Độc đáo: Chợ đường Kiên Giang toàn bán cá, tôm đặc sản, tươi ngon

TBV - Tôi gọi “chợ đường”, vì số đông người bán, người mua ngay trên đường phố. Mặt hàng là hải sản, ngư dân khai thác trên biển - nằm cạnh ngôi chợ này. Khách hàng gồm nhiều tầng lớp, cùng sở thích mua tại nguồn.
Chợ nằm trong công viên Bãi Dương, cạnh đường Tôn Đức Thắng, xôm tụ nhất là đoạn gần công viên Trần Quang Khải, TP Rạch Giá (Kiên Giang).

Chợ… bên đường

Cứ trời vừa sáng là “chợ đường” hình thành. Phía biển, những chiếc thuyền khai thác hải sản cập bến mang theo nhiều sản vật như: cá, tôm, cua, ghẹ… Gọi là thuyền cho “sang” chứ các phương tiện này dân miền Tây Nam Bộ gọi là vỏ, hoặc ghe.

Chúng được thiết kế theo kiểu vỏ đò, mũi bằng, khoan rộng, có mui phía sau, tải trọng chỉ vài ba tấn. Động cơ đẩy thuyền là những loại máy chạy bằng dầu diesel thông dụng, tùy vào điều kiện của từng người, nhưng thường là những loại máy D do Trung Quốc sản xuất.


“Chợ đường”, nhóm họp bên đường Tôn Đức Thắng (TP Rạch Giá).


Còn bến ở đây là một đoạn kè biển, thuộc khu lấn biển mở rộng TP Rạch Giá. Từ bờ kè lên đến đường Tôn Đức Thắng là một khoảng đất trống được quy hoạch xây dựng công viên, nhưng đoạn này dự án chưa được triển khai chỉ có cây dương, cỏ dại và rác.

Thuyền cập bến, neo đậu chắc chắn. Những người đàn ông, đàn bà, có cả trẻ em bưng bê những khay, thau, rổ, chậu… đựng lưng, đầy các loại hải sản lên bày ra hàng ngang bên lề đường. Không cần vẫy tay, không cần mời gọi, những người đi tập thể dục ngang tạt vào, xe máy, ô-tô trên đường dừng lại.

“Tôm này hôm nay nhiêu ký?”. “Trăm bảy ký!”. “Trăm rưỡi đi”. “Hôm nay có cá lù đù không chị?”. “Có, chị chờ chút!”. “Anh ơi, bưng khay cá lù đù lên đi”. “Mực hôm nay nhìn ngon quá hén!”. “Hôm nay mực lớn hơn hôm qua đó anh”… Câu hỏi, câu trả lời, giọng nói, tiếng cười, tiếng động cơ xe và nhiều âm thanh khác nhộn nhịp một khúc đường. “Chợ đường” bắt đầu vào phiên chính.


Rất đông người đến mua hải sản ở công viên Bãi Dương (Kiên Giang).


Người dân cho biết, “chợ đường” hình thành cách đây khá lâu. Trên toàn tuyến công viên Bãi Dương và đường Tôn Đức Thắng không chỉ một chợ, có khi hai, hoặc ba chợ cùng nhóm một lúc. Trò chuyện với một nhóm ngư dân, tôi mới biết, những ngư dân làm nghề đặt lú trên biển đã hình thành nên từng nhóm nhỏ có mối quan hệ thân tình, bà con với nhau. Mỗi nhóm từ vài chiếc thuyền, đến hơn chục chiếc, và mỗi chiếc thuyền cũng là một gia đình.

Họ cùng ra biển, cùng lao động, cùng về bến, cùng bán sản vật vừa khai thác được, để cùng về nhà, rồi cùng nhau lai rai (nhậu), chờ đến lúc lại cùng ra biển. Và việc họ thành lập nên các nhóm còn để cùng nhau canh trộm - những phần tử chuyên đi trộm ngư cụ của ngư dân.

Mặt trời lên, qua khung giờ từ 6 đến 7 giờ sáng “chợ đường” bắt đầu vắng dần. Người mua ít lại, người bán ít đi. Nhưng trên đoàn tuyến, đâu đó “chợ đường” vẫn duy trì, bán đến tận chiều.

Và… chuyện mưu sinh!

Sáng 29-4, Danh Chinh và những người bạn trong nhóm ngư dân ai cũng cười nói vui vẻ. Sáu chiếc thuyền đậu cặp nhau tại bến, Chinh và những người đàn ông sau khi giúp vợ đưa hết những khay, chậu lên “chợ”, các anh ngồi lựa lại mớ cá phân. Vừa làm việc, các anh vừa tán chuyện.


Những chiếc thuyền làm nghề đặt lú biển của Chinh và những người bạn.


“Chắc hôm nay bọn chúng nghỉ lễ, nên không thấy bóng”, Bình nói. “Ừ! Ăn trộm còn có ngày lễ, còn bọn mình…”, Chinh bỏ lửng câu, rồi cười giòn tan. “Vậy chứ vợ chồng tôi đêm có dám ngủ đâu”, anh Nguyên ngồi trên thuyền đằng xa nói vọng lại.

Nhìn thấy tôi đưa máy ảnh lên, Chinh cười, nói: “Hôm qua cũng có người đến đây quay phim, chụp hình như anh”. Chinh cho biết, mình nói đến bọn “hải tặc” chuyên đi trộm ngư lưới cụ của ngư dân.

Thời gian qua, công an các địa phương có biển ở Kiên Giang, Cà Mau đã lập chuyên án bắt được nhiều băng trộm ngư lưới cụ của ngư dân, nhưng xem ra tình hình vẫn chưa giảm. Bọn này dùng vỏ đặt máy công suất lớn, chờ sơ hở là chúng ra tay cắt lưới, kéo lú của ngư dân. Khi bị phát hiện, chúng manh động chống trả, yếu thế thì bỏ chạy.

“Chỉ mới hôm qua, anh Thắng mất cả trăm cái lú, đi toi mấy chục triệu đồng”, Bình chỉ tay về phía một người đàn ông, khoảng 40 tuổi đang ở trần.

Tôi bước lần sang mũi thuyền của Thắng, hỏi: “Cá này bán sao?”. “Đây là cá phân. Hải sản lộn xộn, nhỏ, rẻ tiền, không còn tươi… Loại này bán 4.000 đồng/kg, làm thức ăn cho heo, súc vật”, Thắng giải thích.


Bình (ở trần) giúp vợ đưa hải sản từ ghe lên “chợ”.


“Vừa bị trộm, sao vui vậy”, tôi hỏi nhằm chuyển đề tài. “Tôi rầu thúi ruột. Mới vay thêm 30 triệu để mua lại số lú bị mất. Mấy ông kia thì vui. Hôm qua, ai cũng lỗ tiền dầu. Hôm nay, ông nào cũng trúng. Cái nghề hạ bạc chỉ cầu suôn sẻ!”, Thắng giọng buồn.

Nhóm của Chinh có khoảng 14 gia đình, cùng ngụ ấp Tà Keo Vàm, xã Phi Thông, TP Rạch Giá. Đây là một khu vực có đông đồng bào dân tộc Khmer sống phụ thuộc vào ruộng, rẫy, làm thuê và đi biển. Nhưng phần đông làm nghề cào con ngao trâu, còn gọi là hến trâu bán cho những người nuôi vịt, hoặc những vuông tôm.

“Làm nghề cào hến tổn sức quá, phải dầm mình dưới biển. Cực quá, anh em đánh liều vay tiền ngân hàng, mua vỏ máy lớn, chuyển nghề. Trong ấp, những người làm nghề lú như chúng tôi đã lên đến vài chục hộ”, Chinh bộc bạch.

Để có phương tiện làm nghề, mỗi người còn nợ ngân hàng từ vài chục triệu đến trăm triệu đồng. Nhiều người ở Phi Thông rất muốn chuyển từ nghề lặn cào ngao trâu sang nghề đặt lú nhưng chưa đủ điều kiện, hoặc chưa dám. Bởi tổng số tiền mua vỏ máy và ngư lưới cụ lên đến khoảng 140 triệu đồng, là một khoảng tiền lớn đối với người nông dân.

Bất ngờ khi tôi biết trong nhóm chưa ai đến 40 tuổi, có người chỉ hơn 20. Chinh là người dân tộc Khmer chính hiệu, năm nay mới 32 tuổi, đã gần chục năm làm nghề hạ bạc. Còn Bình chỉ mới 24 tuổi nhưng cũng có ba thâm niên trong nghề đặt lú trên biển. Trước đây Bình sống với cha mẹ ở phường An Hòa (TP Rạch Giá), nhưng cưới vợ Bình đã chuyển vào Phi Thông sống hai năm nay. Còn Nguyên và Thắng cũng mới hơn ba mươi tuổi cũng đã có vợ, con. Chinh bảo: “Nắng mưa và cuộc sống của nghề hạ bạc đã làm cho bọn em già đi, xấu đi”.

Thấy nhóm Chinh đang vui nên tôi không đề cập đến việc “chợ đường” tự phát và ngày một đông đúc. Cũng như chưa bàn đến nghề khai thác hải sản ven bờ mà nhóm của Chinh và những người bạn là thành viên. Chuyện nguồn lợi hải sản cạn kiệt và câu chuyện chuyển đổi ngành nghề cho những người làm nghề khai thác ven biển… thời sự hơn lúc nào hết. Nhưng xem ra Rạch Giá, Kiên Giang vẫn bình lặng.

Chiều nay, Chinh, Bình, Nguyên, Thắng và nhóm bạn lại lái thuyền dong ra biển. Trên thuyền, những người phụ nữ lo liệu bữa cơm chiều. Những cặp vợ chồng trẻ làm nghề hạ bạc ăn ngủ trong thuyền, ngay trên mặt biển. Họ còn có nhiệm vụ canh trộm, trước khi kéo lú thu về thành quả. Một đêm căng sức trên biển, khi vầng dương vừa nhú, họ hướng mũi thuyền về bến.

“Chợ đường” lại nhóm họp vào mờ sáng ngày mai.

Theo Việt Tiến/Nhân dân

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

LNV - Ngày 18/04/2025, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã trang trọng tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam đợt 2, lần thứ XI năm 2024. Sự kiện nhằm tôn vinh những cá nhân và dòng họ có đóng góp xuất sắc trong việc bảo tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống của dân tộc.
Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

LNV - Nước mắm Long Thủy, xã An Phú, TP Tuy Hòa mang trong mình toàn bộ tất cả những tinh hoa của vùng biển Phú Yên. Đó là sự kết hợp hài hòa và độc đáo giữa dòng cá cơm than tươi ngon và muối biển tinh khiết Sông Cầu không lẫn tạp chất, tạo ra vị nước mắm thơm ngon, nhẹ nhàng và ấm áp.
100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

LNV - Tối 11/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam long trọng tổ chức lễ tôn vinh 100 hợp tác xã (HTX) tiêu biểu, trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025", chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

LNV - Tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh (Đại học Đà Nẵng), khi ra trường, Phạm Văn Bình (SN 1987, ở thôn An Lương, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã dễ dàng tìm được công việc ổn định tại TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, chứng kiến cơ sở nước mắm hơn 40 năm của gia đình đang gặp khó khăn trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, anh Bình đã ấp ủ ý định phục hồi và phát triển nghề truyền thống.
“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

LNV - Cục Sở hữu trí tuệ vừa ban hành Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 533047 cho NHCN “Lát Càng Long”.
Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến nay Làng nghề trồng dâu nuôi tằm thôn Mỹ Thạnh Tây, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên vẫn tồn tại và phát triển bền vững, góp phần đưa xã Hòa Phong đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về sản xuất năm 2024.

Tin khác

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi

LNV - Ngay từ 7h30 sáng ngày 10 tháng 4, tại khu chợ cổ làng Ước Lễ - ngôi làng nổi tiếng 500 năm với nghề giò chả truyền thống, hàng chục tay thợ đã sẵn sàng giã những mẻ giò đầu tiên cùng với cối, chày. Với những người thợ, nghề truyền thống đã ăn sâu vào tim, dù lâu lâu mới được thể hiện, họ vẫn say sưa vào cuộc nhiệt tình.
Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải

LNV - Ông Nguyễn Dư (SN 1948) hay còn gọi là "ông Dư Bài chòi" ở thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn được xem là một di sản sống của nghệ thuật Bài chòi dân gian và văn hóa làng biển Nhơn Hải.
Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội

LNV – Chiều ngày 12/4 (tức ngày 15/3/2025 âm lịch) tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã diễn ra lễ đón nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội”, đồng thời trao bằng công nhận “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội” là nghề truyền thống Hà Nội.
Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề đúc đồng ở làng Trà Đông (Thanh Hóa) vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng, tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay.
Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt

LNV - Sáng ngày 7/4/2025 (tức ngày 10 tháng Ba năm Ất Tỵ) Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 được trang trọng tổ chức tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, đỉnh Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà

LNV - Là một trong 19 cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Xạ Phang có dân số khoảng hơn 2.000 người, cư trú thành bản, theo dòng họ. Đến bản Thèn Pả, xã Sa Lông, huyện Mường Chà, bạn dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ dân tộc Xạ Phang đang cần mẫn may trang phục bên hiên cửa. Thoạt nhìn có vẻ đơn giản, nhưng khi “zoom” kỹ từng chi tiết hoa văn, đường thêu mới thấy được sự công phu, tinh xảo.
Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri

LNV - Hơn trăm năm qua, nghề đan đát ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của người dân miền Tây sông nước. Tuy nhiên, khi công nghiệp ngày càng phát triển, làng nghề truyền thống này đang dần bị mai một là điều khó tránh khỏi. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn làng nghề đan đát gắn với phát triển du lịch, bảo vệ môi trường để khôi phục, phát triển làng nghề.
Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại

LNV - Là giảng viên bộ môn Then của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc, nghệ nhân Nguyễn Xuân Bách có điều kiện và tâm huyết gắn bó cuộc đời mình với sự nghiệp gìn giữ và bảo tồn nghệ thuật hát Then của các dân tộc Tày-Nùng vùng miền núi phía Bắc.
Nghề ăn cơm dưới đất,  làm việc trên trời

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời

LNV - Đối với đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang, cây thốt nốt từ lâu đã trở nên thân quen, gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Những sản phẩm từ cây thốt nốt được nhân dân tận dụng để phát triển kinh tế, hình thành nên nhiều đặc sản trứ danh. Trong đó, nghề làm đường thốt nốt không chỉ giúp người dân có thu nhập ổn định mà còn được gìn giữ qua nhiều thế hệ và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang

LNV - Trải qua bao thăng trầm, làng nghề dệt thổ cẩm của các nghệ nhân đồng bào Khmer ở ấp Srây Skốth, xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống.
Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân

LNV - Là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống với tuổi đời hàng trăm năm, huyện Thọ Xuân luôn chú trọng hỗ trợ, khuyến khích các địa phương gìn giữ và phát triển nghề. Việc duy trì và phát triển các làng nghề không chỉ góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, mà còn là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm

Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm

Mặc dù đã có công việc ổn định từ nghề môi giới bất động sản, nhưng anh Phạm Văn Bình (38 tuổi), ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam vẫn quyết định về quê để gầy dựng nghề làm nước mắm gia truyền, với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng.
Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan

LNV - Chiều 7/4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến thăm cơ sở trưng bày gốm sứ truyền thống của gia đình Rakhimov.
Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

LNV - Mỗi năm, doanh thu đến từ các làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội đạt hơn 1 tỷ USD, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế của Thủ đô. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức cạnh tranh thị trường ngày càng tăng cao với sự góp mặt của hàng hóa ngoại nhập thì việc tìm hướng đi mới phù hợp xu thế hiện đại là hành động cấp thiết để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống của Thành phố, trong đó có nghề rèn tại làng Đa Sỹ.
Làng nghề nuôi cá triệu đô

Làng nghề nuôi cá triệu đô

LNV - Huyện Bình Chánh đang triển khai kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề cá kiểng tại xã Bình Lợi, nơi có tổng diện tích nuôi cá cảnh trên địa bàn khoảng 60ha. Riêng xã Bình Lợi, diện tích nuôi cá koi, chép Nam Dương và chép Nhật đã đạt khoảng 20ha. Đây được xem là mô hình kinh tế nông nghiệp đô thị hiệu quả, thu hút nhiều hộ dân tham gia sản xuất. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nước dồi dào và kinh nghiệm nuôi cá kiểng lâu năm của người dân, Bình Lợi đang từng bước trở thành trung tâm sản xuất cá cảnh quy mô lớn của TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

LNV - Ngày 18/04/2025, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã trang trọng tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam đợt 2, lần thứ XI năm 2024. Sự kiện nhằm tôn vinh nhữ
50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.

LNV - Đoàn kiều bào gồm 50 đại biểu từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Thị Kim Hoa dẫn đầu, đã có một số hoạt động tại Tuyên Quang.
Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Là địa phương được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm, bởi vậy huyện Thọ Xuân luôn quan tâm hỗ trợ, khuyến khích để các địa phương duy trì và phát triển nghề, các làng nghề. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây cũng là nguồn lực quan trọng, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thúc đẩy công cuộc XDNTM của toàn huyện.
Hà Nội  trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

LNV - Sáng 18/4, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

LNV - Nước mắm Long Thủy, xã An Phú, TP Tuy Hòa mang trong mình toàn bộ tất cả những tinh hoa của vùng biển Phú Yên. Đó là sự kết hợp hài hòa và độc đáo giữa dòng cá cơm than tươi ngon và muối biển tinh khiết Sông Cầu không lẫn tạp chất, tạo ra vị nước mắ
Giao diện di động