Gia tộc Nguyễn Văn: Cánh chim đầu đàn giữ nghề đúc đồng đất Cố đô
Lịch sử phát triển lâu đời
Theo gia phả của dòng họ Nguyễn, Làng Đúc (nay là Phường Đúc) ra đời từ năm 1836, đến nay đã180 năm. Cái tên Phường Đúc ra đời chính là lấy nghề đúc đồng truyền thống để đặt tên. Hiện Phường Đúc quần tụ trong năm xóm nhỏ với những tên gọi riêng: Giang Dinh, Giang Tiền, Kinh Nhơn, Bản Bộ, Trường Đồng mà dân gian vẫn hay thường gọi là năm dãy thợ đúc.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Sính (phải) trao đổi với con trai Nguyễn Phùng Sơn về đúc một sản phẩm.
Với những thế hệ thợ đúc tài hoa, Phường Đúc đã cho ra đời nhiều tác phẩm danh tiếng tại đất Cố đô và những địa phương khác trên cả nước như: những chiếc vạc đồng trong Kinh thành Huế, Nghi môn bằng đồng trong Đại Nội; Đại Hồng Chung chùa Thiên Mụ, Cửu vị thần công đặt trước Ngọ môn và đặc biệt là Cửu Đỉnh - bộ tác phẩm nghệ thuật với 162 hình khắc chạm nổi, được mệnh danh là “Bách khoa toàn thư về thiên nhiên, lịch sử đất Việt”. Đây là bảo vật đã gắn liền với những đôi tay tài hoa của gia tộc Nguyễn Văn. Là đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng và là sự pha trộn giữa nghệ thuật đúc đồng truyền thống xứ Huế với những họa tiết mang hơi hướng phương Tây.
Chuông lớn nhất Đông Nam Á tại chùa Bái Đính (Ninh Bình) do nghệ nhân Nguyễn Văn Sính đúc.
Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm có giá trị nghệ thuật mà Phường Đúc còn tạo ra các sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ đời sống như đồ nghi lễ với tượng, tráp, quả… đồ gia dụng với ống bút, bình hoa, xoong, nồi… Các sản phẩm ở phường Đúc không chỉ phục vụ cho nhu cầu sử dụng ở thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao.
Gia tộc và những người tài hoa
Người đúc đồng ở Huế luôn ghi nhận những đóng góp của dòng họ Nguyễn Văn nói chung và nghệ nhân Nguyễn Văn Sính - truyền nhân đời thứ 11, nói riêng. Ông là người đã có công rất lớn trong việc bảo tồn và phát triển nghề đúc đồng của dòng họ cũng như nghề đúc đồng truyền thống tại Huế.
Dòng họ Nguyễn Văn là cánh chim đầu đàn của nghề đúc đồng xứ Huế. Qua 12 đời nghệ nhân gắn bó và tận tâm với nghề, những sản phẩm đã tạo nên thương hiệu cho nghề đúc đồng của dòng họ và của vùng đất Cố đô. Hiện nay, dòng họ có gần 20 hộ và khoảng 100 người tham gia làm và phát triển nghề đúc đồng.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống về nghề đúc đồng, bắt đầu từ năm 1954 nghệ nhân Nguyễn Văn Sính bước chân vào nghề khi chưa đến tuổi mười tám. Ông theo học nghề gia truyền từ thân phụ của mình - một nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng của xứ Huế thời bấy giờ. Nhờ năng khiếu bẩm sinh và sự cần cù ham học hỏi, dần dần ông đã trở thành một nghệ nhân có tiếng. Năm 1963 ông thành lập Công ty Đúc đồng Đồng Lực cùng với 3 người bạn. Đến năm 1964, ông tách ra xây dựng cơ sở đúc đồng riêng của mình và phát triển cho đến nay. Với hơn 60 năm kinh nghiệm trong nghề, nghệ nhân Nguyễn Văn Sính đã sáng tạo ra nhiều tác phẩm nổi tiếng khắp cả nước như tượng đồng Trần Hưng Đạo cao 10m, nặng 22 tấn ở công viên Vị Hoàng, TP Nam Định - năm 2000; chuông chùa Bái Đính nặng 30 tấn, cao 5,4m ở Ninh Bình…
Đã ngoài 70 tuổi nhưng lòng đam mê với nghề của ông vẫn luôn tràn đầy. Năm 2003, ông vinh dự được Hội Văn học Dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Dân gian”. Khi nói về tâm nguyện, ông Nguyễn Văn Sính cho biết: “Mong muốn lớn nhất của tôi là gìn giữ và phát triển giá trị nghề đúc đồng truyền thống của dòng họ Nguyễn Văn nói riêng và ở xứ Huế nói chung. Làm sao để có thể truyền đạt tinh hoa của nghề lại cho con cháu, những người có tâm huyết với nghề đúc đồng và phát triển nghề theo hướng đi mới tốt hơn”.
Năm 2016 này, ông Nguyễn Văn Sính vinh dự được chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân và gia tộc Nguyễn Văn được tặng Bảng Vàng gia tộc nghề truyền thống Việt Nam với 12 đời gắn bó với nghề đúc đồng .
Bảo Xuân
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 | 04/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á
14:55 | 03/04/2025 Du lịch làng nghề

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
14:45 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó
19:53 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội
16:00 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường
15:14 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn
15:13 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao
08:27 | 31/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu
22:37 | 30/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển
11:29 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế
11:28 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Thanh Hà
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
09:35 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 Làng nghề, nghệ nhân

Sức sống ở làng nghề Yên Bái
09:31 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:55 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 Làng nghề, nghệ nhân