Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Độc đáo nghề điêu khắc than đá

LNV - Điêu khắc than đá mỹ nghệ là nghề chỉ có riêng ở Quảng Ninh, được truyền qua nhiều thế hệ, đến nay đã gần 100 năm. Những hòn than đá đen nhánh dưới bàn tay khéo léo của người thợ có thể mang những vẻ đẹp ấn tượng riêng biệt. Thế nhưng, điều đáng buồn là nghề này đang đứng trước nguy cơ thất truyền vì không còn mấy ai giữ được “lửa” nghề.


Anh Nguyễn Tuấn Quyết tỉ mỉ sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo từ than đá.


Nghề của sự tỉ mỉ, kiên trì

Tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Tuấn Quyết, chị Nguyễn Thị Thanh Bình vào một buổi chiều tháng 6. Vào sâu trong ngõ nhỏ dưới chân núi Hạm, phường Hồng Hà (TP Hạ Long, Quảng Ninh), càng đến gần, tôi càng nghe thấy rõ âm thanh đục đẽo, mài than đều đều giữa tiết trời nắng gắt. Hai vợ chồng anh Quyết, chị Bình đã gắn bó với nghề hơn 20 năm. Tiếng mài đục than đá vẫn xen lẫn với tiếng cười nói của người thợ qua bao năm tháng thăng trầm.

Bước vào nhà anh Quyết, đi về phía sau là khu xưởng rộng chừng 30m2 bao phủ bởi bụi than, chỉ có vợ chồng anh Quyết và một người thợ đang cần mẫn làm việc. Xung quanh là các dụng cụ đơn sơ như cưa tay, đục, máy mài, dao gọt… và những hòn than đá đen nhánh với đủ kích thước khác nhau nằm chất đống ngổn ngang.

Những hòn than lớn mua về được đôi bàn tay khéo léo của người thợ cắt ra, đo đạc, mài giũa, trải qua nhiều công đoạn để cho ra sản phẩm hoàn thiện cuối cùng. “Nghề này đòi hỏi sự tỉ mỉ với từng chi tiết và tính kiên trì với từng sản phẩm. Người có năng khiếu thì học nhanh hơn nhưng chúng tôi vẫn có thể đào tạo cho những người không có năng khiếu, đi lên từ con số 0. Chỉ cần yêu nghề thì đều có thể làm được”, anh Quyết chia sẻ.

Chia sẻ về các công đoạn làm ra một sản phẩm than đá mỹ nghệ, anh Quyết cho biết: “Sản phẩm có đa dạng mẫu mã, mẫu mã càng phức tạp thì thời gian điêu khắc càng lâu và giá thành càng cao. Để làm ra một sản phẩm hoàn thiện thì cần trải qua khá nhiều công đoạn.

Đá thô mua về đem cưa thủ công ra từng kích thước đã tính toán trước, sau đó bắt đầu điêu khắc thành hình thù sản phẩm rồi đem đi đánh ráp, đánh mịn rồi chuyển qua đánh bóng để được sản phẩm mỹ nghệ hoàn thiện”.

Từ những hòn than xù xì, thô ráp, để làm ra một sản phẩm có hồn là cả một quá trình sáng tạo tỉ mỉ, khéo léo, làm thủ công gần như 100% của người thợ. Không giống như các sản phẩm mỹ nghệ khác, than đá có đặc tính cứng và giòn, nếu làm hỏng thì phải bỏ luôn.

Cha truyền con nối giữ nghề

Theo những người làm nghề, chỉ có 3 mỏ than tại Quảng Ninh là Đèo Nai, Cọc Sáu và Thống Nhất mới có than đủ chất lượng về độ mịn, độ bóng và có ánh kim để tạo hình, tạo khối. Chính vì vậy, mỹ nghệ than đá giống như một “đặc sản” riêng của mảnh đất Quảng Ninh.

Mỗi sản phẩm mỹ nghệ làm ra không đơn giản chỉ là vì mục đích thương mại mà nó còn là tiếng nói của người con đất mỏ, niềm tự hào với nghề truyền thống của gia đình. Hơn 20 năm lăn lộn với nghề, vợ chồng anh Quyết duy trì 32 mẫu mã sản phẩm, có thể kể đến như: Vịnh Hạ Long, Hòn Trống – Mái, điêu khắc tượng các con vật, thuyền buồm… Đặc biệt, tác phẩm Vịnh Hạ Long trên than đá được công nhận là sản phẩm Tinh hoa làng nghề Việt Nam năm 2008.

Anh Quyết là đời thứ ba trong gia đình có truyền thống làm nghề điêu khắc than đá. Cụ Nguyễn Đức Thuận - ông nội anh Quyết từng làm nghề này cho chủ mỏ người Pháp. Bố anh Quyết là ông Nguyễn Tuấn Lợi – nhà điêu khắc có nhiều tác phẩm than đá nổi tiếng như tượng lãnh tụ Hồ Chí Minh, Lênin,… được tỉnh Quảng Ninh dùng làm quà tặng cho quan khách trong nước và quốc tế. Đến đời anh Quyết, vợ chồng anh vẫn cố gắng giữ “lửa” nghề dù trải qua rất nhiều khó khăn.


Tượng bằng than đá là “đặc sản” của vùng đất mỏ.


Với khuôn mặt lấm lem bụi than, chị Bình xúc động kể: “Trước đây, vào những năm 70, Quảng Ninh có xưởng mỹ nghệ với các lớp đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ, trong đó có điêu khắc than đá. Lúc đó bố chồng tôi là xưởng trưởng, đào tạo ra khoảng 20 người thợ lành nghề. Sau đó, xưởng bị giải thể, có khoảng 7 hộ gia đình tiếp tục theo nghề điêu khắc than đá rồi rơi rụng dần.
Vợ chồng tôi quyết tâm theo nghề vì đây là nghề truyền thống, từ đời cha ông truyền lại. Thế nhưng, chúng tôi cố gắng lắm thì cũng chỉ làm thêm được 10 năm nữa rồi dừng lại. Chúng tôi kêu gọi các bạn trẻ đến học nghề, không mất học phí, hỗ trợ thêm chỗ ăn ở và mỗi tháng 2 - 3 triệu đồng nhưng vẫn không tìm được người”.

Hơn 20 năm về nhà chồng là hơn 20 năm chị Bình say mê với những hòn than đen nhánh. Tôi thấy được nỗi trăn trở hiện rõ trong ánh mắt của chị khi nghe chị kể về những năm tháng khó khăn, thậm chí là mất hết cả nhà cửa để bám nghề, hy vọng nó có thể phát triển hơn. Chị kể, thời điểm đông nhất cũng có khoảng 8 – 10 thợ làm việc tại xưởng nhưng hiện nay tính cả vợ chồng chị cũng chỉ có 4 người.

Vợ chồng chị Bình chính là những người thợ điêu khắc than đá trẻ nhất và cũng là những người thợ cuối cùng vì các cụ lớn tuổi đều đã nghỉ hết, không mấy ai còn mặn mà với nghề. Giới trẻ thường không thích làm nghề này vì suốt ngày bao phủ trong bụi than nhem nhuốc.

Dù kêu gọi khắp nơi, mong muốn có người trẻ đến học nghề nhưng vợ chồng anh Quyết, chị Bình vẫn chưa tìm được người nối nghiệp. Hai cô con gái của anh chị cũng quyết định không theo nghề. Có thể thấy, nghề “đặc sản” của mảnh đất Quảng Ninh này đang đứng trước nguy cơ thất truyền.

Trong mấy chục năm làm nghề, vợ chồng anh Quyết luôn đau đáu, mong muốn mở được xưởng sản xuất, có máy móc hiện đại và có khu trưng bày để khách có thể đến tham quan. Tuy nhiên, điều kiện không cho phép vì chi phí mở xưởng quá cao cũng như không có quỹ đất nên chỉ có thể duy trì trong không gian vỏn vẹn 30m2 với máy móc thô sơ.

Hai vợ chồng đã nhiều năm đi đi về về kêu gọi, nhờ cậy các cấp chính quyền hỗ trợ để phát triển nghề nhưng vẫn không nhận được sự trợ giúp. Việc sản xuất tại xưởng của anh chị cũng gặp nhiều khó khăn, từ khâu mua nguyên liệu than đá, các doanh nghiệp không bán số lượng nhỏ lẻ nên anh chị phải mua than trôi nổi trên thị trường với giá thành cao hơn nhiều lần.

Nỗi lo nghề thất truyền

Trò chuyện một lúc, chị Bình nghỉ tay, mở điện thoại giới thiệu với tôi về tài khoản Facebook, thông qua mạng xã hội, anh chị mong muốn tìm được những người trẻ yêu nghề để có thể truyền lại nghề này cho đời sau. Bao nhiêu năm mòn mỏi tìm kiếm, hỗ trợ tốt nhất có thể nhưng vẫn chưa có ai bám trụ với nghề.

Từ khi sử dụng mạng xã hội, nhiều người biết đến và thậm chí tìm đến tận nơi để xem và mua hàng. Không chỉ khách nội địa mà nhiều đoàn khách nước ngoài từ Trung Quốc, Nhật Bản và các nước châu Âu cũng về đây vì yêu thích sản phẩm mỹ nghệ than đá. Trước đây, các sản phẩm bán khá chạy nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, không có khách du lịch nên chỉ sản xuất để cầm chừng.

Nghe chị Bình kể lại, đã từng có đoàn thương nhân Trung Quốc đến tận nhà ngỏ ý hợp tác, đầu tư máy móc hiện đại và hỗ trợ khoản chi phí lớn để anh chị mở rộng sản xuất với điều kiện dạy nghề cho công nhân của họ. Mặc dù đang ở giai đoạn khó khăn nhưng vợ chồng chị đã từ chối vì nghĩ rằng nếu truyền nghề này ra nước ngoài thì nó không còn là nghề truyền thống của riêng mình nữa.

“Vợ chồng tôi cố gắng lắm thì cũng chỉ duy trì được khoảng chục năm nữa thôi. Nếu không có người nối nghiệp thì chắc nó sẽ dừng lại ở đây, sau này thứ còn lại chỉ là tàn dư. Chúng tôi hy vọng tỉnh nhà có sự quan tâm hơn, hỗ trợ cho vay vốn, thuê quỹ đất để có thể mở xưởng, có điều kiện tốt hơn thì cũng dễ thu hút và đào tạo nhân công hơn. Vợ chồng chúng tôi luôn sẵn sàng truyền nghề cho những người thực sự tâm huyết vì đây là nghề truyền thống của gia đình, là nghề chỉ có ở Quảng Ninh, nếu mất đi thì thật sự đáng buồn”, chị Bình bộc bạch.

Đó chính là nỗi trăn trở của vợ chồng anh Quyết, chị Bình nói riêng và những đứa con đất mỏ nói chung, luôn mong muốn giữ được hồn quê hương qua chất liệu đặc trưng của quê hương mình.

Theo Phan Loan/baophapluat.vn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh

Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh

LNV - Bao đời người đã qua, bao mùa ăn lúa mới đã qua nhưng cách làm gốm vẫn thế, người đời trước truyền lại cho đời sau, đời sau nữa. Những bàn chân của các amí lấy đất về buôn, những bàn chân mở ra vòng tròn khép kín vô tận quanh chiếc bàn xoay thủ công. Những đôi tay nhuộm nâu vàng tỉ mẩn với nước và đất để tạo tác. Những khoảnh sân nhỏ luôn sực mùi rơm khói và đất chín trong cuộc chơi của lửa. Lửa bùng lên lúc mạnh lúc yếu, khói trùm lên lúc đậm lúc nhạt. Đất chìm trong lửa, lửa nhiệt nồng với đất để cuối cùng các sản phẩm gốm Yang Tao được hình thành. Lửa hòa vào trong đất, phục sinh trong đất thành những sản phẩm hữu dụng để khi bàn tay người chạm vào chỉ còn mênh mang hơi thở của đất và lửa.
Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh

Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh

LNV - Làng nghề mây tre đan xã Hoằng Thịnh, Hoằng Hóa (Thanh Hoá) với hàng trăm năm lịch sử và phát triển không chỉ là điểm sáng của vùng quê mà còn là biểu tượng văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi

Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi

LNV - Được biết đến là làng gốm cổ xưa nhất xứ Nghệ, trải qua bao thăng trầm, hiện làng nồi đất Trù Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) vẫn giữ được hồn cốt quê hương, giản dị mà bền lâu. Trước nguy cơ bị xóa sổ, mai một, thì nay làng nồi đang được tiếp sức, hồi sinh.
Có 331 làng nghề, truyền thống được công nhận

Có 331 làng nghề, truyền thống được công nhận

LNV - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hà Nội, trên địa bàn Hà Nội hiện có 331 làng nghề truyền thống được công nhận thuộc địa bàn 25 quận, huyện, thị xã của Thành phố.
Bắc Ninh: Làng nghề mộc Bình Cầu hồi sinh

Bắc Ninh: Làng nghề mộc Bình Cầu hồi sinh

LNV - Trải qua hơn 400 năm phát triển và hội nhập, làng nghề gỗ Bình Cầu, xã Hoài Thượng ở thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã khẳng định thương hiệu trên thị trường, góp phần mang lại những giá trị kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người dân tại địa phương.
Bát Tràng đưa thương hiệu gốm Việt ngày càng vươn xa

Bát Tràng đưa thương hiệu gốm Việt ngày càng vươn xa

LNV - Đến nay, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) có hơn 50 sản phẩm gốm sứ đạt OCOP từ 3 đến 5 sao. Cùng với chiếm lĩnh phần lớn thị trường tiêu thụ trong nước, gốm Bát Tràng còn được xuất khẩu tới nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ…

Tin khác

Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024: Hội tụ hàng nghìn sản phẩm đặc sắc

Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024: Hội tụ hàng nghìn sản phẩm đặc sắc

LNV - Sự kiện do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức từ ngày 3-6/10/2024. Tại đây, trưng bày phong phú nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc, tinh xảo, cùng những sản phẩm đoạt giải cao trong các hội thi sản phẩm làng nghề của thành phố Hà Nội…
Đà Nẵng: Nghề làm bánh tráng Tuý Loan là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Đà Nẵng: Nghề làm bánh tráng Tuý Loan là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

LNV - Sáng ngày 5/10/2024, trong khuôn khổ phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, UBND xã Hòa Phong tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chính thức ghi nhận "Nghề làm bánh tráng Túy Loan" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc của một nghề thủ công truyền thống đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế hệ tại làng Túy Loan.
Luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương

Luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương

LNV - Chuyển đổi từ sản phẩm thủ công làng nghề sang các sản phẩm OCOP là hướng đi mới phù hợp với xu hướng, góp phần đưa sản phẩm của Hải Dương vươn xa hơn trên thị trường, tạo luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương.
Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024

Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024

LNV - Tối ngày 10/10, tại Cung Triển lãm kiến trúc - quy hoạch xây dựng Quốc gia, số 1 Đỗ Đức Dục, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024 (Hanoi Gift show 2024).
Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024

Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024

LNV - Chiều 10/10, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ trao giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024.
Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề

Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề

LNV - Với 1.350 làng nghề và làng có nghề, doanh thu đạt hơn 24.000 tỷ đồng/năm, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề trên địa bàn Hà Nội đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế của thành phố. Tuy nhiên, hiện còn nhiều khó khăn, bất cập đang làm hạn chế tiềm năng của làng nghề, cần thành phố quyết liệt tháo gỡ.
Hoạ sĩ trẻ đam mê nghệ thuật sơn mài truyền thống

Hoạ sĩ trẻ đam mê nghệ thuật sơn mài truyền thống

LNV - 50 tác phẩm sơn mài của họa sĩ Chu Nhật Quang sẽ được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội vào dịp 10/10- Triển lãm khai mạc dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. triển lãm không chỉ là dịp để chàng họa sĩ trẻ giới thiệu những tác phẩm sơn mài Việt Nam tới công chúng yêu hội họa mà còn là sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa di sản văn hóa và đổi mới sáng tạo.
Làng nghề truyền thống Minh Khai có nhiều sản phẩm OCOP

Làng nghề truyền thống Minh Khai có nhiều sản phẩm OCOP

LNV - Xã Minh Khai, huyện Hoài Đức được nhắc đến là một làng quê truyền thống có nhiều nghề nhất Hà Nội. Nơi đây là cái nôi của nghề làm bún, miến với chất lượng thơm ngon ít nơi nào sánh được.
Đẩy mạnh hoạt động marketing để   xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam

Đẩy mạnh hoạt động marketing để xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam

LNV - Sáng 9-10, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam giao cho Trung tâm Khoa học và Công nghệ Phát triển Làng nghề phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội thảo: "Tư vấn nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam". Đây là đề án thuộc Chương trình Khuyến công quốc gia năm 2024 của Bộ Công Thương.
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch

Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch

LNV - Dệt thổ cẩm Xí Thoại là một nghề truyền thống lâu đời của người dân tộc thiểu số Ba Na thuộc xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân được UBND tỉnh Phú Yên công nhận Làng nghề truyền thống năm 2023. Hiện thổ cẩm của Làng nghề trở thành một trong những sản phẩm du lịch văn hóa cộng đồng thôn Xí Thoại.
Chi cục PTNT tỉnh Thái Nguyên tham dự Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024

Chi cục PTNT tỉnh Thái Nguyên tham dự Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024

LNV - Từ ngày 3 - 6/10/2024, tại Trung tâm triển lãm Nông nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (tại số 489 đường Hoàng Quốc Việt, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024
Hưng Yên: Làng nghề cây cảnh ảnh hưởng nặng sau mưa lũ

Hưng Yên: Làng nghề cây cảnh ảnh hưởng nặng sau mưa lũ

LNV - Huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên được biết đến là vựa cây cảnh lớn nhất miền Bắc, cung cấp lượng lớn hoa, cây cảnh phục vụ các dịp lễ, Tết. Thế nhưng ngập úng diện rộng lâu ngày do nước sông Hồng dâng cao sau bão số 3 đã khiến hàng nghìn hecta cây trồng, quất cảnh bị hư hại. Tổn thất quá nặng nề, các hộ trồng cây đang đau đáu nỗi lo làm lại từ đầu.
Hồi sinh nghề gốm cổ tại buôn Dơng Bắk

Hồi sinh nghề gốm cổ tại buôn Dơng Bắk

LNV - Tại buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, nghề làm gốm cổ đang đứng trước nguy cơ lụi tàn. Đây từng là cái nôi của nghề gốm truyền thống, nhưng hiện tại chỉ còn lại rất ít nghệ nhân kiên trì với nghề, chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

LNV - Trong 2 ngày 26 - 27/9, các đoàn kiểm tra của thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) đã tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn điện đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn phường Phong Khê- làng nghề ô nhiễm nhất tỉnh Bắc Ninh. Đã có 12 cơ sở sản xuất giấy ở Phong Khê viết đơn xin dừng hoạt động.
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), ngày 20/9, Đảng ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Cẩm Thanh, TP. Hội An cho hay, vừa tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày đồng khởi giải phóng xã Cẩm Thanh (27/9/1964 - 27/9/2024). Đây là dịp để ôn lại trang sử hào hùng của quân và dân địa phương trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Tân Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

Tân Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

LNV - Phát biểu trước Quốc hội, tân Chủ tịch nước Lương Cường cho biết sẽ nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Chủ tịch nước theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó.
TRỰC TIẾP: Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 8, tiến hành bầu Chủ tịch nước

TRỰC TIẾP: Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 8, tiến hành bầu Chủ tịch nước

LNV - Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào sáng mai (21/10) theo hình thức tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự đối với chức danh Chủ tịch nước ngay trong ngày làm việc đầu tiên. Quy trình này được thực hiện theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh

Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh

LNV - Bao đời người đã qua, bao mùa ăn lúa mới đã qua nhưng cách làm gốm vẫn thế, người đời trước truyền lại cho đời sau, đời sau nữa. Những bàn chân của các amí lấy đất về buôn, những bàn chân mở ra vòng tròn khép kín vô tận quanh chiếc bàn xoay thủ công. Những đôi tay nhuộm nâu vàng tỉ mẩn với nước và đất để tạo tác. Những khoảnh sân nhỏ luôn sực mùi rơm khói và đất chín trong cuộc chơi của lửa. Lửa bùng lên lúc mạnh lúc yếu, khói trùm lên lúc đậm lúc nhạt. Đất chìm trong lửa, lửa nhiệt nồng với đất để cuối cùng các sản phẩm gốm Yang Tao được hình thành. Lửa hòa vào trong đất, phục sinh trong đất thành những sản phẩm hữu dụng để khi bàn tay người chạm vào chỉ còn mênh mang hơi thở của đất và lửa.
Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh

Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh

LNV - Làng nghề mây tre đan xã Hoằng Thịnh, Hoằng Hóa (Thanh Hoá) với hàng trăm năm lịch sử và phát triển không chỉ là điểm sáng của vùng quê mà còn là biểu tượng văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Gia Lai: Sức trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới

Gia Lai: Sức trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới

LNV - Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động