Hà Giang: Độc đáo nghề dệt vải lanh truyền thống của dân tộc Mông
Để hoàn thành một sản phẩm từ lanh phải mất vài tháng, thậm chí cả một năm ròng, trải qua rất nhiều công đoạn cầu kỳ và nhiều công đoạn khó, đòi hỏi sự nhẫn nại, bền bỉ của người phụ nữ từ khâu trồng lanh, thu hoạch, phơi khô, bóc vỏ, se sợi, lên khung, dệt vải, nhuộm chàm... Vì thế, dệt lanh được xem như một tiêu chí đánh giá đức hạnh người phụ nữ Mông và cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến cách chọn vợ của chàng trai Mông. Lâu nay người Mông vẫn truyền tai nhau câu nói: “Con gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu/ Vợ giỏi đến mấy không biết thêu lanh cũng tồi”.
Con gái Mông từ nhỏ đã được người thân trong gia đình dạy cách dệt lanh, khi lớn lên đều biết tự trồng lanh, dệt vải, may áo cho mình. Người Mông biết cách tận dụng thiên nhiên làm nét đẹp của thổ cẩm thông qua việc lấy những sản phẩm có từ thiên nhiên để chế tác. Ðó là cây lanh cho sợi dệt, cây chàm cho màu nhuộm. Người phụ nữ thường tranh thủ se lanh, dệt vải vào những lúc nông nhàn. Vì thế, có thể dễ dàng bắt gặp những người phụ nữ Mông trong lúc lên nương, xuống chợ, trên lưng đeo quẩy tấu nhưng đôi tay chai sần vẫn miệt mài với công việc nối, cuộn sợi lanh.
Vào dịp lễ hội, những bộ trang phục được dệt bằng vải lanh với hoa văn tinh xảo như tôn thêm vẻ đẹp mộc mạc, chân chất của người phụ nữ miền sơn cước. Gắn liền với sự phát triển của đồng bào Mông trải qua hàng trăm năm, nghề dệt vải lanh vẫn giữ nguyên vẹn tính độc đáo vốn có. Đến tận hôm nay, nghề dệt vải lanh vẫn tiếp tục được lưu truyền và phát huy bản sắc, như một minh chứng về giá trị thẩm mỹ của một dân tộc giàu văn hóa.
Đối với người Mông, cây lanh giữ vị trí quan trọng trong đời sống thường nhật cũng như đời sống tinh thần và nghề dệt lanh luôn song hành cùng sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc. Người Mông coi cây lanh là một trong những vật linh thiêng, được sử dụng trong hầu hết các phong tục, tín ngưỡng của dân tộc. Theo quan niệm, người con gái Mông khi đi lấy chồng phải mang theo một bộ váy áo tự dệt. Vào những ngày cúng, giỗ, lễ, tết, vải lanh là vật không thể thiếu. Người Mông cho rằng, vải lanh có thể gắn kết con người với thế giới tâm linh và sợi lanh sẽ dẫn đường cho người chết về với tổ tiên. Bên cạnh đó, vải lanh còn là một biểu tượng trong các khúc hát giao duyên với nhiều ý nghĩa, cung bậc của tình yêu, tình cảm vợ chồng.
Để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa này, Hà Giang đã chú trọng khôi phục và mở rộng các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch. Trong đó, nghề dệt vải lanh trở thành một trong những nghề mở ra hướng thoát nghèo cho đồng bào Mông. Các sản phẩm lanh không chỉ dừng lại ở chỗ phục vụ gia đình mà đã có mặt ở thị trường trong nước và quốc tế.
Hiện nay, HTX lanh Lùng Tám, huyện Quản Bạ vừa giải quyết việc làm cho lao động địa phương, vừa sản xuất các mặt hàng thổ cẩm phục vụ khách du lịch. Không dừng lại ở các mặt hàng quần áo truyền thống, phụ nữ Mông ở đây đã biết cách tạo ra nhiều mẫu sản phẩm mới như: khăn, ví, túi xách, vỏ gối, khăn trải bàn... từ lanh với nhiều màu sắc và hoa văn tinh tế. Để động viên tinh thần người dân và góp phần giữ gìn nét văn hóa độc đáo, các địa phương trong tỉnh Hà Giang thường tạo thành cuộc thi dệt vải lanh, lồng ghép vào các ngày lễ hội như: ngày hội văn hóa dân tộc Mông, lễ hội chợ tình Khâu Vai… Đồng thời, tạo không gian trải nghiệm cho du khách khi đến với công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn.
Kim Tiến
Tin liên quan
Tin mới hơn
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới
10:57 Nông thôn mới
Bình Định: Vẻ đẹp hình tượng rắn Naga trên tháp Dương Long
10:57 Văn hóa - Xã hội
Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn
10:57 OCOP
Đặc sắc Phiên chợ nông sản Bình Định lần thứ III năm 2024
10:56 Tin tức
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 Làng nghề, nghệ nhân