Gửi hồn quê qua chiếc nón quai thao
Ghé thăm làng Chuông, chúng tôi được người dân giới thiệu đến gia đình ông Phạm Văn Nông - người làm nón lá có tiếng trong vùng. Theo lời kể của người dân địa phương, ông là một trong số ít người ở làng biết làm nón quai thao, những chiếc nón cổ thời xưa. Những chiếc nón ông làm ra mang đậm hồn quê, tạo nên nét duyên dáng, thanh lịch cho người phụ nữ Việt Nam.
Hình ảnh người đàn ông với mái tóc bạc cùng cặp kính lão, nhưng đôi tay thoăn thoắt theo từng đường kim lên, xuống đã in sâu vào tâm trí chúng tôi. Vừa đan nón, vừa trò chuyện, ông Nông kể cho chúng tôi nghe về những thăng trầm của làng nghề nón lá nơi đây.
Nhờ sự khéo léo, tỉ mỉ của người dân nơi đây mà nón làng Chuông đã được chọn làm vật phẩm cúng tiến cho vua chúa. Thời bấy giờ, tiếng thơm của làng vang đi khắp nơi, khiến ai đi ngược về xuôi, nếu một lần ghé qua làng Chuông cũng đều mua về một chiếc nón lá làm quà, làm kỉ niệm cho mình. Ngày ấy, dân làng ai lấy vô cùng tự hào, họ hăng say sản xuất, đi từ đầu làng tới cuối làng cũng bắt gặp hình ảnh người dân ngồi đan nó, những đứa trẻ phụ mẹ, phụ bà phơi lá nón, hình ảnh người đàn ông chẻ tre làm vòng, ép lá, là lá phẳng phiu…Làng Chuông một thời được mệnh danh là “Vương quốc nón lá”, ông Nông tự hào chia sẻ
Nghệ nhân Phạm Văn Nông đang làm nón.
Ở phiên chợ quê, hầu như gian hàng nào cũng có nón lá, nón lá được bày bán khắp nơi. Khách mua hàng cũng đông đúc, tấp nập, người mua một vài cái về phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, người mua cả trăm cái về buôn ở các tỉnh thành khác. Khung cảnh nhộn nhịp ấy có lẽ khiến người ta khó lòng mà quên được, ông Nông tâm sự.
Qua thời gian đã có nhiều đổi thay, nón làng Chuông cũng dần nhạt phai. Đứng trước “cơn bão thị trường” nón làng Chuông dần bị mất đi vị trí của mình, chịu sức cạnh tranh lớn từ các sản phẩm mũ, nón làm bằng vải. Nếu ngày trước nhà nhà làm nón, người người làm nón thì giờ đây, nón lá chỉ còn những gia đình có người già làm nón. Nón lá dần dần nhường chỗ cho những xưởng mộc, những quán ăn, quán nước…Đến với phiên chợ làng Chuông ngày nay, nón lá cũng thưa thớt hơn, những hình ảnh này khiến cho những người làm nghề không khỏi tiếc thương cho một ngôi làng từng được mệnh danh là “Vương quốc nón lá”.
Những chiếc nón mang hồn quê hương do Nghệ nhân Phạm Văn Nông làm.
Dù nón lá làng Chuông không còn hưng thịnh như trước, nhưng người dân sinh ra và lớn lên ở nơi đây vẫn luôn tự hào về làng nghề truyền thống và biết ơn nghề đã nuôi sống họ trong những lúc khó khăn. Trước kia, nón lá là nguồn thu nhập chính của người dân địa phương, nhờ nghề mà người dân có thu nhập ổn định. Ngày nay, nhờ có nghề làm nón lá của cha ông để lại, người dân có thể làm việc được những lúc rảnh rỗi, nông nhàn.
Nón lá làng Chuông vẫn ngày ngày được lên đường đến mọi miền tổ quốc từ Nhà Trang, Vũng Tàu đến Quảng Bình, Hà Tĩnh về Thái Nguyên, Yên Bái, Lạng Sơn…Mỗi chuyến hành trình của nón làng Chuông là niềm tự hào của người làm nghề nói riêng và những người con làng Chuông nói chung muốn gửi gắm và lan tỏa.
Sắt son với nghề truyền thống
Ông Phạm Văn Nông sinh ra và lớn lên tại làng Chuông, luôn tâm huyết với nghề, giữ trong mình một tình yêu sâu sắc với chiếc nón lá quê hương, mong muốn gìn giữ nét đẹp truyền thống ấy và mang nó đến với bạn bè quốc tế.
Nón lá được làm từ những nguyên liệu đơn giản và dễ kiếm như: Lá cọ, lá nón, tre…Thông thường nón lá được làm từ lá cọ, người làm nghề có thể chọn lá già hoặc lá non. Khi sử dụng lá non làm nón, nón làm ra sẽ có màu trắng và bóng đặc trưng, tuy nhiên các công đoạn làm nón bằng lá non đòi hỏi công phu hơn, đặc biệt là ở việc khâu nón. Các nguyên liệu làm nón thường được nhập từ các tỉnh thành khác về: Lá cọ được lấy từ Phú Thọ, Thanh Hóa. Đối với nón quai thao, cần có thêm mo cau để giữ được độ cứng cho nón.
Vừa trò chuyện, vừa theo dõi ông Nông làm nón quai thao, chúng tôi mới thấy được những khó khăn của nghề, mới hiểu được để làm ra một chiếc nón đẹp cũng lắm công phu. Sau khi thu mua được lá nón, phải mang lá nón đi phơi cho đến khi lá chuyển sang màu bạc trắng. Những chiếc lá dưới cái nắng oi ả sẽ khô và quăn lại. Để lá phẳng, người làm nghề dùng lưỡi cày nung nóng miết từng chiếc lá sao cho chúng phẳng phiu. Để làm một chiếc nón phải trải qua sáu bước, không thể “ăn bớt” được (phơi lá, vức vòng, quai nón, khâu, nức, làm nôi).
Đối với công đoạn vức vòng, vòng nón với các kích cỡ khác nhau xếp vào chiếc khung gỗ theo thứ tự từ bé đến lớn từ chóp nón trở xuống. Mỗi vòng nón đều được nối tròn theo một khuôn dựng sẵn, vòng nón không được gợn. đảm bảo nhẵn, mịn. Sau đó, người thợ khéo léo xếp lần lượt từng chiếc lá nón lên khung nón đã đặt sẵn, thêm một lớp mo tre (hoặc mo cau) để giữ độ cứng cho nón quai thao, tiếp theo xếp thêm một lớp lá nón cho đủ vòng nón thì xong công đoạn quai nón. Công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo nhất ấy là khâu nón. Nón được khâu từng vòng một bằng sợi cước trắng, từng đường kim phải đều nhau. Nức là tra cạp đặt vòng to nhất để tạo vành nón. Chiếc nón hoàn tất khi kết thúc công đoạn “làm nôi”. Để làm cho chiếc nón đẹp hơn, người làm nghề trang trí cho chiếc nón bằng cách tết những sợi chỉ và dải lụa màu đỏ hoặc hồng làm quai tạo thêm vẻ đằm thắm cho chiếc nón.
Ông Nông chia sẻ, có rất nhiều nơi làm nón lá, nhưng nón lá làng Chuông vẫn luôn có một tiếng nói riêng, một chỗ đứng cho riêng mình vì nón lá làng Chuông mang những đặc tính ưu việt: Bền, chắc, tròn, phẳng, nhẹ, nón có độ bóng tự nhiên, cầm nón trên tay cảm giác nhẹ nhàng, thanh mảnh. Những người tinh ý sẽ nhận thấy, nón làng Chuông được chăm chút từ đường đan, các mũi đan đều tay, mũi nào mũi ấy cũng đều nhau.Và đặc biệt hơn cả, chiếc nón làng Chuông mang trong mình ý nghĩa của gần 300 năm hình thành và phát triển.
Mỗi lần làm xong, cầm chiếc nón trên tay, ông Nông nâng niu, ngắm nghía lại những “đứa con” của mình, lòng ông lại ngập tràn hạnh phúc. Khiến ông lại yêu thêm nghề truyền thống và mong muốn lan tỏa nét đẹp của nghề đi xa hơn. Điều hạnh phúc hơn cả là những chiếc nón ông làm ra luôn được mọi người hào hứng đón nhận, những chiếc nón quai thao ấy lại tô điểm thêm cho nét duyên dáng của các liền chị trong câu hát quan họ dịu dàng, đằm thắm.
Đã từng có thời gian đi bộ đội hơn 10 năm. Khi trở về quê hương, sẵn với nghề trong tay ông Nông đã quyết định gắn bó với nghề. Đến nay ông Nông đã ở tuổi thất thập cổ lai hy nhưng ngày ngày ông vẫn cần mẫn, tỉ mỉ với từng đường kim, mũi chỉ. Hai vợ chồng ông cùng nhau làm nón, cùng hàn huyên chuyện đời, chuyện nhà.
Ông cũng thầm cảm ơn nghề, nhờ có nghề của cha ông để lại mà những người cao tuổi trong nghề cũng có công việc những lúc rảnh rỗi, thêm thu nhập cho gia đình.
Bài, ảnh: Ngô Hằng
Tin liên quan
Tin mới hơn
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
21:18 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống
13:59 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước
10:21 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết
10:20 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả
09:17 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết
14:41 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
“Lụa nàng sen” và câu chuyện nghề dệt lụa tơ sen ở Mỹ Đức
08:57 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân
14:08 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn
14:05 Nông thôn mới
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội