Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống
Đến đảo Lý Sơn làm nông dân
Từ đầu năm 2024 đến nay, huyện Lý Sơn đón trên 80 nghìn lượt khách du lịch. Một trong những điểm nhấn của huyện là, chú trọng khai thác các tour du lịch gắn với trải nghiệm các nghề truyền thống. Điển hình có mô hình “Một ngày làm nông dân đất đảo - Kỳ bí đảo núi lửa Lý Sơn” được triển khai từ năm 2022 đến nay.
Toàn tỉnh hiện có 1 làng nghề, 5 làng nghề truyền thống và 7 ngành nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận. Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Tiến Dũng nhìn nhận, tỉnh đã có nhiều mô hình du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm nghề truyền thống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa của làng nghề. Thời gian tới, các làng nghề cần chú trọng phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch có chất lượng, tạo sự khác biệt gắn với bản sắc, đặc trưng vùng miền để thu hút khách du lịch ngày càng nhiều hơn.
Tham gia mô hình, du khách có thể vào vai nông dân Lý Sơn thực thụ, tự tay trở đất, lót phân, xuống giống, trồng hành, tỏi, hoặc tham gia thu hoạch hành, tỏi dưới sự hướng dẫn tận tình của nông dân địa phương. Ngoài ra, du khách còn có thể chế biến các món ăn đặc sản, tươi ngon từ biển. Những trải nghiệm này giúp nhiều du khách chọn đến với Lý Sơn.
Du khách Nguyễn Thị Mến, ở tỉnh Bình Dương chia sẻ, tôi rất thích tham gia tour trải nghiệm du lịch ở Lý Sơn, được người dân địa phương hướng dẫn cách thu hoạch hành, tỏi, làm bánh ít lá gai, đi thuyền đánh bắt hải sản ven bờ, tham quan các cảnh đẹp tại đất đảo... Tôi cũng đã mua về nhiều sản phẩm từ các nghề truyền thống nơi đây để làm quà cho gia đình và bạn bè.
Huyện Lý Sơn hiện có trên 55 hộ gia đình làm homestay tham gia hướng dẫn du khách trải nghiệm các nghề truyền thống gắn với khám phá địa phương. Trưởng phòng VH - TT huyện Lý Sơn Ngô Đình Thành cho biết, người dân địa phương đã cùng tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Trên 40% tổng lượt khách du lịch đến Lý Sơn lựa chọn trải nghiệm loại hình du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng. Nhờ đó, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân trong huyện.
Thay đổi để phát triển
Thời gian qua, các làng nghề nỗ lực chuyển mình, tạo ấn tượng riêng để thu hút du khách. Làng nghề gốm Sa Huỳnh, ở xã Phổ Khánh (TX.Đức Phổ), với niên đại hàng nghìn năm và làng nghề gốm Mỹ Thiện, ở thị trấn Châu Ổ (Bình Sơn), hơn 200 năm tuổi đến nay vẫn được lưu giữ, bảo tồn. Để phát triển du lịch gắn với khai thác tiềm năng của làng nghề gốm, các địa phương tăng cường kết nối giới thiệu sản phẩm; tạo điều kiện kết nối các tour từ làng gốm đến các địa điểm khác trên địa bàn. Mỗi năm tại các làng nghề này đón hàng nghìn lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm cách làm gốm, vẽ trên sản phẩm gốm...
Học sinh tham quan mô hình nuôi tằm ở xã Hành Nhân (Nghĩa Hành). |
Làng nghề trồng dâu, nuôi tằm ở thôn Bình Thành, xã Hành Nhân (Nghĩa Hành) cũng là điểm sáng thu hút nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh. “Gia đình tôi gắn bó với nghề trồng dâu, nuôi tằm hàng chục năm qua. Không những thu nhập ổn định từ nghề truyền thống, mà giờ đây, tôi làm thêm dịch vụ du lịch đón khách tham quan nên có thêm thu nhập”, bà Võ Thị Thu An, ở thôn Bình Thành, chia sẻ.
Từ tháng 7/2024, dự án Bảo tồn đồng muối truyền thống Sa Huỳnh gắn với phát triển du lịch cộng đồng đã được triển khai tại phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ). Dự án do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ - Quỹ môi trường toàn cầu (UNDP/GEF - SGP) tài trợ. Dự án được giao cho Hội Nông dân phường Phổ Thạnh làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí gần 2 tỷ đồng, được thực hiện từ tháng 5/2024 - 10/2025. Mục tiêu của dự án là nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo tồn đồng muối truyền thống, phát huy giá trị Văn hóa Sa Huỳnh và phát triển du lịch cộng đồng. Dự án hứa hẹn sẽ là “đòn bẩy” thúc đẩy du lịch làng nghề tại đây phát triển.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Định: Định hướng phát triển du lịch làng nghề
13:24 | 02/10/2024 Du lịch làng nghề
Tin khác
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)
09:39 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hiệp hội du lịch tỉnh Hải Dương: Tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ II mở rộng
10:42 | 12/09/2024 Du lịch làng nghề
Khách du lịch đến Bình Định ước đạt hơn 200 nghìn lượt khách
10:39 | 09/09/2024 Du lịch làng nghề
Đến Mù Cang Chải trải nghiệm mùa vàng Tây Bắc
10:00 | 06/09/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào bản sắc Việt”
10:00 | 03/09/2024 Du lịch làng nghề
Du lịch làng nghề - Hướng đi tiềm năng ở Quảng Trị
11:01 | 23/08/2024 Du lịch làng nghề
Phát triển du lịch từ lợi thế làng nghề, nông nghiệp và sản phẩm OCOP
09:51 | 22/08/2024 Du lịch làng nghề
Hà Giang: Công nhận Làng văn hóa du lịch thôn Tha là điểm du lịch
14:24 | 13/08/2024 Du lịch làng nghề
Phát triển du lịch gắn với làng nghề - Hướng đi tiềm năng ở Thái Nguyên
11:31 | 31/07/2024 Du lịch làng nghề
Quảng Ngãi: điểm du lịch Rừng dừa nước Tịnh Khê
10:10 | 30/07/2024 Du lịch làng nghề
Sản phẩm OCOP sẽ góp mặt Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”
09:45 | 24/07/2024 Du lịch làng nghề
Thịt lợn cắp nách - Lưu luyến hương vị đặc sản Lào Cai
14:57 | 22/07/2024 Du lịch làng nghề
Quy Nhơn hướng đến thành phố du lịch, văn minh, hiện đại
15:25 | 19/07/2024 Du lịch làng nghề
Thừa Thiên Huế: Phát huy giá trị văn hoá gắn với du lịch làng nghề
14:23 | 11/07/2024 Du lịch làng nghề
Du lịch làng nghề hấp dẫn du khách mở ra hướng đi mới
09:10 | 05/07/2024 Du lịch làng nghề
Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
12:16 OCOP
100 gian hàng OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ được giới thiệu tại huyện Thanh Trì
23:00 Tin tức
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 Làng nghề, nghệ nhân
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
09:24 Làng nghề, nghệ nhân
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 OCOP