn với nhóm ngành hàng, kết hợp các công ty du lịch xây dựng các chương trình, tour giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh của du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội.
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Đại, để làng nghề truyền thống phát huy nguồn lực tương xứng, Hà Nội mong muốn Chính phủ có chính sách ưu đãi, hỗ trợ vốn đầu tư, giảm lãi suất cho vay trung hạn, dài hạn cho làng nghề, phù hợp với cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; có cơ chế, chính sách về đất đai xây dựng cụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung, cải tiến thủ tục giao đất, thuê đất lâu dài...
Xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề đến năm 2030. Xây dựng các chương trình, đề án phát triển làng nghề gắn với du lịch, triển khai chương trình OCOP và xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển làng nghề của thành phố…
Việc đánh giá đúng vị trí, vai trò của làng nghề và làng có nghề, trên cơ sở đó đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp, có tính liên ngành sẽ giúp các làng nghề, làng có nghề trên địa bàn phát triển một cách bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển ổn định kinh tế, xã hội của Hà Nội. Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong làng nghề, làng có nghề trên địa bàn chỉ có thể hiệu quả khi giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Quan trong nhất, các sản phẩm do làng nghề làm ra vừa phải chứa đựng những yếu tố văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa của ông cha, vừa phải đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Nói về những giải pháp phát huy nguồn lực từ các làng nghề tại Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho hay: UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 10-2-2023 về phát triển Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố năm 2023. Mục đích của kế hoạch này là góp phần kiến tạo môi trường, triển khai các hoạt động hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn, chủ thể sản xuất, kinh doanh làng nghề, từ đó hình thành và phát triển hoạt động thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP. Đồng thời, thúc đẩy phát triển làng nghề gắn với hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn trong kinh tế tuần hoàn.
Đáng chú ý, đây cũng là cơ hội để tạo môi trường liên kết giữa nghệ nhân, đội ngũ thiết kế trẻ với tinh thần khởi nghiệp với các viện nghiên cứu, trường đại học chuyên ngành, tổ chức quốc tế phát huy ưu thế văn hóa địa phương, khát vọng phát triển kinh tế của cộng đồng tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn các huyện, thị xã.
Để các làng nghề Hà Nội phát triển, trong thời gian tới UBND Thành phố yêu cầu Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp các sở, ngành trong năm 2023 phải hoàn thành xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề Hà Nội giai đoạn 2021-2030, định hướng 2040 và trong giai đoạn 2023-2025 xây dựng Trung tâm thiết kế sáng tạo sản phẩm làng nghề Hà Nội.
Những vấn đề về chính sách phát triển làng nghề, bảo tồn làng nghề, thúc đẩy đào tạo nghề, truyền nghề, cấy nghề, hỗ trợ chuyển giao, đổi mới công nghệ sản xuất, xử lý môi trường… tại các làng nghề, làng nghề truyền thống sẽ được tháo gỡ. Cùng với đó, UBND Thành phố yêu cầu các quận, huyện xây dựng quy hoạch, trong đó quy hoạch cụm, khu công nghiệp làng nghề là nhóm quy hoạch quan trọng. Điều này sẽ tạo cho các làng nghề truyền thống có một không gian phát triển tương xứng.
Thành phố Hà Nội cũng phê duyệt Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, chỉ ra danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, trong đó có 17 dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch; 17 làng nghề truyền thống cần bảo tồn lâu dài; 7 làng nghề truyền thống tiêu biểu cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2030, Hà Nội sẽ có 1.500 làng nghề; tạo việc làm ổn định cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn.
Hiệp hội làng nghề Việt Nam cũng chọn Hà Nội thí điểm xây dựng dự án “Tinh hoa làng nghề Việt Nam” tại làng gốm Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Có thể nói, bên cạnh các chương trình, dự án lớn, như không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, không gian bích họa Phùng Hưng, Hợp tác xã Vụn Art (mái nhà của người khuyết tật thiết kế tranh ghép từ những mảnh vải vụn), dự án Tinh hoa làng nghề Việt Nam (hoạt động thiết kế sáng tạo đương đại, kết nối thủ công mỹ nghệ truyền thống), đề án Tổng kiểm kê, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội; không gian kiến trúc văn hóa ở Bảo tàng Hà Nội… thì dự án Tinh hoa làng nghề Việt Nam được tổ chức tại thành phố Hà Nội với hoạt động thiết kế sáng tạo đương đại, kết nối thủ công mỹ nghệ truyền thống là một trong những điểm nhấn trong các hoạt động sáng tạo thiết kế, phục vụ đời sống văn hóa của người dân cũng như góp phần tạo dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, khơi dậy và lan tỏa sức sáng tạo của Thủ đô.
Tin liên quan
Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần 3
15:03 | 05/12/2024 Tin tức
Làng nghề mộc Vạn An đón nhận danh hiệu Làng nghề Hà Nội
23:50 | 01/12/2024 Tin tức
Sắp diễn ra Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3
11:30 | 09/08/2024 Khuyến công
Tin mới hơn
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường