Giữ gìn bản sắc văn hóa làng nghề cần phải gắn liền với phát triển kinh tế du lịch

LNV - Làng nghề truyền thống Vạn Phúc nổi tiếng với nghề dệt lụa không chỉ ở Hà Đông mà còn trong và ngoài nước. Nghề dệt đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế văn hóa xã hội làng Vạn Phúc.


Lụa Vạn Phúc – Biểu tượng văn hóa của đất Hà Đông


Cũng giống như các làng nghề dệt khác ở vùng châu thổ sông Hồng, xuất phát từ nhu cầu tự cung tự cấp, tận dụng thời gian nhàn rỗi, những người nông dân tài hoa đã phát triển nghề thủ công truyền thống ngày một cao hơn. Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, hoàn cảnh lịch sử và tính cách con người mang lại cho nơi đây sự tôn vinh cao quý.

Làng Vạn Phúc có vị trí địa lý rất đẹp, là một hình thoi trải dài giữa hai đường giao thông, đường thủy và đường bộ. Phía Đông giáp sông Nhuệ, phía Tây giáp đường quốc lộ 70, cung đường Quốc lộ 70 bao quanh phía Tây Hà Nội, nơi tập trung rất nhiều làng nghề thủ công lâu đời quanh đất kinh kỳ lịch sử. Phía nam tiếp giáp Ngọc Trục, Đại Mỗ.


Hà Đông là vùng đất cổ xưa của Đồng bằng Bắc Bộ, nằm tiếp giáp với Hà Nội và có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển. Nơi đây cũng là mảnh đất trăm nghề nổi tiếng với nhiều nghề thủ công truyền thống như: Làm nón, đúc lưỡi cày, lười bừa, làm mộc, pháo, tiện gỗ, khảm chai...đặc biệt nổi tiếng với nghề diệt lụa và thêu ren: Làng Vạn Phúc ngày nay là phường Vạn Phúc nằm trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội khi xưa có tên gọi là Vạn Bảo thuộc tổng Thiên Mỗ bao gồm 7 xã thôn: Thiên Mỗ, Tây Mỗ, Vạn Bảo, Mỗ Lao, Ngọc Trục, Hồng Đô, Phùng Quang thuộc huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Sang thời Nguyễn, xã Thượng Thanh Oai có bốn thôn là Cầu Đơ, Kiều Trì, Văn Quán, Vạn Bảo, riêng làng Vạn Bảo nằm ở bên kia sông Cầu Am nên khi chia lại địa giới hành chính đổi sang thuộc tổng Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Đến đầu thế kỷ XX, do kiêng húy tên vua Thành Thái (1889-1906) là Bảo Lân nên mới đổi thành Vạn Phúc. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công làng Vạn Phúc là đơn vị hành chính thuộc thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây.

Các cụ cao tuổi làng Vạn Phúc kể lại, từ xưa, người Mỗ Lao ở bên kia sông Nhuệ đã chuyển sang bên này sông lập trại sinh sống. Khi mới định cư, người Vạn Phúc chỉ sống bằng nghề trồng cây lương thực và chăn nuôi. Hoàn cảnh kinh tế tự cấp, tự túc đã đưa người dân làng Vạn Phúc đến với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa. Trong quá trình phát triển, bên cạnh nghề nông, nghề dệt dần dần trở thành nguồn sống chính của làng.



Tư liệu tại Viện nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ được 11 đạo sắc phong. Trong điều kiện tư liệu còn ít ỏi về sự phát triển của làng Vạn Phúc trong thời kỳ phong kiến thì 11 đạo sắc phong này cũng đưa lại cho chúng ta một số nét về sự phát triển của làng. Đạo sắc phong năm Bảo Hưng thứ nhất (1801) đời Tây Sơn thấy ghi duệ hiệu Đức thánh có đến hơn hai mươi mỹ tự mà theo quy định xưa thì mỗi đợt gia phong thường chỉ là hai đến ba mỹ tự. Đến triều Nguyễn, mặc dù đã có tiền lệ ban cấp sắc phong từ đời Lê, Tây Sơn nhưng các vua đầu triều Nguyễn như Gia Long (1802-1820), Minh Mạng (1821-1840), Thiệu Trị (1841-1847) đều không ban sắc phong cho thành hoàng làng Vạn Phúc. Mãi đến năm Tự Đức thứ 6 (1853) đình làng Vạn Phúc mới tiếp tục nhận được sắc phong. Theo quy chế ban cấp sắc phong thời xưa, một địa phương không được cấp sắc chỉ có hai lý do. Một là vị thần mà dân làng tôn thờ không phải là chính thần mà thuộc loại tà thần, dâm thần không được phép thờ. Hai là dân làng không chịu tuân theo giáo hóa của triều đình. Theo các cụ cao tuổi làng Vạn Phúc thì nghiêng về lí do thứ hai. Thời Tây Sơn, dân làng Vạn Phúc dốc sức ủng hội phong trào. Nghĩa cử ủng hộ phong trào Tây Sơn ấy đã gây mối phản cảm đối với các vua đầu triều Nguyễn vì thế nên không có sắc phong.

Theo sử sách, từ trước công nguyên người Lạc Việt đã biết trồng dâu, nuôi tằm. Đến các thế kỷ đầu sau công nguyên, người Việt đã có giống tằm một năm tám lứa kén. Thời kỳ nhà Đường đô hộ đã thu thuế nhân dân ta bằng tơ lụa và nghề dệt tơ lụa đã trở thành một nghề thủ công quan trọng và phổ biến. Khi đánh thuế, chính quyền đô hộ cũng nhằm vào sản phẩm tơ lụa để vơ vét. Nhất là, nhà Đường còn quy định mỗi châu nộp thuế phải tương đương giá trị 50 tấn lụa. Như vậy, lúc này tơ lụa không chỉ là sản phẩm phổ biến, gần gũi với đời sống nhân dân, mà còn được chọn làm vật ngang giá chung trong lĩnh vực thu thuế.

Từ khi mới đến lập cư, người dân Vạn Phúc mới chỉ sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Cùng với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, dân số của Vạn Phúc ngày càng đông đúc, trong khi ruộng đất sản xuất nông nghiệp ít, năng suất lúa thấp không đảm bảo cho đời sống của nhân dân. Từ đó, thôi thức cư dân trong làng tìm kiếm thêm nghề phụ để đảm bảo nhu cầu cho cuộc sống. Ngoài ra, Vạn Phúc có vị trí thuận lợi, gần nguồn tơ tằm sông Đáy, gần trung tâm kinh tế chính trị sầm uất của tỉnh Hà Đông, lại có giao thông thủy, bộ thuận tiện nên đã sớm tiếp nhận nghề dệt lụa. Nhờ bàn tay tài hoa khéo léo, ý chí quyết tâm, tài năng sáng tạo, người dân Vạn Phúc làm nên sản phẩm dệt lụa nổi tiếng trong nước và ngoài nước


Nghề dệt ở làng Vạn Phúc có từ rất lâu đời, hiện nay không còn tài liệu nào nói đến sự ra đời của nghề dệt ở Vạn Phúc. Trong dân gian chỉ còn lưu truyền những truyền thuyết phản ánh vấn đề này. Dân làng có câu vè:

Gặp cô quê ở La Khê

Nhân vui nói chuyện về nghề làm the

Nghề này khởi tận triều Lê

Tướng quân mười vị dạy nghề mới sang.

Căn cứ vào câu vè trên, một số người cho rằng nghề dệt do vị tướng quân người Tứ Xuyên, Trung Quốc sang dạy cho làng La Khê rồi sau đó mới truyền sang làng Vạn Phúc. Còn thời gian truyền nghề, câu vè chỉ nói “khởi tận triều Lê”, còn thời Lê hay Lê Sơ thì không nói rõ.

Một truyền thuyết khác được lưu truyền rộng rãi trong dân làng Vạn Phúc được nhiều người chấp nhận hơn là truyền thuyết về bà tổ nghề Lã Thị Nga. Hiện nay, người dân trong làng vẫn còn lưu giữ bản thần tích do lễ Bộ Thượng thư Đông Các Đại học Nguyễn Bính biên soạn năm 1739 có nói về bà Lã Thị Nga truyền nghề cho dân nhân.

Có thể tóm tắt truyền thuyết của bà như sau: Thời con gái bà nổi tiếng xinh đẹp và là cô thợ may khéo ở đất Kinh Kỳ. Khi Cao Biền nhà Đường (Trung Quốc) được cử sang nước ta làm tiết độ sứ, xây thành Đại La (Hà Nội ngày nay) đã lấy bà làm vợ để trông nom khu vực phường cửi trong thành. Sau khi Cao Biền về nước, bà rời đến làng Vạn Phúc ở. Bà Lã Thị Nga còn mời thêm một bà cụ giỏi nghề dệt lụa về dạy cho dân làng. Sau khi bà hóa, dân làng nhớ ơn xây miếu thờ tại chỗ hóa và tôn bà làm Thành Hoàng làng. Tại đình làng Vạn Phúc nơi thờ bà, trong hậu cung còn đặt một cái kéo, một cái vạch và một cái thước sơn son thiếp vàng đặt trước bài vị. Sau khi bà Lã Thị Nga hóa, bà cụ thợ già cũng trở về quê và mất tại quê. Dân làng nhớ ơn lập đền thờ bà gọi là Đền Phường Cửi.


Hiện nay, trong đình làng, nơi thờ bà còn lưu giữ được 11 đạo sắc phong tuy không nói rõ quá trình bà dạy nghề cho dân trong làng diễn ra như thế nào, nhưng đều ca ngợi công đức, phẩm hạnh của bà và tôn bà là Thành Hoàng của làng “Lã Thị Nương nương Nga Hoàng Đại Vương”. Đây là một cơ sở quan trọng để chúng ta xác định rõ hơn về vị tổ nghề dệt làng Vạn Phúc và sự ra đời của nghề dệt. Ngoài ra, ở đình làng còn có đôi câu đối nói về hành trang của Bà, dịch nghĩa như sau: Theo lòng trời thần ban đất, gia ân cho dân, một ấp sống chung duy phép thần mới bảo vệ được. Đức lớn như lòng đất, trừ tai cản họa cho tứ dân mới an cư lạc nghiệp chỉ có lòng người mẹ mới giúp được dân như vậy. Theo tài liệu của Dương Bá Phượng trong tác phẩm Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, cho rằng: Làng Vạn Phúc (Hà Tây) nổi tiếng về nghề dệt lụa có từ cách đây khoảng 1000 năm (từ thời nhà Lý chuyển kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long) được hình thành cùng với vùng tơ tằm Hà Đông.

Đến thế kỷ XII, XIII, khi Nho giáo bắt đầu phát triển ở Đại Việt thì sự thay đổi về trang phục như: Quốc phục, áo dài chuyển sang màu đen làm cho nhu cầu về tơ lụa lại càng lớn, tác động đến sự phát triển của nghề dệt lụa Vạn Phúc. Nhất là thời nhà Trần, mức sản xuất tơ lụa của Vạn Phúc nói riêng, cả nước nói chung đã rất phát triển, phong phú về các loại sản phẩm. Việc tiêu dùng tơ lụa rất phổ biến, phần lớn nhân dân đều mặc quần, áo đen may bằng lụa, hoặc dệt bằng tơ.

Đến thời Hậu Lê, người dân Vạn Phúc đã phát triển nghề dệt từ vải đến trồi đũi lụa, sang the, lương, vân, sa và đặc biệt là dệt gấm. Theo tài liệu của Ban quản lý tôn tạo di tích phường Vạn Phúc: Vào năm 1614 ở Trung Quốc nhà Minh suy yếu, bị nhà Thanh chiếm ngôi, có ba gia đình họ Lý làm quan ở Vân Nam, không chịu hàng phục nhà Thanh, chốn sang Đại Việt cư trú, ở Đông Đô, tức là Hà Nội ngày nay. Riêng vợ chồng ông thứ ba, vợ là Hoàng Từ Phụ, chồng là Lý Khắc Quý, mở ra dệt the. Như vậy, dệt the lương có go võng có từ thời hậu Lê.

Nghề dệt ở làng Vạn Phúc đã ra đời từ rất sớm, có thể từ thế kỷ VIII vào lúc nhà Đường đô hộ nước ta. Trong sử cũ còn chép lại lúc bấy giờ nước ta gọi là “An Nam đô hộ phủ”, dân ta phải cống nộp cho vương triều phương Bắc những cống phẩm quý giá như: tơ lụa, the, đồ mây… Nhưng nếu muộn hơn thì nghề dệt ở đây cũng đã có từ thời Lê sơ (thế kỷ XV) và bề dày thời gian là khoảng hơn 500 năm cách ngày nay.

Dệt làng Vạn Phúc đã nhanh chóng được các vua quan và các tầng lớp nhân dân ưa chuộng. Các vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại đều sai người về làng Vạn Phúc mua sa, gấm, lụa đem về triều cho vua quan dùng may trang phục, trang trí. Giới sành ăn mặc ở thành thị và giới thượng lưu giàu có ưa chuộng lụa Vạn Phúc, đặc biệt là gấm Vạn Phúc.
Theo Ronanl trong quyển Hà Đông dư địa chí (1925) ở Vạn Phúc năm 1870 có 700 người làm nghề dệt lụa và tương ứng với khoảng 350 khung dệt. Như vậy trước 1904 nghề dệt ở Vạn Phúc tuy đã phát triển song quy mô và thị trường tiêu thụ còn hẹp. Tuy có một bộ phận quan lại, vua chúa dùng gấm lụa của Vạn Phúc song thị trường tiêu thụ chính vẫn là chợ làng (chợ Đình), chợ khu vực ( chợ Đơ). Như vậy có thể nói nghề dệt làng Vạn Phúc thời kỳ này kỹ thuật dệt còn thô sơ, quy mô nhỏ, thị trường tiêu thụ là địa phương và những vùng phụ cận là chủ yếu.

Có thể nói việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống trong bối cảnh hiện tại có nhiều cơ hội và thách thức trong quá trình cạnh tranh với các mặt hàng công nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với một số giải pháp nói chung nhà nước cần có nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy làng nghề bằng việc ưu tiên cho vay vốn, ưu đãi về thuế…. Mặt bằng sản xuất cũng đang là một khó khăn mà các làng nghề truyền thống muốn mở rộng quy mô sản xuất đang gặp phải. Vì vậy, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách giao đất, hợp đồng cho thuê đất ổn định để các cơ sở sản xuất ở làng nghề truyền thống có thể mở rộng quy mô yên tâm sản xuất. Cần tạo điều kiện cho các làng nghề truyền thống tiếp cận được các thông tin về công nghệ, khoa học - kỹ thuật, thị trường; hỗ trợ vốn và tạo điều kiện cho các làng nghề tham gia hội chợ, triển lãm, hội thảo…để họ tự tiếp cận thông tin chủ động trong quá trình hội nhập.

Lụa Vạn Phúc ngày nay như là một biểu tượng đại diện cho tơ lụa Việt Nam được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến, có thể nói đó cũng là di sản truyền đời qua các thế hệ mà ông cha ta đã tạo dựng cho đời sau. Trong bối cảnh hiện nay khi hàng hóa tràn ngập và mang tính cạnh tranh lớn thì Vạn Phúc ngoài việc giữ gìn bản sắc văn hóa làng nghề, giữ gìn truyền thống còn cần phải gắn liền với việc gắn liền với phát triển kinh tế du lịch, hiện đại hóa để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, sản phẩm làm phải đạt chất lượng tốt hơn, đồng đều hơn, mẫu mã đa dạng đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước.

TS Mai Thúc Hiệp

Tin liên quan

Tin mới hơn

Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh

Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh

LNV - Bao đời người đã qua, bao mùa ăn lúa mới đã qua nhưng cách làm gốm vẫn thế, người đời trước truyền lại cho đời sau, đời sau nữa. Những bàn chân của các amí lấy đất về buôn, những bàn chân mở ra vòng tròn khép kín vô tận quanh chiếc bàn xoay thủ công. Những đôi tay nhuộm nâu vàng tỉ mẩn với nước và đất để tạo tác. Những khoảnh sân nhỏ luôn sực mùi rơm khói và đất chín trong cuộc chơi của lửa. Lửa bùng lên lúc mạnh lúc yếu, khói trùm lên lúc đậm lúc nhạt. Đất chìm trong lửa, lửa nhiệt nồng với đất để cuối cùng các sản phẩm gốm Yang Tao được hình thành. Lửa hòa vào trong đất, phục sinh trong đất thành những sản phẩm hữu dụng để khi bàn tay người chạm vào chỉ còn mênh mang hơi thở của đất và lửa.
Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh

Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh

LNV - Làng nghề mây tre đan xã Hoằng Thịnh, Hoằng Hóa (Thanh Hoá) với hàng trăm năm lịch sử và phát triển không chỉ là điểm sáng của vùng quê mà còn là biểu tượng văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi

Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi

LNV - Được biết đến là làng gốm cổ xưa nhất xứ Nghệ, trải qua bao thăng trầm, hiện làng nồi đất Trù Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) vẫn giữ được hồn cốt quê hương, giản dị mà bền lâu. Trước nguy cơ bị xóa sổ, mai một, thì nay làng nồi đang được tiếp sức, hồi sinh.
Có 331 làng nghề, truyền thống được công nhận

Có 331 làng nghề, truyền thống được công nhận

LNV - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hà Nội, trên địa bàn Hà Nội hiện có 331 làng nghề truyền thống được công nhận thuộc địa bàn 25 quận, huyện, thị xã của Thành phố.
Bắc Ninh: Làng nghề mộc Bình Cầu hồi sinh

Bắc Ninh: Làng nghề mộc Bình Cầu hồi sinh

LNV - Trải qua hơn 400 năm phát triển và hội nhập, làng nghề gỗ Bình Cầu, xã Hoài Thượng ở thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã khẳng định thương hiệu trên thị trường, góp phần mang lại những giá trị kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người dân tại địa phương.
Bát Tràng đưa thương hiệu gốm Việt ngày càng vươn xa

Bát Tràng đưa thương hiệu gốm Việt ngày càng vươn xa

LNV - Đến nay, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) có hơn 50 sản phẩm gốm sứ đạt OCOP từ 3 đến 5 sao. Cùng với chiếm lĩnh phần lớn thị trường tiêu thụ trong nước, gốm Bát Tràng còn được xuất khẩu tới nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ…

Tin khác

Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024: Hội tụ hàng nghìn sản phẩm đặc sắc

Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024: Hội tụ hàng nghìn sản phẩm đặc sắc

LNV - Sự kiện do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức từ ngày 3-6/10/2024. Tại đây, trưng bày phong phú nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc, tinh xảo, cùng những sản phẩm đoạt giải cao trong các hội thi sản phẩm làng nghề của thành phố Hà Nội…
Đà Nẵng: Nghề làm bánh tráng Tuý Loan là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Đà Nẵng: Nghề làm bánh tráng Tuý Loan là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

LNV - Sáng ngày 5/10/2024, trong khuôn khổ phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, UBND xã Hòa Phong tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chính thức ghi nhận "Nghề làm bánh tráng Túy Loan" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc của một nghề thủ công truyền thống đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế hệ tại làng Túy Loan.
Luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương

Luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương

LNV - Chuyển đổi từ sản phẩm thủ công làng nghề sang các sản phẩm OCOP là hướng đi mới phù hợp với xu hướng, góp phần đưa sản phẩm của Hải Dương vươn xa hơn trên thị trường, tạo luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương.
Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024

Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024

LNV - Tối ngày 10/10, tại Cung Triển lãm kiến trúc - quy hoạch xây dựng Quốc gia, số 1 Đỗ Đức Dục, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024 (Hanoi Gift show 2024).
Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024

Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024

LNV - Chiều 10/10, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ trao giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024.
Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề

Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề

LNV - Với 1.350 làng nghề và làng có nghề, doanh thu đạt hơn 24.000 tỷ đồng/năm, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề trên địa bàn Hà Nội đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế của thành phố. Tuy nhiên, hiện còn nhiều khó khăn, bất cập đang làm hạn chế tiềm năng của làng nghề, cần thành phố quyết liệt tháo gỡ.
Hoạ sĩ trẻ đam mê nghệ thuật sơn mài truyền thống

Hoạ sĩ trẻ đam mê nghệ thuật sơn mài truyền thống

LNV - 50 tác phẩm sơn mài của họa sĩ Chu Nhật Quang sẽ được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội vào dịp 10/10- Triển lãm khai mạc dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. triển lãm không chỉ là dịp để chàng họa sĩ trẻ giới thiệu những tác phẩm sơn mài Việt Nam tới công chúng yêu hội họa mà còn là sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa di sản văn hóa và đổi mới sáng tạo.
Làng nghề truyền thống Minh Khai có nhiều sản phẩm OCOP

Làng nghề truyền thống Minh Khai có nhiều sản phẩm OCOP

LNV - Xã Minh Khai, huyện Hoài Đức được nhắc đến là một làng quê truyền thống có nhiều nghề nhất Hà Nội. Nơi đây là cái nôi của nghề làm bún, miến với chất lượng thơm ngon ít nơi nào sánh được.
Đẩy mạnh hoạt động marketing để   xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam

Đẩy mạnh hoạt động marketing để xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam

LNV - Sáng 9-10, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam giao cho Trung tâm Khoa học và Công nghệ Phát triển Làng nghề phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội thảo: "Tư vấn nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam". Đây là đề án thuộc Chương trình Khuyến công quốc gia năm 2024 của Bộ Công Thương.
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch

Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch

LNV - Dệt thổ cẩm Xí Thoại là một nghề truyền thống lâu đời của người dân tộc thiểu số Ba Na thuộc xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân được UBND tỉnh Phú Yên công nhận Làng nghề truyền thống năm 2023. Hiện thổ cẩm của Làng nghề trở thành một trong những sản phẩm du lịch văn hóa cộng đồng thôn Xí Thoại.
Chi cục PTNT tỉnh Thái Nguyên tham dự Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024

Chi cục PTNT tỉnh Thái Nguyên tham dự Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024

LNV - Từ ngày 3 - 6/10/2024, tại Trung tâm triển lãm Nông nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (tại số 489 đường Hoàng Quốc Việt, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024
Hưng Yên: Làng nghề cây cảnh ảnh hưởng nặng sau mưa lũ

Hưng Yên: Làng nghề cây cảnh ảnh hưởng nặng sau mưa lũ

LNV - Huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên được biết đến là vựa cây cảnh lớn nhất miền Bắc, cung cấp lượng lớn hoa, cây cảnh phục vụ các dịp lễ, Tết. Thế nhưng ngập úng diện rộng lâu ngày do nước sông Hồng dâng cao sau bão số 3 đã khiến hàng nghìn hecta cây trồng, quất cảnh bị hư hại. Tổn thất quá nặng nề, các hộ trồng cây đang đau đáu nỗi lo làm lại từ đầu.
Hồi sinh nghề gốm cổ tại buôn Dơng Bắk

Hồi sinh nghề gốm cổ tại buôn Dơng Bắk

LNV - Tại buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, nghề làm gốm cổ đang đứng trước nguy cơ lụi tàn. Đây từng là cái nôi của nghề gốm truyền thống, nhưng hiện tại chỉ còn lại rất ít nghệ nhân kiên trì với nghề, chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

LNV - Trong 2 ngày 26 - 27/9, các đoàn kiểm tra của thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) đã tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn điện đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn phường Phong Khê- làng nghề ô nhiễm nhất tỉnh Bắc Ninh. Đã có 12 cơ sở sản xuất giấy ở Phong Khê viết đơn xin dừng hoạt động.
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), ngày 20/9, Đảng ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Cẩm Thanh, TP. Hội An cho hay, vừa tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày đồng khởi giải phóng xã Cẩm Thanh (27/9/1964 - 27/9/2024). Đây là dịp để ôn lại trang sử hào hùng của quân và dân địa phương trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Phát triển du lịch sinh thái với tiềm năng từ nghề sản xuất chè

Phát triển du lịch sinh thái với tiềm năng từ nghề sản xuất chè

LNV – Mô hình du lịch nông nghiệp của HTX Chè Suối Reo tận dụng lợi thế của đồi chè rộng lớn của huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) để thu hút đông đảo du khách gần xa đến tham quan và nghỉ dưỡng. Đây là cơ hội để quảng bá nét đẹp thiên nhiên và sản phẩm nông sản
Khuyến nông Hà Nội tích cực tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ

Khuyến nông Hà Nội tích cực tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ

LNV - Nhằm giúp bà con nông dân nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão số 3 (Yagi), Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã nhanh chóng thực hiện nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống.
Tân Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

Tân Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

LNV - Phát biểu trước Quốc hội, tân Chủ tịch nước Lương Cường cho biết sẽ nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Chủ tịch nước theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó.
TRỰC TIẾP: Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 8, tiến hành bầu Chủ tịch nước

TRỰC TIẾP: Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 8, tiến hành bầu Chủ tịch nước

LNV - Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào sáng mai (21/10) theo hình thức tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự đối với chức danh Chủ tịch nước ngay trong ngày làm việc đầu tiên. Quy trình này được thực hiện theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh

Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh

LNV - Bao đời người đã qua, bao mùa ăn lúa mới đã qua nhưng cách làm gốm vẫn thế, người đời trước truyền lại cho đời sau, đời sau nữa. Những bàn chân của các amí lấy đất về buôn, những bàn chân mở ra vòng tròn khép kín vô tận quanh chiếc bàn xoay thủ công. Những đôi tay nhuộm nâu vàng tỉ mẩn với nước và đất để tạo tác. Những khoảnh sân nhỏ luôn sực mùi rơm khói và đất chín trong cuộc chơi của lửa. Lửa bùng lên lúc mạnh lúc yếu, khói trùm lên lúc đậm lúc nhạt. Đất chìm trong lửa, lửa nhiệt nồng với đất để cuối cùng các sản phẩm gốm Yang Tao được hình thành. Lửa hòa vào trong đất, phục sinh trong đất thành những sản phẩm hữu dụng để khi bàn tay người chạm vào chỉ còn mênh mang hơi thở của đất và lửa.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động